Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1 (Trang 71)

- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động thông qua mô hình Dupont

3.2.2.Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

t suấ sinh lời vốn cố định

3.2.2.Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

3.2.2.1. Tăng cường công tác quản lý khoản phải thu

Qua phân tích tình hình sử dụng nguồn vốn lưu động của Công ty trong thời gian qua có thể cho ta thấy nhu cầu về vốn lưu động của công ty là khá cao trong khi Công ty vẫn bị một số khách hàng chiếm dụng một lượng vốn điều này nếu không được giải quyết hợp lý thì thiệt hại của công ty là rất lớn. Vậy công tác thu hồi vốn cần được thực hiện nghiêm túc và tích cực. Bên cạnh đó thì doanh nghiệp cũng cần phải cân nhắc đối với từng khách hàng để có biện pháp sao cho có được nguồn vốn thích hợp cho doanh nghiệp. Tránh tình trạng khách hàng nào cũng là con nợ lớn của Công ty. Để có chính sách tín dụng thương mại hợp lý doanh nghiệp cần thẩm định kỹ mức độ rủi ro hay uy tín của khách hàng.

Đối với công tác thu hồi nợ: Thường xuyên theo dõi khoản phải thu và đôn đốc, ghi nhận thời hạn trả nợ của khách hàng, gửi thư thông báo thời hạn trả nợ hoặc điện thoại với khách hành xác nhận thời hạn trả nợ. Muốn thế, công ty nên chủ động liên hệ với khách hàng sớm, thay vì chờ đến ngày hoá đơn hết hạn thanh toán. Điều này không chỉ giúp công ty quản lý tốt các khoản phải thu, mà còn giúp công ty giữ được mối quan hệ tốt với khách hàng. Công ty có thể đầu tư phần mềm quản lý công nợ, giúp việc theo dõi khoản nợ nhanh chóng, chính xác, hiệu quả và giảm bớt nhân sự trong công tác quản lý công nợ.

Đối với công tác quản trị các khoản phải thu: Công ty cần xác định xác đáng tỷ lệ các khoản phải thu hưởng chiết khấu thanh toán, tỷ lệ các khoản trả đúng hạn của chính sách tín dụng và tỷ lệ khoản phải thu trả chậm so với qui định của chính sách, công ty phải tiến hành đánh giá tuổi nợ của khoản phải thu, từ đó nắm bắt những thông tin tín dụng tổng quát về khách hàng và điều chỉnh các yếu tố của chính sách tín dụng cho phù hợp. Để làm được điều này, cần phải theo dõi các khoản phải thu sắp tới hạn có chính sách thu tiền thích ứng.

Đánh giá hiệu quả quản trị khoản phải thu: Nhằm xác định xác đáng tỷ lệ các khoản phải thu hưởng chiết khấu thanh toán, tỷ lệ các khoản trả đúng hạn của chính sách tín dụng và tỷ lệ khoản phải thu trả chậm so với qui định của chính sách, công ty phải tiến hành đánh giá tuổi nợ của khoản phải thu, từ đó nắm bắt những thông tin tín dụng tổng quát về khách hàng và điều chỉnh các yếu tố của chính sách tín dụng cho

72

phù hợp. Để làm được điều này, cần phải theo dõi các khoản phải thu sắp tới hạn có chính sách thu tiền thích ứng.

Hoạt động quản lý khách hàng cũng được Công ty hết sức quan tâm. Để đáp ứng nhu cầu hưởng tín dụng thương mại của khách hàng, Công ty cần đã dạng hóa các chính sách tín dụng. Tuy nhiên, việc áp dụng sai cho từng đối tượng khách hàng sẽ dẫn đến những rủi ro và hậu quả lớn trong tương lai. Vậy nên, Công ty cần thu thập thông tin, phân tích chính xác, phân loại hợp lý các nhóm khách hàng để đưa ra các chính sách tối ưu nhất. Hiện nay, Công ty có thể sử dụng phương pháp đánh giá điểm tín dụng của khách hàng dựa trên các tiêu chí thu nhập và tổng hợp lại hệ thống thông tin của khách hàng để Công ty đưa ra quyết định có cấp tín dụng hay chính sách thương mại cho khách hàng hay không.

Theo đó, điểm tín dụng của khách hàng được dựa trên năm tiêu chí là tỷ số vốn lưu động trên tổng tài sản, tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản, tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên tổng tài sản, giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách và tỷ số doanh số trên tổng tài sản. Mô hình tính điểm này của doanh nghiệp dựa trên nền một mô hình quản lý hiệu quả đã được áp dụng tại nhiều doanh nghiệp trên thế giới, đó chính là mô hình Z-core.

Đối với khách hàng là doanh nghiệp đã cổ phần hóa, điểm tín dụng sẽ được tính theo công thức:

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + 0,999X5 (1)

Nếu Z > 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. Nếu 1,8 < Z < 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.

Nếu Z <1,8: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Đối với khách hang là doanh nghiệp chưa cổ phần hoá, điểm tín dụng sẽ được tính theo công thức:

Z’ = 0,717X1 + 0,847X2 + 3,107X3 + 0,42X4 + 0,998X5 (2)

Nếu Z’ > 2,9: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. Nếu 1,23 < Z’ < 2,9: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.

Nếu Z’ <1,23: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Đối với các doanh nghiệp khác: Chỉ số Z’’ dưới đây có thể được dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình doanh nghiệp. Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 đã được loại ra.

Z’’ = 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4 (3)

Nếu Z’’ >2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. Nếu 1,2 < Z’’ < 2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.

