Hiệu quả quản lý vốn theo tốc độ luân chuyển

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1 (Trang 47)

2.3.1.1. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Trước tiên ta sẽ đi phân tích khả năng thanh toán của công ty , các chỉ tiêu thuộc nhóm này là một thước đo quan trọng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp.

Bảng 2.6. Chỉ tiêu khả năng thanh toán

Đơn vị tính: Lần

Chỉ tiêu Năm 2 13 Năm 2 12 Năm 2 11

Khả năng thanh toán ngắn hạn 1,19 1,20 1,17

Khả năng thanh toán nhanh 0,49 0,36 0,43

Khả năng thanh toán tức thời 0,06 0,04 0,09

(Nguồn: Số liệu tính được từ Báo cáo Tài chính)

Nhìn vào các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty, chúng ta có thể đưa ra một số nhận xét:

Khả năng thanh toán ngắn hạn: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi

trong ngắn hạn các tài sản lưu động thành tiền để chi trả cho các khoản nợ ngắn. Theo số liệu tính toán ở trên, chỉ tiêu này năm 2012 tăng lên 0,03 lần so với năm 2011, đến năm 2013 lại giảm 0,01 lần. Tuy nhiên, hệ số này của cả 3 năm đều lớn hơn 1 (năm 2011 là 1,17 lần, năm 2012 là 1,20 lần và năm 2013 là 1,19 lần). Do đó có thể thấy dự trữ tài sản lưu động của đơn vị đủ khả năng đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này khá ổn định và không quá cao, bởi nếu quá cao có thể gây ứ đọng vốn và tạo chi phí cơ hội không cần thiết khi dự trữ tài sản lưu động quá nhiều khiến giảm vốn đầu tư vào các tài sản sinh lời khác. Do vậy, hiện tại công ty luôn đảm bảo dung hòa giữa khả năng thanh khoản với tính hiệu quả đầu tư.

Tuy nhiên, khả năng thanh toán ngắn hạn thường không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của một DN, do trữ lượng hàng tồn kho trong tài sản lưu động là

48

khoản mục có tính thanh khoản rất thấp. Bởi vậy, khả năng thanh toán nhanh được quan tâm hơn.

Khả năng thanh toán nhanh: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi tức

thời tài sản lưu động thành tiền để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn. Vì vậy mà hàng tồn kho được loại trừ vì đây là khoản mục có tính thanh khoản thấp nhất trong số các tài sản lưu động. Có thể thấy, khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty bị tăng nhưng biến động qua 3 năm nhưng cả 3 năm đều cho con nhỏ hơn 0,5 lần. So với chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn thì chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh đã giảm hơn một nửa giá trị cho thấy hàng tồn kho tại công ty rất lớn và có ảnh hưởng không hề nhỏ tới chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh. Cùng với chỉ tiêu trên, chỉ tiêu này cho thấy khả năng sẵn sàng thanh toán của Công ty chưa tốt đối với nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này mặc dù Điều này gây bấ lợi cho Công ty khi phải thường xuyên thu mua nguyên vật liệu, trả tiền thi công phục vụ cho hoạt động xây dựng.

Khả năng thanh toán tức thời: Khả năng thanh toán tức thời phản ánh mức độ

chi trả ngay bằng tiền các khoản nợ ngắn hạn của DN. Chúng ta có thể nhận thấy so với các chỉ tiêu trên thì chỉ tiêu này nhỏ nhất và đang có xu hướng giảm dần xuống. Năm 2011, khả năng thanh toán tức thời của Công ty là 0,09 lần, thấp hơn giá trị an. Nhưng càng về sau, khả năng thanh toán tức thời của Công ty càng giảm và xuống thấp hơn 0,5 rất nhiều, điều này phản ánh mức độ dự trữ tiền mặt của Công ty năm 2012 và 2013 chưa đủ để chi trả ngay các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Cụ thể, năm 2011, chỉ tiêu này là 0,09 lần, nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn chỉ đáp ứng bằng 0,09 đồng dự trữ tiền mặt. Năm 2013, chỉ tiêu này nhỏ hơn nữa, giảm xuống còn 0,06 lần. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chỉ phản ánh một khía cạnh của tính thanh khoản và không phải càng lớn càng tốt vì dự trữ tiền mặt quá lớn gây ra rất nhiều chi phí cơ hội cho DN.

Vốn lưu động là bộ phận không thể thiếu trong mọi DN, mọi tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, việc sử dụng vốn lưu động như thế nào để phát huy được hiệu quả trên mỗi đồng vốn bỏ ra là một bài toán khó và không phải DN nào cũng thực hiện tốt.

