AI THAM GIA VÀO THỊ TRƯƠNG TIỀN TỆ

Một phần của tài liệu Thị trường tài chính (Trang 45)

Có 2 dạng người tham gia vào thị trường tiền tệ là người cho vay và người đi vay. Tuy nhiên hầu hết những người tham gia đều có thể vừa là người đi vay, vừa là người cho vay. Ví dụ, một ngân hàng lớn sẽ vay trong thị trường tiền tệ bằng cách bán các hợp đồng chứng chỉ tiền gửi thương mại lớn. Đồng thời, nó sẽ cho vay vốn ngắn hạn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, có thể xác định những người tham gia chính trên thị trường tiền tệ là Bộ Tài chính Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang, ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp, công ty đầu tư và chứng khoán, các cá nhân .

1. Bộ Tài Chính Mỹ (Bộ Ngân Khố)

Bộ Tài Chính là độc nhất vì nó luôn có nhu cầu vay mượn tiền trong khi không bao giờ dư thừa để cho vay. Bộ Tài chính Mỹ là chủ thể đi vay lớn nhất trong tất cả chủ thể vay tiền trên toàn thế giới. Nó phát hành tín phiếu kho bạc (thường được gọi là T-bill) và các chứng khoán khác phổ biến với người tham gia thị trường tiền tệ khác. Phát hành các chứng khoán ngắn hạn cho phép chính phủ huy động vốn cho đến khi thu thuế. Kho bạc cũng phát hành tín phiếu để xử lý những vấn đề phát sinh.

2. Hệ thống dự trữ Liên Bang

Đại lý của Kho bạc trong việc phân phối của các chứng khoán kho bạc là Cục Dự trữ Liên bang (FED). FED nắm giữ một lượng lớn trái phiếu chính phủ sẽ được bán ra nếu nó tin rằng cần giảm lượng cung tiền. Tương tự như vậy, FED sẽ mua chứng khoán kho bạc nếu họ tin rằng cung tiền nên được mở rộng. Chính trách nhiệm này của FED làm cho nó trở thành người tham gia có sức ảnh hưởng nhất trong thị trường tiền tệ, có thể kiểm soát nền kinh tế thông qua nghiệp vụ thị trường mở.

3. Ngân Hàng Thương Mại

Ngân hàng thương mại chiếm một tỷ lệ phần trăm chứng khoán chính phủ Mỹ chỉ đứng sau quỹ lương hưu. Điều này một phần là do các quy định hạn chế các cơ hội đầu tư cho các ngân hàng. Cụ thể, các ngân hàng đều bị cấm sở hữu chứng khoán rủi ro, như cổ phiếu hoặc trái phiếu doanh nghiệp. Nhưng được phép sở hữu chứng khoán chính phủ, do rủi ro thấp và thanh khoản cao.

Ngân hàng cũng là nơi chính phát hành chứng chỉ tiền gửi (CDs), chấp nhận thanh toán của ngân hàng, các quỹ liên bang, và các thỏa thuận mua lại. Ngoài việc sử dụng thị trường chứng khoán tiền tệ để quản lý thanh khoản, nhiều ngân hàng thương mại còn giao dịch thay mặt khách hàng của họ.

4. Doanh nghiệp

Các doanh nghiệp mua và bán chứng khoán trên thị trường tiền tệ. Những hoạt động này thường được giới hạn đối với các tập đoàn lớn do có ảnh hưởng đến lượng lớn dollar. Như đã thảo luận ở

trên, thị trường tiền tệ được sử dụng rộng rãi để các doanh nghiệp duy trì thặng dư vốn và để huy động vốn ngắn hạn.

5. Công ty đầu tư và công ty chứng khoán

Các tổ chức tài chính khác tham gia vào thị trường tiền tệ được liệt kê trong Bảng 11.2.

