Họa sỹ Nguyễn Quang Cảnh

Một phần của tài liệu Ebook Hình họa trong đào tạo mỹ thuật: Phần 2 - ĐH Mỹ Thuật Việt Nam (Trang 34)

Kính thưa quý vị đại biểu, các quan khách cùng các thầy cô và các em sinh viên thân mến. Tôi xin đại diện cho trường Đại học Mỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh đọc tham luận Phương hướng đào tạo về bộ môn hình họa của trường. Tôi xin báo cáo ngắn gọn.

Thứ nhất là những nguyên nhân tác động đến phương pháp giảng dạy truyền thống, giống như Giáo sư Phạm Công Thành vừa nói là: chúng ta thường cho là hình họa mang tính hàn lâm, thực ra nói từ truyền thống cũng rất khó định nghĩa. Ở Việt Nam từ xưa đến nay, thầy đặt mẫu thì trò vẽ, vẽ từ năm này qua năm khác, nên dẫn đến việc khó thích nghi được với những trào lưu mới, những thay đổi mới. Có 3 nguyên nhân dẫn đến những tác động đối với phương pháp giảng dạy hình họa của trường Đại học Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyên nhân thứ nhất: đó là sự cập nhật thông tin. Vai trò của sự cập nhật thông tin rất nhanh. Các em học sinh bây giờ chỉ cần có 10 nghìn, 15 nghìn là truy cập internet, có thể biết hết mọi thứ về trên thế giới này đang diễn ra cái gì và diễn ra như thế nào. Cho nên xem ra cách đào tạo trong trường Mỹ thuật cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Nguyên nhân thứ hai là gần đây trong các trường, cũng như là các phòng triển lãm thường xuyên có những triển lãm giao lưu quốc tế. Do đó đã du nhập nhiều nguồn văn hóa, nhiều phong cách thể hiện và cũng như PGS. NGND. Lê Anh Vân nói: trong đó có những môn không cần học

sau này các em có thể ra minh họa sách, vì sau này sẽ đụng chạm rất nhiều đến chất liệu đó.

Thực tế ở trường Đại học Mỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh như lúc đầu tôi trình bày, đã xác định phương hướng đào tạo đóng và mở. Từ năm thứ 3 cho đến năm thứ 4 các em đi thực tế hầu như thầy không hướng dẫn, chỉ ra đầu bài các em vẽ bao nhiêu phong cảnh, bao nhiêu bức chân dung, bao nhiêu bức ký họa. Rõ ràng khi để các em tự đi vẽ như vậy có một hiệu quả nhất định. Các bài tập đã mang hơi thở của cuộc sống. Và điều thứ 4 của phương án đào tạo đó là đầu tư trang thiết bị cho việc học hình họa, vì các trang thiết bị xấu, thiếu thốn sẽ không đáp ứng được việc học, thì học không hiệu quả. Vì vậy nhà trường đang sắm lại nguyên một dàn thiết bị từ bục, bệ, vải, quần áo để làm sao những người mẫu và sinh viên hứng thú thực hiện tốt các bài học, để hình họa lôi cuốn các em hơn.

Kết luận:

Trường Đại học Mỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh vẫn xác định hình họa là một môn học vô cùng quan trọng, cơ bản. Trường cung cấp những kiến thức cơ bản cho các em, rồi sau đó các em ra trường tùy nghi thích ứng trong xã hội và kết hợp với những suy nghĩ, tư duy sáng tạo của các em, các em có thể sáng tác, có khả năng sáng tác được. Theo kinh nghiệm cũng như những thực tế cho thấy đa phần những họa sỹ trẻ nổi tiếng ở miền Nam hiện nay đều có quá trình được đào tạo học tập rất tốt ở trong trường Đại học Mỹ thuật Tp.Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Ebook Hình họa trong đào tạo mỹ thuật: Phần 2 - ĐH Mỹ Thuật Việt Nam (Trang 34)