Bảng 2.7. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty giai đoạn 2 11 – 2013

Chỉ tiêu Năm 2 13 Năm 2 12 Năm 2 11

Doanh thu thuần (Triệu đồng) 585.353 465.380 1.002.909

Lợi nhuận sau thuế (Triệu đồng) 7.353 19.116 52.735

Vốn lưu động (Triệu đồng) 792.165 782.707 960.919

Vòng quay vốn lưu động (Vòng) 0,74 0,59 1,04 Chu kỳ luân chuyển vốn lưu động (Ngày) 487,19 605,47 344,93 Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động (%) 0,93 2,44 5,49 Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động (Lần) 1,35 1,68 0,96

(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính)

Vòng quay vốn lưu động

Giai đoạn năm 2011 – 2012: Năm 2011 vòng quay vốn lưu động là 1,04 vòng, năm 2012 giảm xuống 0,59 vòng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty chưa cao, tốc độ thu hồi vốn lưu động giảm. Nguyên nhân do năm 2012, quy mô vốn lưu động mặc dù giảm nhưng chỉ giảm 18,55% trong khi đó doanh thu thuần trong năm giảm nhanh hơn khi giảm tới 53,60%. Vốn lưu động giảm do các khoản mục tiền, khoản phải thu và hàng tồn kho giảm. Năm 2012, điều nhận thấy rõ nhất đó là tình hình kinh doanh của Công ty đang kém dần do vào thời điểm đó tình hình kinh tế bất ổn, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, lạm phát leo thang khiến người tiêu dùng ngày càng thận trọng trong chi tiêu khiến cho tình hình kinh doanh chung giảm xuống. Đặc biệt, thị trường bất động sản năm 2012 khá ảm đạm, các căn hộ của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 trở nên khó bán, các dự án xây dựng bị chậm tiến độ do chủ đầu tư thiếu vốn. Các bất động sản không bán được, các dự án chưa hoàn thành chưa thể thu hồi doanh thu, các dự án công ty làm chủ đầu tư dở dang khiến hàng tồn kho tăng lên đã làm cho vòng quay vốn lưu động trong Công ty giảm.

Giai đoạn năm 2012 – 2013: Giai đoạn này, để vực dậy tình hình kinh doanh ảm đạm, đồng thời nắm bắt được những tín hiệu khả quan từ thị trường xây dựng, bất động sản. Tuy nhiên, sự cạnh tranh là không hề nhỏ, để tạo tính cạnh tranh công ty đã đưa ra chính sách bán chịu được sử dụng x/5 net 30. Trong đó, x là tỷ lệ chiết khấu mà Công ty dành cho khách hàng hưởng trong vòng 5 ngày kể từ khi khách hàng nhận được hóa đơn. Tỷ lệ chiết khấu này thay đổi theo giá trị đơn hàng, 30 ngày là số ngày trả chậm tối đa mà Công ty cho phép khách hàng nợ. Trong đó, nếu khách hàng thanh toán trong vòng 5 ngày kể từ khi nhận hóa đơn mới được chiết khấu, thanh toán trong thời hạn còn lại sẽ không được hưởng chiết khấu. Nếu ngoài 30 ngày mà khách hàng

50

chưa thanh toán sẽ phải chịu lãi suất phạt là lãi suất bình quân liên ngân hàng mà Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm thanh toán trên số tiền nợ.

Nhờ những chính sách trên mà năm 2013, vòng quay vốn lưu động đã tăng lên mức 0,74 vòng. Chính sách tín dụng trên đã giúp doanh thu tăng trở lại tuy nhiên cũng chính vì thế mà khoản phải thu tại công ty tăng lên. Do vậy, để có vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh cho những kỳ sau, việc thu hồi công nợ là một hành động cần thiết và cần phải lưu ý.

Chu kỳ luân chuyển vốn lưu động

Giai đoạn năm 2011 – 2012: Năm 2011 vòng quay vốn lưu động là 1,04 vòng, năm 2012 giảm xuống 0,59 vòng đã làm cho chu kỳ luân chuyển vốn lưu động đã tăng lên từ 344.93 ngày lên 605,47 ngày. Có thể thấy năm 2012 phải mất gần 2 năm Công ty mới thực hiện xong 1 vòng quay vốn lưu động, đây có thể nói là một thời gian dài, tuy nhiên tương đối hợp lý đối với một công ty xây dựng lớn như HUD1 bởi các công trình, dự án tại công ty thường là những dự án lớn và có thời gian thi công tương đối dài.

