Suất sinh lời tên tiền vay (%) 6,31 12,85 44,

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1 (Trang 57)

Hệ số thanh toán l i vay (Lần) 2,31 4,35 4,76

(Nguồn: Số liệu tính được từ Báo cáo Tài chính)

(1)T suất sinh lời trên tiền vay

Tỷ suất sinh lời trên tiền vay cho biết trong kỳ phân tích khi doanh nghiệp sử dụng 100 đồng tiền vay thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh tốt, đó là nhân tố hấp dẫn nhà quản trị đưa ra quyết định vay tiền đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu này cũng thể hiện tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp. Nhìn vào bảng 2.14 có thể thấy năm 2011, tỷ suất sinh lời trên tiền vay rất cao, lên tới 44,47%, lúc này 100 đồng tiền vay tạo ra tới 44,47 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Tuy nhiên, càng về những năm sau đó, tỷ suất sinh lời trên tiền vay liên tục giảm. Năm 2012, tỷ suất sinh lời trên tiền vay chỉ còn 12,85%, giảm 31,62% so với năm 2011. Năm 2013 tỷ suất sinh lời ở mức

58

thấp nhất trong 3 năm phân tích khi chỉ đạt giá trị 6,31%. Điều này đưa đến một nhận xét là lợi nhuận trước thuế và lãi vay tại công ty đang giảm nhanh trong khi khoản vay ngắn hạn và dài hạn đang có xu hướng giảm xuống. Tuy nhiên, tỷ suất sinh lời trên tiền vay vẫn còn khá lớn và vẫn trong tầm kiểm soát của công ty. Mặc dù vây, việc gia tăng doanh thu, gia tăng lợi nhuận là việc làm cần thiết lúc này để thúc đẩy hiệu ứng đòn bẩy tài chính từ vốn vay.

(2)Hệ số thanh toán lãi vay

Thông qua bảng phân tích 2.12 thì ta có thể thấy rằng hệ số thanh toán lãi vay của Công ty đang có xu hướng giảm. Cụ thể:

Năm 2011, hệ số thanh toán lãi vay đạt giá trị cao nhất là 4,76 lần. Lúc này một đồng chi phí lãi vay luôn được đảm bảo bằng 4,76 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Tuy nhiên, càng về những năm sau thì hệ số này lại giảm xuống. Năm 2012, hệ số thanh toán lãi vay giảm xuồng còn 4,35 lần (giảnm 0,41 lần so với năm 2011). Năm 2013 là năm hệ số thanh toán lãi vay giảm nhanh nhất và đạt giá trị thấp nhất trong ba năm phân tích khi chỉ còn 2,31 lần (giảm 2,04 lần so với năm 2012). Thực tế năm 2013, chi phí lãi vay của công ty đã giảm rất nhiều so với năm 2011, tuy nhiên do lợi nhuận trước thuế và lãi vay giảm nhanh hơn khiến cho hệ số này giảm mạnh. Lợi nhuận của công ty không những không gia tăng mà lại còn giảm nhanh do các khoản chi phí hoạt động lớn khiến cho lợi nhuận thu được giảm nhanh trong khi lãi vay lớn. Điều này cho thấy mức độ lợi nhuận của Công ty đang giảm khả năng đảm bảo khả năng trả lãi. Mặc dù giảm nhưng hệ số này vẫn lớn hơn 1 khá nhiều, vì vậy Công ty vẫn có thể hoàn toàn yên tâm trong công tác trả nợ.

2.3.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu

Bảng 2.12. T suất sinh lời t ên vốn chủ sở h u

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2 13 Năm 2 12 Năm 2 11

Lợi nhuận sau thuế 7.353 19.116 52.735

Vốn chủ sở h u 161.567 172.126 180.275

ROE (%) 4,55 11,11 29,25

(Nguồn: Số liệu tính được từ Báo cáo Tài chính)

Qua bảng trên ta dễ thấy tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu đang có xu hướng giảm qua từng năm. Cụ thể:

Năm 2012 tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là 11,11%, giảm so với năm 2011 là 18,15%, tức là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu được đầu tư thì Công ty thu được

11,11 đồng lợi nhuận, ít hơn năm 2011 là 18,15 đồng lợi nhuận sau thuế. Sang năm 2013, tỷ suất này tiếp tục giảm xuống còn 4,55% (giảm 6,55%). Nguyên nhân của việc giảm tỷ suất sinh lời là do trong năm 2012 lợi nhuận ròng giảm 63,75% so với năm 2011 và năm 2013 giảm 61,53% so với năm 2012 còn vốn chủ sở hữu chỉ giảm xuống với tốc độ giảm là 4,52% năm 2012 và giảm 6,13% năm 2013 nên đã làm tỷ suất giảm trong 2 năm này. Lợi nhuận ròng giảm do tình hình kinh doanh giảm sút, doanh thu giảm, trong khi các khoản chi phí như chi phí quản lý kinh doanh vẫn còn rất cao. Vốn chủ sở hữu giảm do Công ty trích lập, chia lợi nhuận cho các cổ đông nhiều hơn số lợi nhuận thu được hàng năm đã làm cho khoản lợi nhuận để lại bị giảm sút làm cho vốn chủ sở hữu giảm.

