Các tỷ số hiệu quả Chênh lệc thu chi/

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính tại bệnh viện Chợ Rẫy (Trang 47)

- Giải pháp tài chính hoặc GP khác

4 Các tỷ số hiệu quả Chênh lệc thu chi/

Chênh lệc thu chi/

thu thường xuyên 10,5% 10,5% 8,9% 9,9%

Chênh lệch thu chi/

chi thường xuyên 11,8% 11,8% 9,7% 11,0%

Nguồn: Bệnh viện Chợ Rẫy 2.2.4.3. Phân tích tỷ số về đòn bẩy tài chính

Tỷ số nợ trên tài sản của bệnh viện năm 2012 thấp so với năm 2010 là 2% và tăng so với năm 2010 là 10% (xem bảng 2.8). Trung bình 43 năm thì bệnh viện có tỷ số nợ cao (trên 50%), cho thấy nguồn vốn vay của khá cao, khả năng độc lập về tài chính không cao.

Bảng 2.8 : Tỷ số nợ trên tài sản 2010-2012

Đơn vị : Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Ghi chú

Tổng nợ 370.660 321.475 494.376 Tổng tài sản 652.519 719.625 903.862

Tỷ số nợ trên tài sản 56% 44% 54%

Nguồn: Bệnh viện Chợ Rẫy 2.2.4.3. Phân tích tỷ số về Nhóm tỷ số sinh lợi

Tỷ số sinh lợi trên doanh thu của bệnh viện năm 2013 là 9% (xem bảng 2.9), có nghĩa là cứ mỗi 100 đồng doanh thu tạo ra được 9 đồng lợi nhuận, tỷ số này thấp hơn cùng kỳ hai năm trước (11% năm 2010 và 11% năm 2011). Điều này cho thấy các khoản chi phí của bệnh viện tăng.

Bảng 2.9: Tỷ số sinh lợi trên doanh thu 2010-2012

Đơn vị : Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Ghi chú

Chênh lệch thu chi 192.052 220.701 203.703 Tổng doanh thu 1.822.052 2.096.926 2.299.107 Tỷ số sinh lợi trên doanh

thu 11% 11% 11%

Nguồn: Bệnh viện Chợ Rẫy

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản của bệnh viện tại năm 2012 là 23% giảm 7% so với cùng kỳ 2 năm trước là do chênh lệch thu chi giảm đáng kể (xem bảng 2.9). Tỷ số này cho thấy bệnh viện quản lý và sử dụng tài sản nhằm tạo ra thu nhập không hiệu quả, đặc biệt là việc sử dụng Trang thiết bị y tế như đã phân tích phía trên.

Bảng 2.10: Tỷ số sinh lợi trên tổng tài sản 2010-2012

Đơn vị : Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Ghi chú

Chênh lệch thu chi 192.052 220.701 203.703

Tổng tài sản 652.519 719.625 903.862

Tỷ số sinh lợi trên tổng

tài sản 29% 31% 23%

Nguồn: Bệnh viện Chợ Rẫy

2.3. Đánh giá công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Chợ Rẫy

3.3.1. Điểm mạnh

1) Có đội ngũ y bác sỹ giỏi, đội ngũ lãnh đạo nhiệt tình và có năng lực

Với đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng, dược sỹ và kỹ thuật viên chiếm khoảng 76%, cơ cấu lao động của Bệnh viện là hợp lý. Trong đó, lực lượng lao động của Bệnh viện đạt trên 15%, đại học và cao đẳng trên 20% cho thấy lực lượng lao dộng của Bệnh viện có trình độ cao. Thực tế cho thấy đội ngũ y bác sỹ của Bệnh viện luôn đứng đầu trong các bệnh viện ở phía nam. Đội ngũ lãnh đạo có kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động bệnh viện, luôn theo sát và quản lý công tác quản lý tài chính đồng thời với số lượng người khám chữa bệnh lớn. Đội ngũ lãnh đạo nhiệt tình và có năng lực quản lý điều hành tốt. Đây cũng là một điểm mạnh quan trọng của Bệnh viện Chợ Rẫy

2) Bệnh viện đã đảm bảo tự chủ hoạt động hoạt động tài chính, đời sống người lao động ngày càng được cải thiện.

