Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam Viện Mỹ thuật Hình họa trong đào tạo Mỹ thuật 199được chọn trong các môn sau:

Một phần của tài liệu Ebook Hình họa trong đào tạo mỹ thuật: Phần 2 - ĐH Mỹ Thuật Việt Nam (Trang 31)

được chọn trong các môn sau:

Thực hành hội họa: yếu tố nền tảng. Thực hành hội họa: Kỹ thuật. Thực hành hội họa: Tranh & mẫu. Thực hành hội họa: Không gian & tranh. Thực hành điêu khắc: Nặn.

Thực hành điêu khắc: Đúc khuôn. Thực hành điêu khắc: Tập hợp, lắp ráp. Thực hành điêu khắc: Hệ thống vận hành.

Nghệ sỹ sáng tạo: Quan niệm và vẽ mẫu theo hình ảnh có hệ thống. Nghệ sỹ sáng tạo: Sự năng động về hệ thống hình ảnh. Nghệ thuật video: Vật liệu, phương tiện và dáng hình biểu lộ. Nghệ thuật video: Lối viết nhất thời (ánh sáng, hình ảnh, màn hình... hình ảnh ảo).

Nhiếp ảnh: Áp dụng bình luận hình ảnh kỹ thuật số. Nhiếp ảnh: Áp dụng chi tiết & phản chiếu.

Nghệ thuật truyền thông: Không gian và đối tượng như chất liệu âm thanh. Hình họa: Quan sát, vẽ và biểu lộ.

Hình họa: Kỹ thuật diễn tả.

Hình họa: Những áp dụng pha trộn kỹ thuật & sáng tạo. Hình họa: Mẫu động.

Thực hành tranh in: Những hình ảnh và chữ khắc, in chụp & kỹ thuật số. Thực hành tranh in: Chế bản & kỹ thuật pô soa.

Thực hành tranh in: Chế bản & kỹ thuật in phẳng. Thực hành tranh in: Chế bản & kỹ thuật in lõm. Hình tượng trong thực hành mỹ thuật. Trường có nhiều loại hình đào tạo, từ dạng cấp chứng chỉ (certificat)

đến cấp bằng (diplome) cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ. Mỗi loại hình đào tạo có yêu cầu dạy và học khác nhau. Ở đây tác giả bài viết chỉ muốn giới thiệu các môn học và phương pháp đào tạo trong chương trình đại học

của Trường Nghệ thuật Thị giác và Nghệ thuật Truyền thôngđể người

đọc tham khảo, thấy được sự đào tạo toàn diện và theo kịp nhu cầu xã hội của họ.

Đối với hệ đại học, để được cấp bằng cử nhân, mỗi sinh viên phải trải qua 90 học trình*. Quy trình diễn ra như sau:

Giai đoạn đầu, sinh viên bắt buộc phải theo học 30 học trình có

tính chất nhập môn là:

Tích hợp đào tạo đại học NTTG & NTTT.

Tính tạo hình và sự vận hành biểu tượng hình ảnh (hội họa, đồ họa, video clip, trình diễn, sắp đặt...)

Vật liệu và sự vận hành biểu tượng trong điêu khắc. Nghệ thuật truyền thông: Hình ảnh tĩnh. Nghệ thuật truyền thông: Hình ảnh động.

Sự thay đổi và tiến triển trong NTTG & NTTT; cái chấp nhận và không chấp nhận đối với Mỹ thuật thế kỷ 20.

Giai đọan 2, khi sinh viên có kết quả 30 học trình trên sẽ tiếp tục được đăng ký học 9 học trình tiếp theo của các môn sau:

Thực hành phản ánh sự sáng tạo.

Phân tích tác phẩm nghệ thuật thị giác, nghệ thuật truyền thông (từ xuất phát tiến gần đến suy lôgich).

Hình ảnh trên màn hình; hình ảnh tưởng tượng; giới thiệu cuộc đời & tác phẩm của những nghệ sỹ thị giác.

201Trên thực tế, Việt Nam đã có nhiều họa sỹ, nhà điêu khắc được đào Trên thực tế, Việt Nam đã có nhiều họa sỹ, nhà điêu khắc được đào tạo hoặc tham quan nền giáo dục Mỹ thuật của nhiều nước trên thế giới. Chắc chắn ai cũng muốn ở Việt Nam có sự đổi mới và cải cách lại các chương trình đào tạo trong các trường Mỹ thuật. Hồ Chủ tịch đã dạy “vì lợi ích 10 năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người”. Trên góc độ giáo dục và truyền đạt tri thức cho thế hệ mai sau luôn là mối quan tâm hàng đầu của tất cả mọi người, vì thế tác giả bài viết này mong gặp được các bài viết khác có tính cung cấp thông tin hoặc các lời bình để có thể giúp các nhà giáo dục Mỹ thuật tìm thấy các nội dung phù hợp nhằm xây dựng được đề án đào tạo Mỹ thuật Việt Nam đạt chuẩn quốc tế.

B.N

Chú thích:

*Phần lớn mỗi cours học tương đương với 3 học trình, tuy nhiên cũng có cours tương đương với 2, 6, 12 học trình hoặc nhiều hơn nữa đối với bậc học cao học và các môn mang tính nghiên cứu sâu.

Nghệ thuật trừu tượng trong hội họa và thực hành. Những loại hình trong thực hành hội họa. Vấn đề đối với điêu khắc: Thiên nhiên.

Vấn đề đối với điêu khắc: Xung quanh cơ thể con người. Vấn đề đối với điêu khắc: Sự phong phú của mẫu. Vấn đề đối với điêu khắc: Những không gian công cộng. Phương tiện truyền thông: Áp dụng, tham dự, truyền thông... Vấn đề đặt ra với tranh khắc: Đa kỹ thuật, sê ri, xuất bản. Nghệ thuật Trình diễn, Sắp đặt.

Giai đoạn 3sinh viên phải có khoảng 30 học trình tự thực hành

nghệ thuật: trong đó có khoảng 9 hoặc 12 học trình học để khẳng định sự phát triển nghệ thuật, đó là các cours sau:

Thực hành hiện nay về nghệ thuật thị giác và truyền thông: (những cái được chấp nhận và không được chấp nhận trong NTTG & NTTT).

Kết cấu của tác phẩm. Tự sáng tác theo quan niệm riêng.

Sinh thái học về cách nhìn: phong cảnh, sự miêu tả.

Và tiếp theo là 12 học trình của môn: viết tổng kết về đề tài đã nghiên cứu. Kết thúc là cours học tương đương 9 hoặc 6 học trình: các hoạt động NTTG & NTTT mang tính tổng hợp.

Như vậy sau khi trải qua các cours học bắt buộc, các cours học tự chọn, và các cours học thực hành cũng như nghiên cứu, sinh viên nào đạt đủ 90 học trình sẽ được cấp bằng cử nhân nghệ thuật. Các cử nhân này không bị ngỡ ngàng khi nghe đến tên các trào lưu nghệ thuật cũ và mới. Họ có đủ khả năng thực hành và nghiên cứu Mỹ thuật, có kiến thức để tự tin hòa nhập vào chuyên ngành Nghệ thuật thị giác & Nghệ thuật truyền thông ở bất cứ đâu.

202 Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam - Viện Mỹ thuật Hình họa trong đào tạo Mỹ thuật 203

Phần 4

Một phần của tài liệu Ebook Hình họa trong đào tạo mỹ thuật: Phần 2 - ĐH Mỹ Thuật Việt Nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)