Bảng 11.2: Thành phần tham gia trên thị trường tiền tệ

Thành phần Vai trò

Bộ Tài Chính Mỹ Bán trái phiếu kho bạc để tài trợ cho các khoản nợ quốc gia

Hệ thống dự trữ Liên Bang Mua và bán trái phiếu kho bạc là nhằm kiểm soát cung tiền

Ngân Hàng Thương Mại Mua trái phiếu chính phủ; bán chứng chỉ tiền gửi và cho vay ngắn hạn; cung cấp tài khoản đầu tư cá nhân đầu tư chứng khoán thị trường tiền tệ

Các doanh nghiệp Mua, bán chứng khoán ngắn hạn khác nhau để kiểm soát lượng tiền mặt thường xuyên

Các công ty đầu tư Giao dịch với tư cách đại diện cho các tài khoản Các công ty tài chính Cho vay tiền cá nhân

Các công ty bảo hiểm Duy trì tính thanh khoản cần thiết để đáp ứng nhu cầu đột xuất

Quỹ hưu trí Duy trì các quỹ thị trường tiền tệ, sẵn sàng đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu

Cá nhân Mua các quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ Các quỹ tương hỗ thị trường

tiền tệ

Cho phép nhà đầu tư nhỏ tham gia vào thị trường tiền tệ bằng cách tập hợp các quỹ đầu tư của họ thành chứng khoán thị trường tiền tệ mệnh giá lớn.

Các công ty đầu tư: Các công ty môi giới đa ngành lớn đang hoạt động trong thị trường tiền

tệ như: Ngân hàng Mỹ, Merrill Lynch, Barclays Capital, Credit Suisse và Goldman Sachs. Chức năng chính của các đại lý này là để "tạo ra một thị trường" cho chứng khoán trên thị trường tiền tệ bằng cách duy trì một danh mục tất cả hàng hóa để mua hoặc bán. Các doanh

nghiệp này rất quan trọng đối với khả năng thanh khoản của thị trường tiền tệ vì chúng đảm bảo rằng người bán hàng dễ dàng trao đổi chứng khoán của các công ty.

Công ty tài chính: Công ty tài chính huy động vốn trên thị trường tiền tệ sơ cấp bằng cách

bán thương phiếu. Sau đó, người tiêu dùng vay tiền để chi trả vào việc mua các hàng hóa lâu bền như ô tô, tàu thuyền, hoặc sửa chữa nhà.

Các công ty bảo hiểm:Công ty bảo hiểm tài sản và tai nạn phải duy trì thanh khoản do

những nhu cầu về vốn không thể đoán trước của họ. Ví dụ, khi bốn cơn bão đánh vào Florida năm 2004, các công ty bảo hiểm phải chi trả hàng tỷ đô la cho lợi ích bảo hiểm. Để đáp ứng nhu cầu này, các công ty bảo hiểm bán một số chứng khoán trên thị trường tiền tệ của họ để huy động tiền mặt. Trong năm 2010, ngành công nghiệp bảo hiểm nắm giữ cùng một lượng chứng khoán kho bạc tương đương với các ngân hàng thương mại (196 tỷ $ so với $ 199 tỷ).

Quỹ hưu trí Quỹ hưu trí đầu tư một phần tiền mặt của họ trong thị trường tiền tệ để có thể

tận dụng cơ hội đầu tư mà họ nhận thấy trên thị trường chứng khoán hoặc trái phiếu. Như các công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí phải có tính thanh khoản có khả năng đáp ứng nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, vì nghĩa vụ của họ là gần như có thể dự đoán, do đó nắm giữ quá nhiều các chứng khoán thuộc thị trường tiền tệ là không cần thiết.

6. Cá nhân

Lãi suất mà các ngân hàng áp dụng cho các khoản tiền gửi trở nên không hấp dẫn đối với các nhà đầu tư cá nhân dolạm phát tăng trong cuối những năm 1970. Cùng thời gian này, nhà môi giới đã bắt đầu thúc đẩy các quỹ tương hỗ của thị trường tiền tệ, nơi nhận được lãi suất cao hơn.

Ngân hàng không thể ngăn cản một lượng lớn tiền mặt chạy đến các quỹ tương hỗ do quy định giới hạn lãi suất họ có thể trả cho khoản tiền gửi. Để chống lại sự dịch chuyển tiền rakhỏi ngân hàng, các nhà làm luật đã sửa đổi các quy định. Ngân hàng nhanh chóng tăng lãi suất để nỗ lực lấy lại những khoản đầu tư cá nhân. Điều này giúp giảm sự chuyển dịch tiền sang các quỹ, nhưng các quỹ tương hỗ của thị trường tiền tệ vẫn là một lựa chọn để đầu tư cá nhân phổ biến. Lợi thế của các quỹ tương hỗ là họ cung cấp cho các nhà đầu tư với một lượng tiền mặt tương đối nhỏ để tạo thành chứng khoán mệnh giá lớn.

Một phần của tài liệu Thị trường tài chính (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w