PGS Họa sỹ Đặng Quý Khoa

Một phần của tài liệu Ebook Hình họa trong đào tạo mỹ thuật: Phần 2 - ĐH Mỹ Thuật Việt Nam (Trang 37)

Tôi xin trình bày rất tóm tắt, điểm thứ nhất mà tôi rất tán thành

213xoay có thể bấm nút để xoay được, người mẫu đặt lên đấy. Sau đó thì ở xoay có thể bấm nút để xoay được, người mẫu đặt lên đấy. Sau đó thì ở

bậc thang các phía xung quanh hình tròn tất cả ba phía, các sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ năm ai thích thì vẽ, vẽ ký họa cũng được, vẽ hình họa cũng được, mà vẽ phác vớ vẩn cũng không sao. Thế mà tôi vô cùng thất vọng khi thấy họ vẽ hình họa như thế, và tôi tự hào. Về sau tôi mới hiểu cái tự hào này là tự hào rởm rằng mình vẽ hình họa giỏi hơn họ (mình tức là cá nhân tôi đấy). Nhưng đến tháng sau, chỉ sau một tháng thôi thì tôi toát mồ hôi, bởi tôi được chứng kiến là ở đó vẫn có những sinh viên theo học hình họa cổ điển. Tôi xin nhấn mạnh chữ cổ điển. Bày mẫu ở đó như nãy tôi nói là sinh viên đứng ở ba phía, còn một phía là một tấm bảng cực kỳ lớn. Thỉnh thoảng các sinh viên vẽ cổ điển xuất hiện, họ học bài giải phẫu. Xem bài giải phẫu của họ tôi toát mồ hôi. Đầu tiên, giáo sư đề nghị họ vẽ hình họa theo đúng góc mà họ nhìn bằng phấn trắng lên cái tấm bảng đó, vẽ bằng phấn để cho dễ xóa, sau đó thì vẽ phấn xanh để tả các cái xương bên trong, sau đó vẽ phấn mầu da cam để tả các cơ. Tôi tưởng thế là đã xong rồi, thế là đã sợ lắm rồi sau đó thì lại có phấn đỏ để tả một số các cơ ở lớp sâu, vì khi người ta chuyển động thì không chỉ có các cơ bên ngoài mà còn các cơ bên trong. Tôi quá sợ nên sau đó tôi mới mon men làm quen. Tôi hỏi, ở thời buổi này các anh vẽ hình họa kỹ như vậy để làm gì? Trong khi mà nước Pháp tôi được chứng kiến là đầy những cái tranh gọi là trên cả trừu tượng thì các anh vẽ cổ điển để làm gì? Họ trả lời là: Thế cậu ở nước nào đến? Tôi trả lời, tôi ở Việt Nam đến! Họ lại nói: uh thế đúng là các anh không biết gì cả. Cho dù hiện đại đến mấy thì nước Pháp và các nước Tư bản nói chung vẫn cần đến tranh lịch sử. Ngoài ta cứ mỗi một đời tổng thống Pháp hay tổng thống Mỹ hay tổng thống một số nước phương Tây khi mà tổng thống lên nhận nhiệm kỳ thì bao giờ Chính phủ cũng mời họa sỹ Cổ điển đến để vẽ chân dung, và bầy trong phòng Lịch sử Chính phủ của các nước này. Vì vậy chúng tôi vẫn còn đất dụng võ, mặc dù rất là ít. Họ đã

hỏi tôi là: Thế ở nước Việt Nam có dòng tranh lịch sử không? Tôi trả lời là rất tiếc là không!

Một phần của tài liệu Ebook Hình họa trong đào tạo mỹ thuật: Phần 2 - ĐH Mỹ Thuật Việt Nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)