Kết quả hoạt động thu chi tài chính 3 năm 2010-2012 cho thấy hàng năm Bệnh viện Chợ Rẫy đều tự chủ được hoạt động chi thường xuyên, chênh lệch thu-chi hàng năm đều

vào khoảng 200 tỷ đồng để trích các quỹ theo quy định. Các tỷ số về hiệu quả hoạt động tương đối cao (chênh lệch thu chi trên thu thường xuyên trung bình khoảng 10% và chênh lệch thu chi trên chi thường xuyên khoảng 11%). Kết quả này cho thấy Bệnh viện Chợ Rẫy đảm bảo tự chủ hoạt động hoạt động tài chính, đời sống người lao động ngày càng được cải thiện. Đây cũng là điểm mạnh quan trọng của Bệnh viện.

3) Công tác kiểm tra, phân tích tài chính thực hiện thường xuyên, đầy đủ

Công việc tác kiểm tra tài chính của Bệnh viện được tiến hành thường kỳ, theo nguyên tắc và cách thức thống nhất. Từ đó giúp Bệnh viện kịp thời phát hiện những sai lệch, cơ hội và thách thức khó khăn trong hoạt động quản lý tài chính để kịp thời đưa ra những quyết định hữu hiệu nhằm giải quyết những khó khăn cũng như giải pháp để phân phối các nguồn tài chính của Bệnh viện một cách có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, công tác phân tích tài chính được thực hiện hàng năm qua đầy đủ các chỉ tiêu về tình hình tài chính, tình hình các hoạt động về vốn và đặc biệt là qua các tỷ số tài chính để từ đó đánh giá tình hình tài chính của Bệnh viện.

4) Bệnh viện đã vận dụng phương pháp phân tích tài chính phù hợp

Việc phân tích tài chính, các báo cáo tài chính và các tỷ số tài chính được Bệnh viện thực hiện đồng thời bằng hai phương pháp là phân tích ngang và phân tích dọc báo cáo tài chính. Phân tích ngang nhằm so sánh để xác định các giá trị và các tỷ số tài chính trong kỳ. Phân tích dọc được so sánh giữa kỳ này với kỳ trước để thấy được sự thay đổi và xu hướng của các khoản mục.

3.3.2. Điểm yếu

1) Công tác hoạch định chưa chưa được chú trọng

Mặc dù các kế hoạch tài chính phù hợp mục tiêu của Bệnh viện nhưng chưa được vạch rõ, công tác tổ chức thực hiện còn lẻ tẻ, rời rạc và mang tính hình thức, tự phát, chưa thực sự phát huy được tác dụng đối với việc ra quyết định quản lý tài chính của bệnh viện. Việc phân tích mới chỉ dừng lại ở việc phân tích thực trạng, qua đó chưa nêu được những giải pháp cũng như định hướng cho công tác quản lý tài chính của Bệnh viện, việc phân tích cũng chưa rõ ràng phục vụ cho đối tượng sử dụng thông tin nào.

2) Chưa huy động có hiệu quả các nguồn vốn xã hội hóa vào công tác đảm bảo khám chữa bệnh của Bệnh viện

Kết quả đầu tư mua sắm TSCĐ 3 năm 2010-2012 của Bệnh viện Chợ Rẫy là 41 tỷ đồng so với 5.687 tỷ đồng các khoản chi và chỉ chiếm khoảng 0,7% % tổng các khoảng chi của Bệnh viện. Điều này cho thấy với một bệnh viện trung ương như Bệnh viện Chợ Rẫy thì các khoản chi đầu tư để đổi mới và nâng cao thiết bị khám chữ bệnh là quá ít. Một mặt là do nguồn vốn Nhà nước đầu tư hạn chế, nhưng vấn đề này cho thấy Bệnh viện Chợ Rẫy đã chưa đẩy mạnh việc tiếp cận các nguồn lực của xã hội cho việc đầu tư và đảm bảo khám chữa bệnh của Bệnh viện theo chủ trương của Nhà nước hiện nay.

