Chứng chỉtiền gửi có thểchiết khấu

Một phần của tài liệu Thị trường tài chính (Trang 53)

XV. CÔNG CỤ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

4. Chứng chỉtiền gửi có thểchiết khấu

Chứng chỉ tiền gửi có thể chiết khấu là một chứng khoán do ngân hàng phát hành công nhận một

khoản tiền gửi với lãi suất và kỳ hạn xác định. Ngày đáo hạn của chứng chỉ tiền gửi được xác định cụ thể, chứng chỉ tiền gửi là một chứng khoán có kỳ hạn, khác với tiền gửi thanh toán có thể rút ra bất cứ lúc nào có nhu cầu. Chứng chỉ tiền gửi có thể chiết khấu được có thể được mua bán trên thị trường cho đến ngày đáo hạn.Chứng chỉ tiền gửi có thể chiết khấu cũng được gọi là chứng khoản vô danh, tức bất cứ người nào nắm giữ chứng khoán vày vào ngày đáo hạn sẽ được hoàn trả số tiền gốc và lãi.

Kỳ hạn của chứng chỉ tiền gửi có thể chiết khấu: Giá trị của chứng chỉ tiền gửi có thể

chiết khấu được từ 100 ngàn USD đến 10 triệu USD. Rất ít chứng chỉtiền gửi có thể chiết khấu được có giá trị dưới 1 triệu USD. Sở dĩ công cụ này thường có giá trị lớn bởi các nhà giao dịch đã thiết lập một lô giao dịch chứng chỉ tiền gửi từ 1 triệu USD. Một lôlà giá trị giao dịch nhỏ nhất có thể giao dịch trên thị trường với mức phí môi giới thông thường, nếu giao dịch giá trị nhỏ hơn một lô thì phí môi giới sẽ cao hơn.Chứng chỉ tiền gửi có thể chiết khấu được thường có kỳ hạn từ 1 đến 4 tháng. Một số có kỳ hạn 6 tháng, tuy nhiên loại với kỳ hạn lớn hơn thì rất ít được giao dịch trên thị trường do các nhà giao dịch ít có nhu cầu với kỳ hạn dài như vậy.

Lịch sử của chứng chỉ tiền gửi:năm 1961 Citibank là ngân hàng đầu tiên phát hành chứng

chỉ tiền gửi có giá trị lớn. Ngân hàng này cung cấp sản phẩm chứng chỉ tiền gửi có giá trị lớn nhằm ngăn chặn xu hướng sụt giảm trong dài hạn của các khoản tiền gửi tại các ngân hàng. Các doanh nghiệp thực hiện giảm đến mức tối đa số dư tiền mặt cần thiết cho hoạt động của của doanh nghiệp và đầu tư phần vốn thặng dư vào các công cụ có tính chất an toàn và sinh lợi được trên thị trường tiền tệ như tín phiếu kho bạc. Sự hấp dẫn của chứng chỉ tiền gửi nằm ở chỗ lãi suất của chúng ngang bằng với lãi suất thị trường. Tuy nhiên vẫn có một vấn đề nảy sinh. Lãi suất mà các ngân hàng có thể chi trả cho chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn trong giới hạn của quy luật Q (là luật của Cục dự trữ liên bang Mỹ, trước đây quy luật Q quy định mức lãi suất tối đa của các khoản tiền gửi ở ngân hàng, hiện tại quy luật Q không còn tồn tại). Khi lãi suất của các khoản chứng khoán thấp, quy luật Q không ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư lên các chứng khoán này. Tuy nhiên, khi mức lãi suất tăng lên vượt lãi suất trần quy định ở Quy luật Q, tức nhà đầu tư yêu cầu một mức lãi suất cao hơn mức lãi suất trần thì các chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn mất đi sức hút. Để đối phó, các ngân hàng bắt đầu phát hành các chứng chỉ tiền gửi nước ngoài, nơi không bị áp lãi suất trần bởi quy định Q. Năm 1970, Quốc hội Mỹ sửa đổi quy luật Q và không áp dụng quy luật này đối với các chứng chỉ tiền gửi có giá trị trên 100 nghìn USD. Từ năm 1972, các chứng chỉ tiền gửi chiếm gần 40% tổng tiền gửi của các ngân hàng. Hiện nay chứng chỉ tiền gửi là loại công cụ phổ biến thứ 2 trên thị trường tiền tệ sau tín phiếu kho bạc.

Lãi suất của chứng chỉ tiền gửi: Bảng 1.4 cho thấy mức lãi suất của chứng chỉ tiền gửi có

thểchiết khấu so với tín phiếu kho bạc. Mức lãi suất của chứng chỉ tiền gửi có thể chiết khấu được thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Mức lãi suất này thường tương đương với lãi suất của các công cụ khác của thị trường tiền tệ bởi rủi ro của chúng là giống nhau. Các ngân hàng lớn có thể đưa ra một mức lãi suất thấp hơn so với các ngân hàng khác bởi các nhà đầu tư tin rằng chính phủ không thể để các ngân hàng lớn nhất nước bị phá sản, chính niềm tin này làm cho các nghĩa vụ nợ của các ngân hàng lớn trở nên ít rủi ro hơn.

Biểu đồ 11.4: Lãi suất của Chứng chỉ tiền gửi có thể chiết khấu và tín phiếu kho bạc tháng 1 năm 1990 đến tháng 1 năm 2010

Một phần của tài liệu Thị trường tài chính (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w