Đối với Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính tại bệnh viện Chợ Rẫy (Trang 61)

- Phát huy vai trò chủ đạo của bệnh viện nhà nước trong cơ chế kinh tế thị trường; cung cấp cho mọi tầng lớp người dân những dịch vụ chăm sócbảo vệnâng

3.3.2. Đối với Bộ Tài chính

Các quyết định của Bộ Tài chính cũng có ý nghĩa quan trọng và có mức độ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động quản lý tài chính tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Do đó, hoạt động của Bệnh viện nói chung cũng như hoạt động quản lý tài chính của Bệnh viện nói riêng rất cần nhận được sự hỗ trợ từ Bộ Tài chính.

Bộ Tài chính cần cải tiến công tác kế toán để giúp cho các Bệnh viện thực hiện và phản ánh các nghiệp vụ kế toán phát sinh một cách chính xác, tiến hành hạch toán đúng quy trình. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng cần thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm toán công tác hạch toán tại các Bệnh viện để phản ánh chính xác trách nhiệm và nghĩa vụ của các đơn vị với Nhà nước, khuyến khích các Bệnh viện thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình, từ đó góp phần đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

3.4. Tóm tắt chương 3

Từ kết quả phân tích thực trạng quản trị tài chính tại Bệnh viện Chợ Rẫyở Chương 2, Chương 3 luận văn đã phân tích chủ trương xã hội hoá các hoạt động y tế của Nhà nước và định hướng phát triển của tại Bệnh viện Chợ Rẫy để đưa ra các giải pháp cho Bệnh viện Chợ Rẫy và kiến nghị với Nhà nước, Bộ y tế, Bộ tài chính nhằm nâng cao hoạt động quản trị tài chính tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Theo đó có 6 nhóm giải pháp là: 1) Nâng cao điều kiện và môi trường làm việc trong Công tác

Hoàn thiện công tác hoạch định tài chính; 2) Đẩy mạnh nguồn vốn xã hội hóa vào công tác đảm bảo khám chữa bệnh của Bệnh viện; 3) Nâng cao hiệu quả đầu tư trang thiết bị và sử dụng các vật tư dịch vụ kỹ thuật y tế của Bệnh viện; 4) Xây dựng nguồn lực cho công tác quản trị và phân tích tài chính; 5) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính của Bệnh viện; 6) Củng cố mối quan hệ trong nội bộ Bệnh viện.

KẾT LUẬN

Quản lý tài chính doanh nghiệp không chỉ là một vấn đề vô cùng quan trọng trong hoạt động của một doanh nghiệp mà còn cả trong bệnh viện. Nó đóng vai trò đảm bảo hoạt động của bệnh viện. Vì vậy đề tài “Hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính tại Bệnh viện Chợ Rẫy” mang tính thực tiễn cao. Bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học, luận văn đã thực hiện được những kết quả chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, hệ thống cở sở lý luận về tài chính và quản trị tài chính trong bệnh viện, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến nội dung quản lý tài chính doanh nghiệp như: Hoạch định tài chính, kiểm tra tài chính, quản lý vốn luân chuyển và phân tích tài chính.

Thứ hai, phân tích thực trạng quản trị tài chính tại Bệnh viện Chợ Rẫy qua việc khái quát về Bệnh viện và phân tích, đánh giá công tác quản lý tài chính. Qua phân tích đã rút ra được 4 điểm mạnh và 5 điểm yếu trong công tác quản lý tài chính.

Thứ ba, phân tích chủ trương xã hội hoá các hoạt động y tế của Nhà nước, định hướng phát triển của tại Bệnh viện Chợ Rẫy và đề ra 6 nhóm giải pháp để hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính của Bệnh viện Chợ Rẫy là: 1) Nâng cao điều kiện và môi trường làm việc trong Công tác Hoàn thiện công tác hoạch định tài chính; 2) Đẩy mạnh nguồn vốn xã hội hóa vào công tác đảm bảo khám chữa bệnh của Bệnh viện; 3) Nâng cao hiệu quả đầu tư trang thiết bị và sử dụng các vật tư dịch vụ kỹ thuật y tế của Bệnh viện; 4) Xây dựng nguồn lực cho công tác quản trị và phân tích tài chính; 5) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính của Bệnh viện; 6) Củng cố mối quan hệ trong nội bộ Bệnh viện.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính tại bệnh viện Chợ Rẫy (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w