Thương phiếu

Một phần của tài liệu Thị trường tài chính (Trang 55)

XV. CÔNG CỤ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

5. Thương phiếu

Thương phiếu là khế ước trả tiền không có bảo đảm được phát hành bởi các doanh nghiệp, mà

thời gian đáo hạn không quá 270 ngày. Vì các chứng khoán này không được bảo đảm nên chúng chỉ được phát hành bởi những tập đoàn lớn nhất và đượcđánh giá mức độ tín nhiệm cao. Lãi suất mà các loại thương phiếu của công ty phản ánh mức độ rủi ro của công ty phát hành.

Điều khoản và việc phát hành: Thương phiếu luôn có thời gian đáo hạn gốc ít hơn 270

ngày. Điều này để tránh việc phải đăng ký chứng khoán phát hành với Ủy ban chứng khoán và thị trường (SEC). (Để được miễn trừ việc đăng ký với SEC, các thương phiếu được phát hành phải có thời gian đáo hạn gốc ít hơn 270 ngày và được dự định cho các giao dịch hiện tại.) Thực tế, hầu hết thương phiếu được phát hành dựa trên nguyên tắc chiết khấucó thời gian đáo hạn trong khoảng từ 20 đến 45 ngày.

Xấp xỉ 60% lượng thương phiếu được bán trực tiếp cho người. Phần dư còn lại được bán bởi các đại lý trên thị trường thương phiếu. Một thị trường thứ cấp sôi động dành cho thương phiếu hầu như không tồn tại. Nhà đại lý sẽ mua lại thương phiếu nếu người mua có một nhu cầu cấp thiết về tiền mặt nhưng điều này hiếm khi xảy ra.

Lịch sử của thương phiếu: Kể từ những năm 1920thương phiếu được sử dụng dưới nhiều

hình thức khác nhau. Vào năm 1969, thị trường thắt chặt tiền tệ khiến cho các ngân hàng nắm giữ các công ty phải phát hành thương phiếu để tài trợ cho các khoản vay mới. Để giữ quyền kiểm soát mức cung tiền, Cục Dự trữ liên bang áp đặt các yêu cầu dự trữ đối với các thương phiếuphát hành bởi ngân hàng vào năm 1970. Yêu cầu dự trữ này đã loại bỏ các lợi thế lớn cho các ngân hàng trong việc sử dụng thương phiếu.

Việc sử dụng thương phiếu đã tăng lên đáng kể những năm đầu thập kỷ 80 vì việc gia tăng chi phí vốn vay ngân hàng. Hình 11.5 là đồ thị lãi suất thương phiếu so với lãi suất cơ bản ngân hàng trong giai đoạn tháng Giêng năm 1990 đến tháng 2 năm 2010. Thương phiếu dần

trở thành một sự thay thế quan trọng đối với các khoản vay ngân hàng chủ yếu do chi phí của nó thấp hơn.

Biểu đồ 11.5 Lãi suất thương phiếu so với lãi suất cơ bản từ 1990 – 2010.

Thị trường cho thương phiếu: Các tổ chức phi ngân hàng thường xuyên sử dụng thương

phiếu để tài trợ cho các khoản vay mà họ gia hạn cho khách hàng của họ. Ví dụ, công ty General Motors Acceptance vay tiền bằng cách phát hành thương phiếu và sử dụng tiền để cho vay đối với người tiêu dùng. Tương tự, GE Capital và Chrysler Credit sử dụng thương phiếu để tài trợ cho các khoản vay cho người tiêu dùng. Tổng số công ty phát hành thương phiếu thay đổi từ 600 đến 800, tùy thuộc vào mức lãi suất. Hầu hết các công ty này sử dụng một trong khoảng 30 đại lý thương phiếu, những cầu nối giữa giữa người mua với người bán. Thị trường này thường rất sôi động tại các trung tâm tiền tệ, ngân hàng lớn ở Thành phố New York. Một số các tổ chức phát hành lớn của thương phiếu lựa chọn thực hiện phân phối chứng khoán của họ với phương thứcphát hành trực tiếp. Theo phương thức này, các nhà phát hành bỏ qua các đại lý trung gian và phát hành trực tiếp cho các nhà đầu tư thực sự và tiết kiệm 0,125% phí môi giới.