Tỷ số ROE có xu hướng giảm cho ta thấy Công ty đang kinh doanh kém hiệu quả dần đi, doanh thu giảm, lợi nhuận giảm. Thêm vào đó ta dễ dàng nhận thấy Công ty không đi vay khá nhiều trong khi vốn chủ sở hữu tương đối thấp so với vốn đi vay. Điều này cho thấy Công ty còn chưa cân đối hài hòa giữa vốn đầu tư của chủ sở hữu và vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn phục vụ cho mục đích mở rộng quy mô kinh doanh. Mặc dù ROE đang giảm đi nhưng có thể thấy Công ty vẫn đang có lợi nhuận từ việc đầu tư bằng vốn chủ sở hữu.

2.3.3. Ứng dụng phương pháp phân tích Dupont để phân tích hiệu quả sử dụng vốn

2.3.3.1. Ứng dụng phương pháp phân tích Dupont chung cho tổng vốn (ROA)

Bảng 2.13. Phân tích ROA theo mô hình Dupont

Chỉ tiêu Năm 2 13 Năm 2 12 Năm 2 11

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (%) 1,26 4,11 5,26 Số vòng quay tài sản (Lần) 0,71 0,56 0,99

ROA (%) 0,89 2,32 5,22

Ảnh hưởng của ROS lên ROA (2,01) (0,65) - Ảnh hưởng của Số vòng quay tài sản

lên ROA (%) 0,58 (2,26) -

Delta ROA (%) (1,43) (2,91) -

(Nguồn: Số liệu tính được từ Báo cáo Tài chính)

Năm 2011-2012: ROA giảm từ 5,22% năm 2011 xuống chỉ còn 2,32% vào năm 2012. Năm 2012, do tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) và số vòng quay tổng tài sản giảm đã kéo theo hậu quả là với 100 đồng tài sản đầu tư tại công ty chỉ đem lại 2,32 đồng lợi nhuận. Năm 2012, cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ ảnh hưởng đến nền kinh tế

60

trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam, nền kinh tế sa sút, lạm phát cao, chi tiêu giảm nên sự ảnh hưởng của nó lên Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 là điều khó tránh khỏi. Mặc dù khả năng quản lý chi phí của công ty đã có sự hiệu quả tuy nhiên khoản chi phí này vẫn còn cao gây ảnh hưởng đến lợi nhuận đã làm ROS giảm 1,15% khiến cho hiệu quả sinh lời trên tổng tài sản giảm 0,65%, mặt khác cũng trong năm 2012, khả năng quản lý tài sản của Công ty cũng giảm, tốc độ quay vòng vốn của tài sản giảm 0,43 vòng khiến cho ROA giảm 2,26%. Tác động tổng hợp của cả ROS giảm và số vòng quay tổng tài sản giảm khiến cho hiệu quả sinh lời tài sản của Công ty giảm mạnh với mức giảm 2,91% hay 100 đồng tài sản năm 2012 đã tạo ra ít hơn năm 2011 là 2,91 đồng lợi nhuận.

Năm 2013, tình hình kinh tế hiện tại đã có sự chuyển biển tốt hơn nhưng vẫn đang trong giai đoạn phục hồi. Trước sức ép của nền kinh tế đang phục hồi cộng với sức ép lớn từ các công ty, tập đoàn xây dựng, bất động sản nổi tiếng khác trên thế giới ồ ạt tấn công vào thị trường Việt Nam đã ảnh hưởng mạnh tới doanh thu của các doanh nghiệp trong nước, trong đó có Công ty HUD1. ROS tiếp tục giảm từ 4,11% xuống còn 1,26%, tác động của ROS giảm khiến cho ROA giảm 2,01%, hay 100 đồng tài sản doanh nghiệp đầu tư đã tạo ra ít hơn năm 2012 là 2,01 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên, tình hình quản lý tài sản của Công ty đã tỏ ra có hiệu quả hơn trước khi số vòng quay tổng tài sản tăng từ 0,56 lần lên 0,71 lần, điều này đã tác động làm ROS tăng 0,58%, lúc này 100 đồng tài sản bỏ ra, thu được nhiều đồng doanh thu thuần hơn. Tác động đối nghịch của ROS và số vòng quay tổng tài sản khiến cho hiệu quả đầu tư vào tài sản giảm 1,43% so với năm 2012.

