Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam Viện Mỹ thuật Hình họa trong đào tạo Mỹ thuật 223Bài viết này xin bàn về hai nội dung chủ yếu: Ảnh hưởng của hình họa

Một phần của tài liệu Ebook Hình họa trong đào tạo mỹ thuật: Phần 2 - ĐH Mỹ Thuật Việt Nam (Trang 43)

Bài viết này xin bàn về hai nội dung chủ yếu: Ảnh hưởng của hình họa

phương Tây đối với tranh thủy mặc nhân vật Trung Quốc cận hiện đại và việc xác định, điều chỉnh phương hướng để môn hình họa phù hợp, hữu ích đối với chuyên ngành hội họa Thủy mặc truyền thống.

Tranh Thủy mặc nhân vật là tên một dòng tranh Thủy mặc được phân ra theo thể tài tương tự tranh Sơn thủy và Hoa điểu. Tranh Thủy mặc nhân vật cận hiện đại có sự tác động rất lớn từ hội họa phương Tây, đặc biệt là tư duy khối, không gian ba chiều, tả thực chính xác, ảnh hưởng từ môn vẽ nghiên cứu tạo hình cơ thể con người mà ta vẫn quen gọi chung là Hình họa (thuật ngữ tiếng Trung là Su miao, tạm hiểu là yếu tố tạo hình), là đối tượng chính được đề cập trong bài viết này. Quá trình ảnh hưởng trên bắt đầu manh nha từ thời các giáo sỹ phương Tây sang Trung Quốc truyền giáo, qua đó vừa học Trung Quốc họa cùng lúc với truyền bá hội họa châu Âu, trong đó nổi tiếng nhất là giáo sỹ người Ý “Lang Thế Ninh” (Giuseppe Castiglione 1688 - 1766) làm họa sỹ cung đình nhà Thanh trong 50 năm, qua 3 triều vua Khang Hy, Ung Chính, Càn Long. Những bức tranh chân dung Thủy mặc nhân vật trước đó vốn chỉ chú trọng vẽ hình bằng nét và tạo đậm nhạt bằng độ loang của mực, sau đó đã dần bắt đầu có khối.

Sau thời chiến tranh nha phiến (giữa thế kỷ 19), văn hóa phương Tây dần xâm nhập vào Trung Quốc. Đầu thế kỷ 20, Hình họa bắt đầu xuất hiện theo bước chân những người đi du học đầu tiên về nước, trong đó có cả việc Lí Thúc Đồng (Li Shutong 1880-1942), Lưu Hải Túc (Liu Haisu 1896-1994) khởi xướng dùng người mẫu khỏa thân để vẽ. Năm 1912 là năm thứ 2 Cách mạng Tân Hợi, Lưu Hải Túc mới 17 tuổi xây dựng nên trường Mỹ thuật kiểu mới đầu tiên của Trung Quốc tên là Viện Mỹ thuật Đồ họa Thượng Hải (Đồ họa tiếng Hán là vẽ tranh, khác với

khái niệm chuyên ngành Đồ họa ở ta), sau này đổi tên là Trường chuyên khoa Đồ họa Mỹ thuật Thượng Hải. Đến khi Từ Bi Hồng (Xu Beihong 1895 - 1953) sau 8 năm bôn ba châu Âu, khổ luyện nghiên cứu Hội họa tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Paris trở về nước năm 1927, đề cao tư tưởng tả thực, đả phá chủ nghĩa hình thức, tích cực hoạt động nghệ thuật và giảng dạy, làm Viện trưởng Học viện Mỹ Thuật Trung Ương đầu tiên ngay sau khi nước Trung Hoa mới thành lập năm 1949, nhất là khi những lưu học sinh từ Liên bang Xô viết trở về giữa thập kỷ 50, hội họa sơn dầu châu Âu - mà nòng cốt căn bản là môn Hình họa nghiên cứu cơ thể người - được quảng bá rộng khắp Trung Quốc và được hưởng ứng nhiệt liệt.

Theo dòng chảy tất yếu của lịch sử, Trung Quốc họa nói chung và tranh Thủy mặc nhân vật nói riêng đón nhận môn Hình họa bắt đầu từ trong giảng đường chính thống. Hội họa phương Tây có ảnh hưởng mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến Hội họa truyền thống Trung Quốc và làm thay đổi diện mạo của nó. Mặc dù vậy, cho đến nay, sự xuất hiện và ảnh hưởng ngày càng lớn của Hình họa phương Tây trong tranh Thủy mặc nhân vật vẫn là một vấn đề tồn tại nhiều mâu thuẫn, xung đột từ thói quen cầm bút đến chất liệu thể hiện, từ quan niệm nghệ thuật cho đến khác biệt tư duy văn hóa Đông – Tây v.v...

