NGHIÊN CỨU HÌNH HỌA Ở NGA

Một phần của tài liệu Ebook Hình họa trong đào tạo mỹ thuật: Phần 2 - ĐH Mỹ Thuật Việt Nam (Trang 27)

Họa sỹ Hoàng Anh

Hình họa không chỉ là một trong các loại hình của nghệ thuật tạo hình mà còn là nền tảng của tất cả các nghệ thuật tạo hình theo Chủ nghĩa Hiện thực, là sự đảm bảo, mở ra cho họa sỹ một khả năng vô biên và sự tự do trong việc thực hiện những ý tưởng nghệ thuật. Học tập, nghiên cứu hình họa là điều bắt buộc đối với sinh viên trong các trường mỹ thuật ở Nga. Toàn bộ quá trình tiếp nhận, tích lũy các kiến thức hàn lâm luôn đi cùng với việc giải quyết các hoạt động sáng tạo, nghiên cứu và nhận thức thế giới xung quanh, từ đó đưa chúng thành những hình tượng nghệ thuật.

Trong quá trình giảng dạy môn hình họa, các trường mỹ thuật ở Nga luôn chú trọng cho sinh viên có ý thức, quan niệm đúng và sáng tạo đối với các di sản nghệ thuật (trường phái theo Chủ nghĩa Hiện thực Nga và thế giới). Đào tạo cho họa sỹ tương lai kỹ năng hiểu biết cấu trúc của hình và phát triển từ đó kỹ năng thể hiện một cách ý thức trong không gian. Để làm được điều đó sinh viên được trang bị kiến thức về giải phẫu, phối cảnh, kỹ thuật sử dụng chất liệu vẽ. Ngoài ra sinh viên được đào tạo

áo, trong các điều kiện chiếu sáng khác nhau. Sự chú ý đặc biệt được dành cho đặc điểm mẫu, ngoài ra còn phải quan tâm đến sự hoàn thiện (đẩy sâu các chi tiết chân dung và bàn tay). Ở cả năm 1 và năm 2 người mẫu được đặt trên những phông nền là những mầu cơ bản giúp cho sinh viên dễ dàng phân tích sự va đập của mầu sắc, sự ảnh hưởng của vật mẫu được đặt trong các phông nền khác nhau dưới sự tương tác của ánh sáng (hình họa mầu).

Mục đích của năm thứ 2 là hiểu sâu hơn về hình, cấu trúc cơ thể người nên các bài nghiên cứu nhiều thời gian hơn, đan xen với những bài vẽ ngắn hạn từ những quan điểm khác nhau (vẫn mẫu đó) và phác thảo theo trí tưởng tượng. Ở năm này sinh viên lần lượt học cách nghiên cứu hình họa với các chất liệu khác nhau (chì than, sang ghi, sơn dầu tông sắc tông, đen - trắng, nâu van dich - trắng). Đây là những bài tập bắt buộc giúp cho sinh viên kĩ năng có thể làm việc với nhiều loại chất liệu khác nhau.

Kết thúc năm thứ 2 coi như kết thúc phần đại cương. Các sinh viên sẽ có nguyện vọng và được xét vào học tại các xưởng khác nhau. Các xưởng này mang tên các giáo sư chủ xưởng (sự xét tuyển do mỗi giáo sư chủ xưởng của mỗi sinh viên có nguyện vọng). Các xưởng này mang những phong cách khác nhau do sự ảnh hưởng của giáo sư chủ xưởng đó. Những sinh viên được xét vào cùng một xưởng có tính cách gần với nhau trong sáng tạo và nghiên cứu, quan trọng hơn giữa thầy và trò có cùng một hướng đi, quan hệ thầy trò hết sức gần gũi. Sinh viên hoàn toàn tin tưởng và kính trọng người thầy mà họ đã chọn, người sẽ hướng dẫn họ cho đến khi ra trường.

Dưới sự chỉ đạo chung của giáo sư chủ xưởng và hai giáo sư phụ trách về hình họa và hội họa (hình họa sơn dầu) sinh viên năm thứ 3, 4, 5 làm việc chung với nhau. Vì vậy sự trao đổi và học tập kinh nghiệm lẫn nhau dưới sự hướng dẫn của thầy là một môi trường tốt thúc đẩy tinh thần cho mỗi sinh viên nhất là những sinh viên mới vào xưởng. khả năng khắc họa hình trong không gian bằng phương pháp hình họa,

trong quá trình hoàn thành bài nghiên cứu lần lượt phải tuân thủ các bước:

Đặt hình trên giấy tỷ lệ của phần hình và phần nền, mầu tối và sáng, nhịp điệu và chuyển động.

