Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1 (Trang 68)

- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động thông qua mô hình Dupont

t suấ sinh lời vốn cố định

3.2.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Đề giải quyết hạn chế trong việc sử dụng vốn cố định, đặc biệt là tài sản cố định, Công ty nên hoàn thiện phương pháp tính khâu hao, bởi lẽ điều này giúp cho Công ty kiểm soát tốt hơn mức hao mòn của tài sản cố định có trong Công ty. Việc trích khấu hao cơ bản TSCĐ là một hình thức thu hồi vốn đầu tư cho tài sản cố định.

Mức độ chính xác của số tiền trích khấu hao ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệm vụ bảo toàn và phát triển tài sản cố định của Công ty. Nếu tài sản cố định khấu hao hết mà số tiền trích khấu hao cộng dồn lại nhỏ hơn số tiền đầu tư ban đầu TSCĐ thì Công ty sẽ bị thâm hụt vốn, do đó không bảo toàn được vốn. Vì vậy đối với vấn đề phát triển tài sản cố định, tái sản xuất là không thể thực hiện được.

Do vậy tài sản cố định có được bảo toàn và phát triển hay không là phụ thuộc vào cách tính, trích khấu hao hàng kỳ có đúng hay không. Nhất là trong điều kiện khoa học công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì hao mòn vô hình là rất lớn. Nên nó cần được chú ý là làm như thế nào để giảm bớt đi hao mòn vô hình đó. Do đó trong quá trình sử dụng tài sản cố định, Công ty phải có phương pháp tính khấu hao hợp lý.

Để có thể khấu hao hợp lý hơn thì Công ty cần xác định lại tỷ lệ và mức khấu hao đối với từng loại tài sản cố định là khác nhau, cụ thể:

+ Đối với những tài sản cố định chậm bị hao mòn, hoặc không trực tiếp tham gia vào quá trình kinh doanh thì nên áp dụng phương pháp khấu hao cố định như TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc, thiết bị dung cụ quản lý.

+ Đối với tài sản cố định tham gia nhiều vào quá trình kinh doanh như phương tiện vận chuyển, bốc dỡ, có thể áp dụng phương pháp khấu hao nhanh và phương pháp khấu hao giảm dần.

+ Đối với những tài sản cố định đã qua sử dụng nhiều năm thì áp dụng phương pháp khấu hao giảm dần: mức trích khấu hao hàng năm được dựa trên cơ sở nhân tỷ lệ khấu hao của mỗi năm với giá trị ban đầu còn lại của tài sản cố định.

Để có thể thực hiện được biện pháp trên thì cần điều kiện là:

+ Sắp xếp lại các tài sản cố định theo từng nhóm để dễ theo dõi tỷ lệ khấu hao đối với từng loại tài sản cố định.

+ Tận dụng tối đa công suất của TSCĐ.

+ Đổi mới tài sản cố định phải dựa trên nhu cầu thực tế cần có.

+ Trích lập quỹ khấu hao cơ bản và quỹ đầu tư phát triển để tái sản xuất mơ rộng tài sản cố định.

Ví dụ: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 đầu tư thêm một Cẩu tháp

Zoomlion TCN 5013 B-6 mới trị giá là 5.000 triệu đồng với thời gian hoạt động là 10 năm. Với phương tiện này Công ty có thể áp dụng phương pháp khấu hao nhanh là 20%/năm trong ba năm cộng với phương pháp khấu hao giảm dần tính khấu khao trên giá trị còn lại trong bảy năm còn lại. Giả sử năm 2013, hoạt động của dây chuyền này là:

- Số giờ làm việc trong ngày: 8 - Số ngày làm việc/tháng: 26

70 - Số tháng làm việc/năm: 11

- Đơn giá cho một giờ chạy: 3.000.000 đồng. - Không tính đến các chi phí khác.

Mặc dù khấu khao lớn, nhưng sau ba năm thì công ty thu hồi được 3*(5.000*20%) = 3.000 triệu đồng, số còn lại là 5.000 – 3.000 = 2.000 triệu đồng, công ty sẽ áp dụng phương pháp khấu hao giảm dần trên số giá trị 2.000 triệu đồng đó trong bảy năm còn lại:

2*( 7 - 1 +1 ) T71 = = 0,25  M 71 = 2.000*0,25 = 500 (triệu đồng) 7*( 7 +1 ) 2*( 7 - 2 +1 ) 12 T72 = =  M 72 = 428,57 (triệu đồng) 7*( 7 +1 ) 56 2*( 7 - 3 +1 ) 10 T73 = =  M 73 = 357,14 (triệu đồng) 7*( 7 +1 ) 56 2*( 7 - 4 +1 ) 8 T74 = =  M 74 = 285,71 (triệu đồng) 7*( 7 +1 ) 56 2*( 7 - 5 +1 ) 6 T75 = =  M 75 = 214,29 (triệu đồng) 7*( 7 +1 ) 56 2*( 7 - 6 +1 ) 4 T76 = =  M 76 = 142.86 (triệu đồng) 7*( 7 +1 ) 56 2*( 7 - 7 +1 ) 2 T77 = =  M 77 = 71,43 (triệu đồng) 7*( 7 +1 ) 56 Cộng: 2.000 (triệu đồng)

Như vậy nếu thiết bị này hoạt động hết tuổi thọ thì nó vẫn khấu hao đủ, nhưng trong bảy năm cuối cùng thì có mức khấu hao thấp hơn và giảm dần, áp dụng phương

pháp này công ty có thể thu hồi được một tỷ lệ lớn vốn đầu tư cho TSCĐ trong một thời gian đầu. Cho nên trong những năm tiếp theo do có số khấu hao thấp nên công ty có thể bán lại hoặc cho thuê mà vẫn bảo toàn được TSCĐ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1 (Trang 68)