- Phát huy vai trò chủ đạo của bệnh viện nhà nước trong cơ chế kinh tế thị trường; cung cấp cho mọi tầng lớp người dân những dịch vụ chăm sócbảo vệnâng
3.2.1. Hoàn thiện công tác hoạch định tài chính
Công tác hoạch định tài chính của Bệnh viện bao gồm kế hoạch tài chính ngắn hạn và kế hoạch tài chính dài hạn. Các kế hoạch tài chính là căn cứ cho mọi hoạt động tài chính của Bệnh việnvà là căn cứ để đánh giá xem hoạt động tài chính của Bệnh viện có hiệu quả không.
3.2.1.1. Đối với kế hoạch tài chính ngắn hạn
Để có thể lập các kế hoạch tài chính ngắn hạn có hiệu quả, các nhà quản lý của Bệnh viện cần thực hiện theo các bước sau:
- Xác định mục tiêu cá nhân và sự ảnh hưởng của mục tiêu cá nhân đến các mục đích tài chính của Bệnh viện để có thể điều chỉnh mục tiêu cá nhân cho phù hợp với mục đích tài chính của Bệnh viện.
- Thiết lập các mục tiêu tăng trưởng, mục tiêu về tự chủ và hướng mở rộng phát triển của Bệnh viện. Những mục tiêu này phải được thể hiện bằng các con số cụ thể.
- Tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi đến toàn thể cán bộ viên chức bệnh viện thực hiện tốt việc thu viện phí nhằm đạt hiệu quả cao, giảm thất thoát.
- Trong quá trình lập kế hoạch, nhà quản lý Bệnh viện nên tập trung vào các điểm mạnh, điểm yếu của Bệnh viện và các yếu tố thuốc môi trường vĩ mô và vi mô có thể ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu đó đề ra.
- Tăng cường giám sát công tác điều trị người bệnh, lập phát đồ điều trị, chỉ định sử dụng thuốc hợp lý, giảm chi phí điều trị.
- Bệnh viện phải chú ý đến nhu cầu về tài chính, nhân lực và nhu cầu về vật chất hạ tầng cần thiết để hoàn thành kế hoạch tài chính bằng cách đưa ra những dự báo về doanh số, chi phí cho các khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm.
- Trau dồi phương pháp điều hành Bệnh viện, nắm bắt các cơ hội về thị trường và phát triển sản phẩm để có thể tìm ra những biện pháp tụt nhất để nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động của Bệnh viện.
- Cập nhật kế hoạch tài chính thông qua các báo cáo tài chính mới nhất của Bệnh viện. Thường xuyên so sánh kết quả tài chính Bệnh viện thu được với các số liệu hoạt động của các Bệnh viện trong cùng ngành để biết được vị trí của Bệnh viện trong ngành.
3.2.1.2. Đối với kế hoạch tài chính dài hạn
Kế hoạch tài chính dài hạn của Bệnh viện thường mang tính chiến lược và liên quan đến việc lập các mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong vòng từ 3 đến 5 năm. Vấn đề đặt ra là làm thế nào có thể dự đoán hết được những biến động xảy ra với Bệnh viện trong vòng mấy năm sắp tới. Để làm được điều này các nhà quản lý của Bệnh viện cần tiến hành như sau:
Xác lập tốc độ tăng trưởng mong muốn mà Bệnh viện có thể đạt được. Tính toán mức vốn cần thiết để trang trải các khoản tồn kho, trang thiết bị, nhà xưởng và nhu cầu nhân sự cần thiết. Các nhà quản lý phải dự tính được chính xác và kịp thời nhu cầu vốn để có kế hoạch thu hút vốn bên ngoài trong trường hợp ngân quỹ từ lợi nhuận không chia không đủ đáp ứng. Để xác định được chính xác nhu cầu của Bệnh
viện trong tương lai, các nhà quản lý sử dụng báo cáo thu nhập chiếu lệ trong vòng từ 3 đến 5 năm.
Trong công tác hoạch định tài chính, Bệnh viện cần xây dựng mục tiêu tài chính rõ ràng, cụ thể và đảm bảo tính khả thi dựa trên việc phân tích kỹ lưỡng các chỉ tiêu tài chính cũng như tình hình hoạt động của bệnh viện. Trên cơ sở các mục tiêu đó xây dựng, Bệnh viện cần tiến hành xây dựng các phương án thực hiện mục tiêu rõ ràng, phân công công việc và trách nhiệm cụ thể đến từng bộ phận, tiến hành kiểm tra thường xuyên công tác triển khai phương án thực hiện mục tiêu.
Mục tiêu tài chính cũng như phương án thực hiện mục tiêu không được xây dựng và thực hiện một cách độc lập mà phải xây dựng dựa trên mối quan hệ mật thiết với các mục tiêu quản lý khác và thống nhất với mục tiêu chung của Bệnh viện. Đảm bảo việc thực hiện mục tiêu quản lý tài chính không ảnh hưởng đến các mục tiêu quản lý khác mà tác động tương hỗ trong việc hướng tới mục tiêu tối cao của Bệnh viện.