Thủy mặc nhân vật trước hết là một thể tài của tranh Thủy mặc, là bộ phận thuộc hệ thống của Trung Quốc họa. Vì vậy, những nhân tố chính yếu của tranh Thủy mặc nhân vật - giống như Thư pháp - vẫn là nghệ thuật dụng bút chú trọng bút lực, bút ý với chất liệu chính là giấy trắng (thường là xuyến chỉ), mực huyền, triện đỏ, và trên hết là những tiêu chí, tư tưởng nghệ thuật mà nòng cốt là đạo lý của Tam giáo thể hiện qua những bộ Họa luận đồ sộ. Có nhiều Họa luận cổ điển nói về mối

225liên quan “Hình” và “Thần”, trong đó đa phần coi trọng tả thần mà coi liên quan “Hình” và “Thần”, trong đó đa phần coi trọng tả thần mà coi

nhẹ hình. Thủy mặc nhân vật hiện đại giờ tải nạp thêm công phu của môn “Su miao” yêu cầu vẽ hình chính xác, chú trọng tạo khối, ánh sáng, tụ điểm tiêu cự và không gian ba chiều của phương Tây, mâu thuẫn gay gắt với Thủy mặc truyền thống hàng nghìn năm tạo không gian hư thực bằng quan hệ đậm nhạt khô ướt của mực, bút tùy theo ý, quan sát đối tượng kiểu “tán điểm tiêu cự” và thể hiện thế giới chủ quan “ngoại sư tạo hóa, trung đắc tâm nguyên” của văn nhân (Trương Tảo, triều Đường ~ 735-785).

Xã hội hiện đại với việc mọi thứ như phương tiện giao thông, máy móc cơ giới, thiết bị điện tử, trang phục toàn cầu hóa v.v... và nhu cầu vật chất không ngừng tăng cao là vấn đề nan giải với bộ môn nghệ thuật truyền thống vốn cần tốn công khổ sức, tĩnh tâm luyện bút cả chục năm. Thủ pháp cổ điển phù hợp để vẽ các kiến trúc lầu gác cung tẩm, nhân vật thị nữ, quan lại, lễ hội dân gian v.v... ăn vận trang phục đầy tính trang trí thời kỳ trước, giờ làm sao vẽ đối tượng là các cô gái, chàng trai người thành thị ăn vận đơn giản hiện đại thay mốt hàng ngày, dùng đồ điện tử tối tân với bối cảnh không gian kiến trúc cao ốc và cầu vượt. Thêm vào đó, Trung Quốc họa với đặc thù từng nét từng nét bút vẽ nên, lấy nghệ

thuật dụng bút dụng mực làm tiêu chí phân định cao thấp, vì vậy khi

vẽ tranh dài (trường quyển) thì được, lúc vẽ to như các tác phẩm sơn dầu thịnh hành hiện tại dễ gặp các khiếm khuyết: bút pháp “tạp”, bố cục vừa thiếu chặt chẽ mà không thoáng, phô bày mực đen một khoảng to như muốn dọa người, không gây ấn tượng thẩm mỹ tốt cho người xem. Tất thảy làm cho người làm nghệ thuật Thủy mặc nhân vật thời cận hiện đại tuy có vị trí trong giới Mỹ thuật và tác phẩm được định giá cao, lại được cổ súy do phục vụ chính trị xã hội nhưng thực chất giá trị nghệ thuật bị

đánh giá là “thua kém xa so với các thời kỳ Minh, Thanh, đặc biệt là so với thời Đường Tống”. Điều này dẫn đến sự hoài nghi, xem xét đánh giá lại ảnh hưởng 2 mặt của Hình họa đối với tranh Thủy mặc Nhân vật. Tương tự, sau khi Lý Khả Nhiễm tiên sinh (Li Keran 1907- 1989, chủ nhiệm bộ môn Thủy mặc sơn thủy đầu tiên của Viện Trung Quốc họa - Học viện Mỹ thuật Trung Ương; Viện trưởng Viện nghiên cứu Trung Quốc họa) chủ trương đưa Hình họa trở thành môn học cơ sở của chuyên ngành Thủy mặc sơn thủy vào giảng đường Học viện và sau này nhân rộng ra cả nước, thì giờ đây Thủy mặc sơn thủy cũng gặp vấn đề tương tự và trở thành một chủ đề gây tranh cãi.

Việc đánh giá nhìn nhận lại 2 mặt tác động ảnh hưởng của hội họa phương Tây và vấn đề dạy Hình họa châu Âu trong giảng đường chính thống đối với thể tài Thủy mặc nhân vật, ngoài lý do chuyên môn có nguyên nhân nhìn từ một góc độ khác là lý do tâm lý, hiệu ứng từ việc khuyếch trương tinh thần tự hào “dân tộc tự cường” của người Trung Quốc lên cao theo cùng vị thế chính trị, kinh tế của Trung Quốc trên thế giới hiện nay.

