Nguồn vốn liên bang

Một phần của tài liệu Thị trường tài chính (Trang 52)

XV. CÔNG CỤ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

2. Nguồn vốn liên bang

Nguồn vốn liên bang là những nguồn vốn ngắn hạn được dịch chuyển giữa các định chế tài chính

với nhau, thường là trong khoản thời gian 1 ngày. Thuật ngữ “Nguồn vốn liên bang” rất dễ gây hiểu nhầm. Nguồn vốn liên bang thực sự không có liên quan gì với chính phủ liên bang. Thuật ngữ đó bắt nguồn từ việc nguồn vốn đó được nắm giữ bởi Ngân hàng dự trữ liên bang. Thị trường của nguồn vốn liên bang bắt đầu từ những năm 1920, khi mà xuất hiện các ngân hàng thừa vốn cũng với các ngân hàng thiếu vốn để cho vay. Lãi suất của việc vay những nguồn vốn này thường ngang với lãi suất mà cục dự trữ liên bang tính trên các khoản vay chiết khấu.

Mục đích của Nguồn vốn liên bang Cục dự trữ liên bang đã ban hành tỉ lệ dữ trữ bắt buộc

tối thiểu mà các ngân hàng phải duy trì. Các ngân hàng phải duy trì một tỷ lệ tiền gửi nhất định tại Cục dự trừ liên bang nhằm hỗ trợ kịp thời cho các ngân hàng khi dự trữ của các ngân hàng đó cạn kiệt. Các ngân hàng có thể vay ngay từ Cục dự trữ liên bang, nhưng việc này không được khuyến khích. Vì thế, mặc dù lãi suất nguồn vốn liên bang thấp nhưng nó vẫn ít được sử dụng.

Kỳ hạn của Nguồn vốn liên bang thường là những khoản đầu tư qua đêm. Các ngân hàng

sẽ phân tích nguồn dự trữ của mình trong mỗi ngày để quyết định là sẽ vay thêm hay cho vay nguồn vốn của mình. Giả sử rằng một ngân hàng có nguồn dự trữ vượt trội là 50 triệu USD, nó sẽ liên hệ với ngân hàng đối tác của nó để xem ngân hàng đó có cần tăng dự trữ ngày hôm đó hay không. Ngân hàng thừa vốn sẽ bán nguồn vốn đó cho ngân hàng nào đưa ra lãi suất tốt nhất. Một khi đạt được thoả thuận, ngân hàng thừa vốn sẽ chỉ thị cho Cụcdự trữ liên bang ghi giảm tiền trong tài khoản của họ và ghi có vào tài khoản của ngân hàng thiếu vốn. Vào ngày tiếp theo, nguồn vốn sẽ được chuyển về lại như ban đầu, và cơ chế cứ tiếp diễn như vậy.Đa số các nguồn vốn vay liên bang không có tài sản đảm bảo. Điển hình là toàn bộ thoả thuận đều được hình thành dựa trên sự thoả thuận trực tiếp giữa các ngân.

Lãi suất của Nguồn vốn liên bang lãi suất của Nguồn vốn liên bang được quyết định bởi yếu tố cung cầu. Đây là một thị trường cạnh tranh nên các nhà phân tích phải theo dõi sát các chỉ báo để thấy được điều gì đang xảy ra với lãi suất ngắn hạn. Lãi suất Nguồn vốn liên bang được được thông báo trên báo chí là lãi suất có hiệu lực.

Cục dự trữ liên bang không thể điều khiển trực tiếp lãi suất của Nguồn vốn liên bang mà chỉ có thể gián tiếp điều khiển lãi suất bằng cách điều chỉnh mức độ dự trữ tại các ngân hàng trong hệ thống. Cục dự trữ liên bang có thể gia tăng số lượng tiền trong hệ thống tài chính bằng cách mua chứng khoán. Nếu Cục dự trữ liên bang làm giảm nguồn dự trữ bằng cách bán chứng khoán, thì lãi suất Nguồn vốn liên bang sẽ tăng lên. Mặc dù lãi suất này chỉ ảnh hưởng đến một số ít các doanh nghiệp và người tiêu dùng, nhưng các nhà phân tích đều xem nó như một chỉ số quan trọng để xác định hướng mà Cục dự trữ liên bang đang muốn nền kinh tế hướng tới. Biểu đồ 11.3 so sánh lãi suất Nguồn vốn liên bang với lãi suất Tín phiếu Bộ tài chính. Dễ nhận thấy được rằng 2 loại lãi suất này luôn gần xấp xỉ với nhau.

Biểu đồ 11.3: Tỉ giá hối đoái Nguồn vốn liên bang và tín phiếu kho bạc tháng 1 năm 1990 đến tháng 1 năm 2010

Một phần của tài liệu Thị trường tài chính (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w