Tóm lại, qua phân tích Dupont ở trên có thể nhận thấy rằng khả năng sinh lời tài sản của công ty có xu hướng giảm khá nhanh qua các năm, điều này bị ảnh hưởng bởi cả hai nhân tố là ROS và số vòng quay tổng tài sản. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hai yếu tố trên có thể giải thích do ảnh hưởng của cả yếu tố khách quan và nội tại bên trong doanh nghiệp, cụ thể : Do tình trạng kinh tế bất ổn, sự canh tranh mạnh mẽ đến từ các đối thủ mạnh, doanh thu giảm cộng với các khoản chi phí quản lý cao đã làm cho lợi nhuận ròng giảm đã tác động tiêu cực tới các chỉ tiêu sinh lời, chỉ tiêu quản lý của Công ty trong những năm qua

2.3.3.2. Ứng dụng phương pháp phân tích Dupont để phân tích hiệu quả sử dụng vốn theo nguồn hình thành (ROE)

Bảng 2.14. Phân tích ROE theo mô hình Dupont

Chỉ tiêu Năm 2 13 Năm 2 12 Năm 2 11

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (%) 1,26 4,11 5,26 Số vòng quay tài sản (Lần) 0,71 0,56 0,99 Tổng TS/VCSH (Lần) 5,13 4,80 5,60 ROE (%) 4,55 11,11 29,25

Ảnh hưởng của ROS lên ROE (7,71) (6,40) -

Ảnh hưởng của Số vòng quay tài sản

lên ROE (%) 0,92 (8,46) -

Ảnh hưởng của Tổng TS/VCSH lên

ROE (%) 0,23 (3,28) -

Delta ROE (%) ( 6,55) (18,15) -

(Nguồn: Số liệu tính được từ Báo cáo Tài chính)

ROE của công ty trong thời gian gần đây luôn giảm đi. Mặc dù vậy, việc phân tích theo mô hình Dupont lại cho thấy đang có sự thay đổi trong 2 yếu tố cấu thành ROE khiến ROE có xu hướng giảm dần qua các năm, điều này là do ảnh hưởng của 2 nhân tố trong mô hình Dupont, cụ thể:

Trước hết là ảnh hưởng của chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên doanh thu đến ROE, có thể nhận thấy rằng ROS có xu hướng giảm, điều này dẫn đến ảnh hưởng mạnh đến ROE qua các năm. Trong cả 3 năm phân tích, ROS đều tác động khiến cho ROE giảm. Năm 2012, tỷ suất sinh lời trên doanh thu giảm từ 5,26% xuống còn 4,11% khiến cho tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu năm 2012 giảm 6,40% dưới tác động của tỷ suất sinh lời trên doanh thu. Năm 2013 là năm tỷ suất sinh lời trên doanh thu ảnh hưởng mạnh nhất tới tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, do ROS giảm mạnh nhất do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, giá cả nguyên vật liệu tăng cao, lạm phát, tỷ giá có xu hướng tăng, lãi suất vay kinh doanh tăng…khiến cho tốc độ tăng chi phí vượt qua tốc độ tăng doanh thu ở mức lớn nhất so với các năm trước khiến cho lợi nhuận sau thuế có tốc độ tăng chậm hơn doanh thu vì vậy với sự mất cân đối về doanh thu và chi phí năm 2013 đã tác động làm giảm khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu là 7,71%, hay một đồng vốn chủ sở hữu năm 2013 đã tạo ra ít đồng lợi nhuận hơn so với năm 2012 l. Về mặt lý thuyết khi khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu giảm sẽ kéo theo uy tín của doanh nghiệp giảm.

62

Thứ hai là ảnh hưởng của khả năng quản lý tài sản của doanh nghiệp đến hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu: Nhìn vào bảng phân tích ảnh hưởng có thể nhận thấy rằng số vòng quay tổng tài sản của doanh trung bình ở mức 0,75 và đạt mức lớn nhất năm 2011 là 0,99 lần, sau đó có xu hướng giảm dần qua các năm. Chính vì vậy mà tác động cộng hưởng của số nhân khiến cho ROE giảm, cụ thể năm 2012 do số vòng quay tổng tải sản giảm 0,43 lần so với năm 2011 kéo theo ROE giảm 8,46%. Năm 2013, số vòng quay tổng tài sản tăng nhẹ thêm 0,15 lần so với năm 2012 chỉ giúp cho ROE tăng thêm 0,92%. Sự thay đổi của số vòng quay tổng tài sản bị tác động rất lớn từ doanh thu hàng năm và công tác đầu tư cho tài sản.

Thứ ba là ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính lên ROE. Có thể thấy rằng, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 đã sử dụng đòn bẩy tài chính hạn chế dần thể hiện qua chỉ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu giảm từ 5,60 lần năm 2011 xuống còn 4,80 lần năm 2012, với tác động giảm của đòn bẩy tài chính khiến cho ROE giảm đi trong năm 2012 là 3,28%. Điều này cho đã đưa đến một nhận xét, công ty đang dần theo đuổi chiến lược thận trọng hóa, khi đang giảm dần vốn vay ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, sang năm 2013, đòn bẩy tài chính tăng do vốn chủ sở hữu giảm. Nguyên nhân là do công ty trích lập lợi nhuận sau thuế chưa phân phối để chi trả vốn cổ tức. Đòn bẩy tài chính năm 2013 tăng giúp cho ROE năm 2013 tăng thêm 0,23%.

2.3.3.3. Ứng dụng phương pháp phân tích Dupont để phân tích hiệu quả sử dụng vốn theo tốc độ luân chuyển

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)