3) Hiệu quả đầu tư trang thiết bị và sử dụng các vật tư dịch vụ kỹ thuật y tế của Bệnh viện còn thấp

Kết quả phân tích tài chính của Bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy hiệu quả đầu tư trang thiết bị và sử dụng các vật tư dịch vụ kỹ thuật y tế của Bệnh viện còn thấp. Việc cung ứng và sử dụng các vật tư dịch vụ kỹ thuật y tế của Bệnh viện còn nhiều khó khăn dẫn đến nhiều vật tư tồn kho cao nhưng nhiều vật tư không được cung ứng kịp thời. Trong thời gian tới Bệnh viện Chợ Rẫy cần phải cải thiện những vấn đề này.

4) Chưa có bộ phận chuyên môn cho phân tích tài chính

Việc đầu tư cơ sở vật chất, thời gian cũng như đội ngũ nhân sự cho công tác phân tích tài chính chưa cao. Các nhà quản lý của Bệnh viện chưa sử dụng kết quả phân tích tài chính như một công cụ thực sự hữu hiệu cho công tác quản lý tài chính của mình. Công tác phân tích tài chính thực sự chưa được coi trọng đúng mức trong bệnh viện. Chưa có bộ phận chuyên môn cho công tác quản lý tài chính, hầu hết công tác phân tích tài chính chỉ do Kế toán trưởng, chưa có một ban phân tích riêng để quy định quyền hạn, trách nhiệm.

5) Mối quan hệ nội bộ và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị tài chính còn thấp

Sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng để cung cấp thông tin phục vụ cho việc phân tích tài chính chưa thật chặt chẽ, nên các thông tin chủ yếu lấy từ các số liệu trên các báo cáo tài chính, dẫn đến sự không đầy đủ, thiếu tính thuyết phục của việc phân tích. Công tác dự báo còn hạn chế làm cung ứng các vật tư dịch vụ kỹ thuật y tế của Bệnh viện còn thấp. Hệ thống nội qui, quy chế điều hành hoạt động và quản lý tài chính đang được thực hiện nhưng không chặt chẽ, không được xem xét, cập nhật theo từng giai đoạn..

Mặc dù trong thời gian qua Bệm viện Chợ Rẫy đã ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong việc khám chữa bệnh từ xa, quản lý bệnh viện, dự báo dịch bệnh, quản lý trang thiết bị y tế, dược phẩm, đào tạo, khoa học công nghệ và chuyển giao kỹ thuật, nhưng đánh giá chung cho thấy việc ứng dụng CNTT trong công tác quản trị tài chính vẫn còn thấp, cần được phải cải thiện để ngâng cao hiệu quả.

2.4. Tóm tắt chương 2

Trong chương 2, tác giả đã giới thiệu Tổng quan về Bệnh viện Chợ Rẫy qua việc giới thiệu tổng quan về Bệnh viện như: Quá trình hình thành và phát triển, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, các nguồn lực và tình hình hoạt động 3 năm 2010-2012; đồng thời phân tích, đánh giá công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Chợ Rẫy như: Công tác hoạch định thu viện phí của bệnh viện, công tác kiểm tra thu viện phí, quản lý thu – chi và phân tích tài chính. Qua đó thấy được những điểm mạnh cần phát huy trong công tác quản lý tài chính là: 1) Có đội ngũ y bác sỹ giỏi, đội ngũ lãnh đạo nhiệt tình và có năng lực, 2) Bệnh viện đã đảm bảo tự chủ hoạt động hoạt động tài chính, đời sống người lao động ngày càng được cải thiện, 3) Hiệu quả đầu tư trang thiết bị và sử dụng các vật tư dịch vụ kỹ thuật y tế của Bệnh viện còn thấp, 4) Bệnh viện đã vận dụng phương pháp phân tích tài chính phù hợp. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại như

công tác quản lý tài chính như: 1) Công tác hoạch định chưa chưa được chú trọng, 2) Chưa huy động có hiệu quả các nguồn vốn xã hội hóa vào công đảm bảo khám chữa bệnh của Bệnh viện, 4) Chưa có bộ phận chuyên môn cho phân tích tài chính, 5) Mối quan hệ nội bộ và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị tài chính còn thấp. Những điểm mạnh và điểm yếu trong công tác quản lý tài chính trên đây của Bệnh Chợ Rẫy là cơ sở quan trọng để đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở chương 3.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính tại bệnh viện Chợ Rẫy (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w