Giai đoạn năm 2012 -2013: Do tốc độ quay vòng vốn lưu động tăng nhẹ lên 0,74 vòng đã làm thời gian trung bình luân chuyển vốn lưu động cũng giảm xuống, từ 605,47 ngày năm 2012 xuống còn 487,19 ngày năm 2013. Mặc dù thời gian luân chuyển vốn lưu động giảm nhưng vẫn phải hơn 1 năm rưỡi Công ty mới thu hồi được vốn lưu động để bắt đầu cho một kì kinh doanh mới. Vì vậy, trong tương lai Công ty cần tiếp tục thực hiện mạnh mẽ hơn những biện pháp thu hồi công nợ, giảm các khoản phải thu để đạt hiệu quả cao hơn nữa.

Ngoài các chỉ tiêu trên, hiệu quả sử dụng VLĐ còn được thể hiện thông qua mức tiết kiệm VLĐ: Mức tiết kiệm vốn lưu động có được do tăng tốc độ luân chuyển vốn được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu là mức tiết kiệm tương đối và mức tiết kiệm tuyệt đối.

Dựa vào công thức đã được trình bày tại chương 1, áp dụng vào Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 ta tính được các mức tiết kiệm tuyệt đối và tương đối như sau:

Mức tiết kiệm tuyệt đối:

725.840 (triệu đồng)

(150.903) (triệu đồng)

Chỉ tiêu này cho thấy: năm 2012, để đạt được mức doanh thu bằng năm 2011, Công ty cần bỏ ra một lượng vốn lưu động nhiều hơn so với năm 2011 là 725.840 triệu đồng và năm 2013, để đạt được mức doanh thu bằng năm 2012, Công ty cần bỏ ra một lượng vốn lưu động ít hơn hơn so với năm 2012 là 150.903 triệu đồng.

Mức tiết kiệm tương đối:

336.812 (triệu đồng)

(192.321) (triệu đồng)

Chỉ tiêu này có nghĩa là năm 2012, Công ty cần phải bỏ thêm 336.812 triệu đồng vốn lưu động lẽ ra phải bỏ để mở rộng doanh thu. Điều này có nghĩa là Công ty đã lãng phí tương đối 336.812 triệu đồng. Một lượng vốn lưu động bị lãng phí và đáng lẽ sẽ được sử dụng để đầu tư mua sắm hàng hóa phục vụ cho hoạt động kinh doanh sẽ ảnh hưởng lớn tới doanh thu cũng lợi nhuận của Công ty, Công ty có thể rơi vào tình trạng thiếu vốn để đầu tư. Nhưng sang năm 2013 do tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng nên năm 2013, Công ty đã tiết kiệm được 192.321 triệu đồng vốn lưu động để mở rộng doanh thu. Việc tiết kiệm được vốn lưu động hay nói cách khác việc bỏ ra lượng vốn lưu động ít hơn nhưng vẫn đảm bảo doanh thu và lợi nhuận sẽ đem lại nhiều lợi ích tích cực trong hoạt động đầu tư mở rộng kinh doanh cho những kì tiếp theo. Như vậy, trong cả 3 năm, chúng ta có thể thấy nhờ tăng hoặc giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu động mà Công ty đã tiết kiệm hoặc phải bỏ thêm một phần vốn lưu động để đạt được mức doanh thu như cũ hay mở rộng doanh thu.

Tỷ suất sinh lời vốn lưu động: Được đo bằng lượng lợi nhuận sau thuế thu

được trên 100 đồng vốn bỏ ra. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất bởi nó cho biết chính xác lợi nhuận mà Công ty đạt được trên 1 đồng vốn lưu động bỏ ra do đã loại trừ chi phí thuế TNDN. Ta có thể thấy sức sinh lời của vốn lưu động tại công ty khá lớn, tuy nhiên lại có xu hướng giảm nhanh. Cụ thể, năm 2011 100 đồng vốn lưu động tạo ra 5,49 đồng lợi nhuận sau thuế, sang năm 2012 giảm xuống còn 2,44 đồng lợi nhuận sau thuế, đến năm 2013 tiếp tục giảm thêm khi lúc này 100 đồng vốn bỏ ra chỉ thu về 0,93 đồng lợi nhuận sau thuế. Tình hình kinh doanh vẫn theo chiều hướng đi xuống, doanh thu thuần giảm, các khoản chi phí lớn kéo theo lợi nhuận sau thuế giảm, thêm vào đó, các căn hộ không bán được, các dự án xây dựng còn dở dang đã làm cho lượng hàng trong kho tăng lên khiến cho vốn lưu động tăng đã làm cho sức sinh lời trên vốn lưu động giảm.