Nếu Z <1,1: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Trong đó:

X1: Tỷ số vốn lưu động trên tổng tài sản (Working Capitals/Total Assets). X2: Tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản (Retain Earnings/Total Assets). X3: Tỷ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tổng tài sản (EBIT/Total Assets). X4: Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách của tổng nợ (Market Value of Total Equity / Book values of total Liabilities).

X5: Tỷ số doanh số trên tổng tài sản (Sales/Total Assets).

Xét ví dụ thực tế trong việc sử dụng Z –score của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 với Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD8:

Bảng 3.1. Áp dụng mô hình Z - score cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD8 năm 2013

Biến số Công thức Giá t ị

X1 Vốn lưu động / Tổng tài sản 0,730

X2 Lợi nhuận giữ lại / Tổng tài sản 0,276 X3 Lợi nhuận trước lãi vay và thuế / Tổng tài sản 0,152

X4 Vốn chủ sở hữu / Tổng nợ 1,235

X5 Doanh thu / Tổng tài sản 0,913

Điểm số tín dụng của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD8 theo mô hình điểm số Z được tính theo mô hình (1) như sau:

Z’ = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + 0,999X5 (1)

=> Z’ = 1,2*0,730 + 1,4*0,276 + 3,3*0,152 + 0,64*1,235 + 0,999*0,913 = 6,15

Như vậy điểm Z của khách hàng thuộc giới hạn Z’ > 2,9 tức là Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD8 nằm trong vùng an toàn. Do đó Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 có thể hoàn toàn yên tâm cấp tín dụng đối với Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD8.

Cho đến ngày nay thì mô hình Z-score vẫn là mô hình được sử dụng rộng rãi trên thế giới vì độ chính xác tương đối của nó. Mô hình Z-score được thừa nhận là có khả năng dự báo chính xác đến 2 năm trước khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng rủi ro

74

cao. Tuy nhiên để xây dựng mô hình như vậy cho mỗi thị trường đòi hỏi nhiều công sức, tiền bạc, thời gian và các nghiên cứu, khảo sát của các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính. So với Z-score thì doanh nghiệp có thể tự mình thu thập thông tin, tính toán các chỉ tiêu để áp dụng cho mô hình NPV.

Đây được coi là mô hình tiên tiến hơn mô hình tính điểm tín dụng. Bởi mô hình điểm tín mang tính chủ quan không đem lại kết quả tuyệt đối chính xác, công ty cần cân nhắc sử dụng những mô hình có tính chất hiệu quả cao và an toàn hơn.

3.2.2.2. Tăng cường công tác quản lý hàng tồn kho

Hàng tồn kho chiếm tỷ lớn nhất trong tổng nguồn vốn lưu động tại Công ty, làm phát sinh chi phí bảo quản. Công ty nên áp dụng mô hình quản lý hàng tồn kho ABC vì đây là một mô hình phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty. Tiêu chuẩn để xếp các loại hàng tồn kho vào các nhóm là:

- Nhóm A: Bao gồm các loại hàng có giá trị từ 60-80% tổng giá trị tồn kho, nhưng về số lượng chỉ chiếm 15-20% tổng số hàng tồn kho

- Nhóm B: gồm các loại hàng có giá trị hàng năm từ 25-30% tổng giá trị hàng tồn kho nhưng về sản lượng chúng chiếm từ 30-50% tổng số hàng tồn kho.

- Nhóm C: gồm những loại hàng có giá trị hàng năm nhỏ, giá trị hàng năm chỉ chiếm 5-10% tổng giá trị tồn kho. Tuy nhiên về số lượng chúng lại chiếm khoảng 30- 55% tổng số hàng tồn kho.

Bảng 3.2. Bảng phân loại t n kho t ong công ty

Loại hàng hóa % số lượng % giá t ị Loại

Các dự án xây dựng dở dang mà công ty đã trúng thầu

20 60 A

Các bất động sản công ty đang rao bán 50 32 B

Nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động xây dựng

30 8 C

Tổng 100 100

(Nguồn: Phòng Quản lý xây lắp)

Từ mô hình này có thể thấy được rằng nhóm A bao gồm các mặt hàng là các dự án công ty đã trúng thầu xây dựng đang trong thời gian thi công hoặc bị ngừng thi công do thiếu vốn tuy về mặt số lượng chiếm tỷ trọng thấp nhất nhưng lại chiếm tỷ trọng lớn nhất về giá trị. Đây là nhóm mặt hàng rất dễ bị giảm chất lượng dẫn đến giảm giá trị nếu không có những biện pháp bảo quản hoặc đẩy nhanh tiến độ thi công. Do đó nhóm A cần được quan tâm và quản lý cẩn thận.

Qua kỹ thuật ABC có thể thấy được nên đầu tư trọng tâm vào nhóm hàng A nhiều hơn do giá trị đem lại cao hơn và ít rủi ro hơn. Vì vậy công ty phải dành các nguồn tiềm lực để mua hàng nhóm A nhiều hơn so với nhóm B và nhóm C. Đối với nhóm A công ty nên thực hiện thường xuyên kiểm toán mỗi tháng một lần.

Nếu giả sử công ty có 30 công trình A. Như vậy, có thể tính toán được lượng hàng phải kiểm toán mỗi ngày là bao nhiêu, được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.3. Kế hoạch quản lý hàng t n kho

Nhóm

hàng Số lượng Chu kỳ kiểm toán Lượng hàng phải kiểm toán mỗi ngày

A 30 Mỗi tháng (20 ngày) 2 công trình/ngày

Bảng kế hoạch quản lý hàng tồn kho này giúp các báo cáo tồn kho được chính xác, tránh nhầm lẫn do nhân viên thường xuyên thực hiện các chu kỳ kiểm toán của từng công trình. Có thể áp dụng các dự báo khác nhau theo mức độ quan trọng của các công trình khác nhau.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1 (Trang 71)