Để đóng vai trò “Quốc họa” chủ đạo một cách thực sự, giảm thiểu ảnh hưởng từ cái bóng quá lớn của nghệ thuật phương Tây và không làm mất đi gốc rễ của Thủy mặc kinh điển, yêu cấp cấp bách đặt ra là giải quyết các mâu thuẫn, tác động tiêu cực trên.

Hình họa hiện nay phải điều chỉnh hòa nhập vào Trung Quốc họa mới có thể bảo lưu giá trị của Quốc họa, khắc phục được nhược điểm. Môn học bổ trợ cơ bản của Thủy mặc nói chung phải là Thư pháp, Hình - Thần dựa vào nhau, Hình càng hoàn chỉnh, Thần mới hoàn thiện, mới có thể gọi là “Hình Thần kiêm bị” và đạt đến sự hoàn thiện của tác phẩm. Dùng giấy xuyến chỉ vẽ Thủy mặc mà bắt chước lối vẽ Hình họa

kiểu châu Âu thì phí công vô ích. Đậm nhạt của Thủy mặc không phải để thể hiện sáng tối của Hình họa, lưu khoảng trống trên giấy không phải chỉ để tạo 2 lớp không gian. Có điều giống nhau là, Thủy mặc nhân vật và Hình họa đều là vẽ trực tiếp đối tượng, đều yêu cầu bắt hình khái quát, chính xác vào tốc độ, khi vẽ nên là đầu nghĩ theo quan niệm hình thể của Hình họa, tay dùng kỹ thuật vẽ nét như Thư pháp linh hoạt điều chỉnh, thậm chí có thể biến đổi Hình mà đạt được Thần... Giáo sư Điền Lý Minh (Tian Liming, Viện trưởng Viện Trung Quốc họa, thuộc Học viện Mỹ thuật Trung ương) đại sư vẽ Thủy mặc nhân vật hiện nay cũng cho rằng: “Thủy mặc nhân vật khi kế thừa Văn hóa Trung Hoa cần dựa vào vấn đề cụ thể mà phát huy thế nào. Khi mô tả một nhân vật nào đó, không phải vẽ bản thân đối tượng mà là thể hiện không gian sống của nhân vật. Trong tranh Thủy mặc nhân vật, di sản văn hóa truyền thống rất rộng lớn, mà văn minh đô thị hiện nay cũng là đối tượng trọng yếu, vấn đề là văn minh đô thị và truyền thống văn hóa làm sao gặp được nhau thông qua việc chuyển đổi nội dung hình thức thể hiện. Đây là vấn đề cần phải giải quyết”.

Tạm kết:Vấn đề mà dòng tranh Thủy mặc nhân vật hiện nay đang

gặp phải, cũng là vấn đề của sơn dầu châu Âu và đương nhiên cũng là vấn đề của Mỹ thuật Việt Nam.

Phương pháp vẽ sơn dầu kinh điển của các họa sỹ lừng danh như Rafael, Rembrandt, Ingres... khó có thể giữ nguyên như vậy dùng để vẽ con người và xã hội hiện tại. Nghiên cứu kế thừa để từ đó phát triển những môn cơ bản của nghệ thuật Hội họa như Hình họa thích ứng với hoàn cảnh đối tượng mới là điều không dễ. Nhưng chúng ta không thể mãi trốn tránh bằng cách vẽ lại hình tượng nhân vật giai nhân tài tử xã hội thời xưa, hoặc là đề tài sinh hoạt của người dân tộc thiểu số. Hình

226 Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam - Viện Mỹ thuật Hình họa trong đào tạo Mỹ thuật 227

họa cũng như các môn học Mỹ thuật cơ bản khác suy cho cùng đều phục

vụ mục đích sáng tác. Hội họa phương Tây nói chung và môn Hình họa

nói riêng có mặt ở nước ta gần một thế kỷ qua đã ảnh hưởng sâu sắc đến nền Mỹ thuật Việt Nam, thực ra tác động tích cực và trực tiếp nhất chủ yếu là đối với tranh sơn dầu. Giờ là lúc Mỹ thuật Việt Nam cần nhìn nhận, xác định lại tiêu chí và diện mạo của Hình họa Việt, điều chỉnh cho phù hợp để môn học cơ bản này trở nên hữu ích.

229

Phần 6

Một phần của tài liệu Ebook Hình họa trong đào tạo mỹ thuật: Phần 2 - ĐH Mỹ Thuật Việt Nam (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)