Phần lớn các tổ chức phát hành thương phiếu đảm bảobằng một mức tín dụng tại một ngân hàng. Nghĩa là trong trường hợp tổ chức phát hành không thể trả hết hoặc quay vòng thương phiếu đáo hạn, các ngân hàng sẽ cho các công ty vay tiền trả cho mục đích này. Mức tín dụng làm giảm rủi ro cho người mua thương phiếu và do đó cũng kéo giảm lãi suất Ngân hàng cung cấp mức tín dụng hỗ trợ đồng ý tài trợ vốn trước đối với tổ chức phát hành khi cần để trả hết các phiếu chưa được chi trả. Ngân hàng sẽ tính phí 0,5% đến 1% cho cam kết này. Tổ chức phát hành sẽ trả phí này vì họ có thể tiết kiệm được hơn trong việc giảm chi phí lãi suất do có mức tín dụng. Ngân hàng thương mại là những người mua ban đầu của các thương phiếu. Ngày nay thị trường đã mở rộng đáng kể bao gồm các công ty bảo hiểm, các doanh nghiệp phi tài chính, phòng tín thác ngân hang lớn, và các quỹ hưu trí của chính phủ. Các công ty này bị thu hút bởi rủi ro mặc định tương đối thấp, đáo hạn ngắn, và lợi tức cao mà thương phiếuđem lại.

Biểu đồ 11.6 Khối lượng thương phiếu được chi trả

Vai trò của Thương Phiếu bảo đảm bằng tài sản trong khủng hoảng tài chính.Thương phiếu bảo đảm bằng tài sản (ABCP) là một loại đặc biệt của thương phiếu,nó đóng vai trò

lớn trong cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn năm 2008. ABCP là một loại chứng khoán ngắn hạn có kỳ hạn trung bình của nó là 30 ngày với hơn một nửa số chứng khoáng có kỳ hạn khoảng từ 1-4 ngày. ABCPs khác với những cổ phiếu thông thường ở điểm là nó được bảo đảm bởi một số gói tài sản khác.

Từ năm 2004-2007, những tài sản này hầu như là những sự cầm cố được chứng khoán hóa. Phần lớn những đơn vị bảo trợ cho những chương trình ABCP đều có mức đánh giá độ tín nhiệm từ những công ty tài chính lớn, tuy nhiên, chất lượng của những tài sản tài sản thế chấp này thường khó mà kiểm soát được. Quy mô của thị trường ABCP gần như gấp đôi kể từ năm 2004 đến năm 2007. Năm 2007-2008, chất lượng của những món nợ dưới chuẩn từng làm đảm bảo cho ABCP bị vạch trần gây sự thoái vốn trong ABCPs. Thị trường này không có bất kỳ bảo hiểm tiền gửi nào để đảm bảo cho các khoản đầu tư này nên các nhà đầu tư cố gắng bán chúng vào thị trường bão hòa. Vấn đề này lại lan rộng sang thị trường các quỹ tương hỗ, nơi thành lập ra những người phát hành ABCP đã thực hiện lựa chọn là mở rộng kỳ hạn với mức lãi suất thấp. Sự rút tiền ra khỏi những quỹ tương hỗ trong thị trường tiền tệ đe dọa gây ra những lỗ hổng. Vào tháng 9 năm 2008, chính phủ phải thành lập chương trình bảo đảm để tăng tính thanh khoản cho những ABCP mà họ nắm giữ và ngăn cản sự sụp đổ của thị trường quỹ tương hỗ.

Một phần của tài liệu Thị trường tài chính (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w