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: Năm 2011 là 0,96 lần, năm 2012 là 1,68 lần

và năm 2013 là 1,35 lần cho thấy để tạo ra một đồng doanh thu thuần, số vốn lưu động bình quân phải bỏ ra của năm 2012 nhiều hơn so với năm 2011 là 0,72 đồng và ít hơn năm 2012 là 0,33 đồng. Việc hệ số đảm nhiệm vốn lưu động tăng lên chứng tỏ Công ty chưa khai thác được hết lợi ích mà vốn lưu động đem lại, muốn giữ vững được doanh thu, lợi nhuận Công ty đã phải bỏ ra nhiều vốn đầu tư hơn.

- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng từng bộ phận cấu thành vốn lưu động

52

Dự trữ là khâu quan trọng trong quá trình kinh doanh của công ty, dự trữ nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty được liên tục, đáp ứng yêu cầu kịp thời của khách hàng, nếu dự trữ ở mức hợp lý sẽ góp phần đem lại hiệu quả sử dụng vốn, giảm được chi phí dự trữ hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu kinh doanh khá quan trọng bởi vì sản xuất dự trữ hàng hóa để tiêu thụ nhằm đạt mục đích doanh số và lợi nhuận như mong muốn trên cơ sở đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.

Tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn lưu động. Hàng tồn kho tại Công ty bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, chính là các công trình mà công ty đang làm chủ đầu tư, tuy nhiên vẫn đang trong giai đoạn thi công và chưa hoàn thành và các công trình nhà ở, căn hộ đã hoàn thành đang chờ bán. Vì vậy, đối với công ty, việc giảm dự trữ hàng tồn kho, hay nói cách khác là hoàn thành sớm các công trình và bán được các căn hộ có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ giúp công ty nhanh thu hồi vốn kinh doanh mà còn đảm đảm tính hiệu quả trong công tác quản lý hàng tồn kho, tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Bảng 2.8. Tình hình hàng t n kho

Chỉ tiêu Năm 2 13 Năm 2 12 Năm 2 11

Giá vốn hàng bán (Triệu đồng) 557.012 400.982 903.459

Hàng tồn kho (Triệu đồng) 463.009 549.365 610.261

Vòng quay hàng tồn kho (Vòng) 1,20 0,73 1,48 Thời gian quay vòng hàng tồn kho (Ngày) 299,25 493,22 243,17

(Nguồn: Số liệu tính được từ Báo cáo Tài chính)

Dựa vào bảng số liệu trên, ta có thể thấy hàng tồn kho tại Công ty quay vòng với tốc độ khá chậm và đang giảm dần qua từng năm, cụ thể là 1,48 vòng/năm vào năm 2011, 0,73 vòng/năm vào năm 2012 và 1,20 vòng/năm vào năm 2013. Chỉ tiêu này giảm sau 3 năm phân tích phản ánh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của Công ty chậm. Năm 2011 là năm hàng tồn kho có tốc độ quay vòng lớn nhất, lúc này hàng hóa ở trong kho trước khi bán ra trung bình kéo dài khoảng 243,17 ngày. Năm 2012, vòng quay hàng tồn kho giảm xuống còn 0,73 vòng, lúc này số ngày quay vòng hàng tồn kho cũng tăng tương ứng lên mức 493,22 ngày. Đây là biểu hiện không tốt vì khả năng chuyển thành tiền của hàng tồn kho đã giảm. Nguyên nhân là do các căn hộ trở nên khó bán, các dự án bị thiếu vốn nên chậm tiến độ thi công.

Năm 2013, vòng quay hàng tồn kho bắt đầu tăng trở lại. Năm 2012, một đồng hàng tồn kho chỉ tạo ra 0,73 đồng giá vốn hàng bán, nhưng năm 2013 đã tăng lên mức

1,20 đồng giá vốn hàng bán, tuy nhiên so với năm 2011 thì vẫn thấp hơn 0,28 đồng giá vốn.

Tóm lại, thông qua những điều phân tích ở trên ta thấy giá trị tồn kho cuối kỳ khá cao so với giá vốn hàng bán trong năm cho thấy tình hình tiêu thụ trong công ty không tốt. Số vòng quay hàng tồn kho có xu hướng giảm xuống, vì tiêu thụ chưa tương

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1 (Trang 47)