Phân tích tương quan

Một phần của tài liệu Nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán lẻ thiết bị công nghệ di động tại công ty Viễn Thông A (Trang 58)

2.

2.4.3.1. Phân tích tương quan

Người ta sử dụng một số thống kê có tên là Hệ số tương quan Pearson để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng. Nếu giữa 2 biến có sự tương quan chặt thì phải lưu ý vấn đề đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy. Trong phân tích tương quan Pearson, không có sự phân biệt giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc mà tất cả đều được xem xét như nhau.

Đa cộng tuyến là trạng thái trong đó các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau. Vấn đề của hiện tượng cộng tuyến là chúng cung cấp cho mô hình những thông tin rất giống nhau, và rất khó tách rời ảnh hưởng của từng biến một đến biến phụ thuộc. Hiệu ứng khác của sự tương quan khá chặt giữa các biến độc lập là nó làm tăng độ lệch chuẩn của các hệ số hồi quy và làm giảm trị thống kê t của kiểm định ý nghĩa của chúng nên các hệ số có khuynh hướng kém ý nghĩa hơn khi không có đa cộng tuyến trong khi hệ số xác định R square vẫn khá cao.

Bảng 2.5: Ma trận tương quan

sp khuyenmai phucvu thuantien cskh thanhtoan kgian hlong

sp 1 .238** .150* .288** .507** .471** .362** .436** khuyenmai .238** 1 .157* .271** .321** .353** .255** .398** phucvu .150* .157* 1 .215** .160* .162* .236** .316** thuantien .288** .271** .215** 1 .379** .144* .368** .455** cskh .507** .321** .160* .379** 1 .360** .407** .687** thanhtoan .471** .353** .162* .144* .360** 1 .284** .443** kgian .362** .255** .236** .368** .407** .284** 1 .467** hlong .436** .398** .316** .455** .687** .443** .467** 1

Kết quả phân tích tương quan cho thấy tất cả các biến trong mô hình đều có sự tương quan với nhau, đặc biệt sự tương quan chặt chẽ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc hlong (với mức ý nghĩa 1%), do đó các biến độc lập này có thể đưa vào phân tích hồi quy để giải thích ảnh hưởng của nó đến kết quả của mô hình nghiên cứu. Bên cạnh đó, một số biến độc lập cũng có sự tương quan với nhau khá chặt chẽ ví dụ giữa biến cskhsp (hệ số tương quan 0.507 khá cao), điều này có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình, ta sẽ tiến hành kiểm định giả thuyết này trong phân tích hồi quy ở phần tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán lẻ thiết bị công nghệ di động tại công ty Viễn Thông A (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)