Xây dựng hình một cách có cấu trúc và chuyển động với sự đặt tỷ lệ. Luận giải các hình dạng (những thuộc tính của nó) bằng những đường nét sáng, tối mầu sắc.

Kết quả là bài nghiên cứu ở đây, yêu cầu truyền đạt tính tạo hình mẫu thực ở hình thức sống động, chắt lọc với ngôn ngữ tạo hình cao. Bài vẽ phải đi từ cái chung đến cái cụ thể, từ cụ thể đến chính thể (chi tiết ở điều kiện chỉnh thể) và logic, sự vươn lên không ngừng đến sự biểu diễn hình, sự nghiêm túc, rõ ràng với tất cả các thuộc tính về chuyển động, vật chất có nội dung.

Ở tất cả các năm học, sinh viên được dành một số giờ học để vẽ các bài ít thời gian, vẽ theo trí nhớ, vẽ theo yêu cầu của giảng viên. Copy các nghiên cứu của các họa sỹ bậc thầy để phát huy khả năng hiểu hình, sự chuyển động của đường nét.

Kết quả đào tạo hình họa ở những năm học đầu tiên (năm 1, 2) yêu cầu sinh viên phải nắm được các kỹ năng, phương pháp của hình họa và dựa trên cơ sở kiến thức các kỹ năng đó làm bài có độ sâu và khó hơn ở năm 3, 4, 5. Năm 1, 2 được coi là 2 năm đại cương.

Ở năm thứ nhất đối tượng nghiên cứu là chân dung người, sinh viên được nghiên cứu cấu tạo đầu người, vẽ nó ở các góc độ, đạt tới sự nghiên cứu kỹ về mặt cấu trúc, bản chất. Tất cả những kiến thức đó đều là cơ sở để sau này làm việc với nhóm chân dung.

Với năm thứ hai đối tượng nghiên cứu chủ yếu của hình họa đen trắng là thân hình con người: mẫu khỏa thân, nghiên cứu bàn tay, bàn chân, và quay lại làm việc với chân dung. Hình họa mầu của năm thứ 2 với yêu cầu tạo hình bán thân cơ thể người, mẫu khỏa thân và mặc quần

Hình họa trong đào tạo Mỹ thuật 195 Năm thứ 4, 5 các bài nghiên cứu nhiều thời gian đan xen với những

bài vẽ nhanh với thế dáng phức tạp được đặt trong những không gian khác nhau. Sự so sánh các đặc điểm chân dung và mối liên hệ kết cấu tạo hình giữa chúng. Công việc với các tư thế nhóm nhằm chuẩn bị cho họa sỹ tương lai việc giải bài toán với các bức tranh. Để hoàn thành những bài nghiên cứu sinh viên phải làm phác thảo từ mẫu thực cho các ý tưởng của mình trong bài thể hiện.

Ngoài những bài tập xuyên suốt quá trình nghiên cứu hình họa của sinh viên. Các trường mỹ thuật ở Nga còn đặc biệt chú ý tới sự đóng góp xây dựng ý kiến giữa các giảng viên. Giữa mỗi học kỳ của một năm học sẽ có một đợt xem bài của sinh viên. Ý nghĩa của nó không chỉ là góp ý cho sinh viên làm việc tốt hơn mà đây còn là dịp các giảng viên rút kinh nghiệm với nhau trong quá trình bày mẫu và hướng dẫn sinh viên. Làm cho chất lượng giảng dạy được nâng cao.

Nhà trường cũng chú trọng tới sự thúc đẩy tinh thần học tập nghiên cứu của sinh viên. Hàng năm tổ bộ môn hình họa đều tổ chức các cuộc thi dành cho những bài nghiên cứu tốt của sinh viên, những bài này được lưu lại trong suốt quá trình một năm của toàn trường và được tổ chức triển lãm vào cuối năm chọn ra top 10 người vẽ hình họa tốt nhất, từ thứ nhất đến thứ mười. Bài vẽ nghiên cứu đứng vị trí thứ nhất sẽ được nhà trường lưu lại và treo trong bảo tàng của trường. Đây cũng là một phòng giáo cụ trực quan đầy sống động và bổ ích cho sinh viên trong quá trình nghiên cứu môn hình họa.

H.A

Một phần của tài liệu Ebook Hình họa trong đào tạo mỹ thuật: Phần 2 - ĐH Mỹ Thuật Việt Nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)