Hệ thống pháp luật và bộ máy vận hành pháp luật:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh tế tư bản nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay (Trang 50)

+ Nhà nước cần ban hành hệ thống văn bản pháp luật tạo ra “ sân chơi thị trường bình đẳng “ cho các chủ thể kinh doanh trên thị trường.

+ Nhà nước đóng vai trò “ trọng tài” điều khiển mọi hoạt động kinh doanh của các chủ thể tuân theo hệ thống pháp luật đã định.

+ Nhà nước cần ban hành hướng dần thực thi pháp luật nhà nước thực hiện điều tiết, định hướng sự vận động phát triển của kinh tế TBNN vào quỹ đạo chung của nền kinh tế.

- Các chính sách kinh tế vĩ mô trong cơ chế thị trường.

+ Nhà nước cần quản lý điều tiết nền kinh tế bằng các hệ thống chính sách kinh tế như: chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, tỷ giá

hối đoái,… nhằm tác động trực tiếp đến sự vận động của tổng cung, tổng cầu, giá cả trong nền kinh tế từ đó thực hiện cân bằng kinh tế vĩ mô.

+ Nhà nước điều chỉnh sự vận động, phát triển các loại hình kinh tế, đặc biệt là kinh tế TBNN vào những ngành, lĩnh vực, khu vực tùy theo mục tiêu phát triển của toàn nền kinh tế.

- Công cụ kế hoạch hóa:

+ Nhà nước cần lập ra các kế hoạch ngắn_trung _dài hạn cụ thể cho từng giai đoạn, từng ngành.

+ Nhà nước thiết lập và thực thi các chính sách định hướng toàn bộ các hoạt động của nền kinh tế vào quỹ đạo mục tiêu đã được hoạch định.

+ Nhà nước sử dụng tổng hợp các công cụ kinh tế vĩ mô làm tăng sức mạnh kinh tế của Nhà nước, từ đó thực hiện vai trò điều tiết, định hướng sự vận động, phát triển của các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế TBNN

Vậy, kinh tế TBNN là một mô hình kinh tế, là phương tiện để Nhà nước định hướng XHCN sự hình thành phát triển của nền kinh tế thị trường.Quá trình thực hiện nền kinh tế TBNN khi được đặt dưới sự lãnh đạo đắn của Đảng và sự quản lý định hướng điều tiết vĩ mô của nhà nước sẽ trở thành nhân tố thúc đẩy nhanh quá trình hình thành nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.

3.2 Đối với thành phần kinh tế TBNN

3.2.1 Đối với lĩnh vực đầu tư nước ngoài.

- Cần thu hút đầu tư nước ngoài trên cơ sở cân đối các quy luật theo ngành và lãnh thổ, tránh hiện tượng đầu tư tràn lan, đồng thời Bộ kế hoạch và đầu tư cùng một số bộ có liên quan cần nhanh chóng xây dựng một kế hoạch chi tiết gọi vón đầu tư nước ngoài trên phạm vi toàn quốc, xác định lĩnh vực nào cần hay không cần đầu tư nước ngoài .

- Trong các lĩnh vực kinh tế TBNN có thể nói trong tương lai gần đầu tư nước ngoài vẫn là loại hình quan trọng nhất với các chỉ tiêu cao về quy mô lẫn trình độ công nghệ, do đó quản lý đầu tư nước ngoài sao cho hiệu quả phải là một vấn đề rất đáng được quan tâm:

+ Vấn đề đào tạo cán bộ đối tác phải được coi là một trong những mục tiêu hàng đầu.

+ Yếu tố trình độ phải được đánh giá chặt chẽ phẩm chất đạo đức.

+ Cần phối hợp sao cho thống nhất và đồng bộ giữa các ngành trung ương và các địa phương cần được coi là trọng tâm, không thể để tiếp tục xảy ra tình trạng “ không ai có trách nhiệm trong khi mọi người đều có quyền”.

+ Phát triển chất lượng thu thuế trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài phát huy vai trò của các tổ chức Đảng và công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài .

- Gọi vốn đầu tư của nước ngoài là cuộc cạnh tranh công khai quyết liệt giữa các quốc gia. Để thắng trong cạnh tranh Việt Nam cần tháo gỡ những trở ngại, lực cản bên trong nhằm tạo lập một môi trường đầu tư thuận lợi hơn, hấp dẫn hơn so với các nước khác, đặc biệt là các nước trong khu vực.

- Chính phủ cần đơn giản hóa các thủ tục đầu tư, tạo lòng tin và giữ vững chữ tín với các nhà đầu tư nước ngoài, kiên quyết thực hiện nguyên tắc “ chỉ phải gõ một cửa ” rà soát lại từ đầu và các văn bản dưới luật để sửa đổi những điều khoản không còn phù hợp hoặc chưa đủ mức cụ thể làm tốt công tác tuyên truyền về chính trị.

- Để tăng hiệu quả của vốn đầu tư nước ngoài cần:

+ Nâng cao chất lượng của công tác xúc tiến, thẩm định và thực hiện dự án

+ Xây dựng một đội ngũ cán bộ có trình độ, đủ khả năng đảm đương được công việc.

+ Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý nhà nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không thể áp đặt cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước đầu tư các doanh nghiệp có vốn liên doanh và doanh nghiệp cần chủ đầu tư nước ngoài.

3.2.2 Đối với các bộ phận cấu thành thành phần kinh tế TBNN.

- Trong việc phát triển các công ty cổ phần chúng ta cần:

+ Sắp sếp lại kinh tế quốc doanh theo hướng củng cố những cơ sở kinh tế cần thiết và có khả năng củng cố .

+ Cần thực hiện"cổ phần hóa" xí nghiệp quốc doanh.

+ Nhà nước cần tạo ra một môi trường đầu tư an toàn lành mạnh cho các nhà đầu tư yên tâm đầu tư.

+ Cần đào tạo được một đội ngũ những nhà kinh doanh những nhà lãnh đạo có trình độ lãnh đạo và quản lý cao cùng với môi trường kinh tế - xã hội đặc biệt là hệ thống luật và hành chính tương đối ổn định.

- Hình thành và phát triển nên các đặc khu kinh tế và các khu chế xuất .

+ Nhà nước cần chủ trương thành lập các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất những vấn đề này còn hết sức mới mẻ nhưng nếu biết chú trọng đầu tư đúng mức sẽ mang lại một nguồn lợi nhuận rất lớn cho việc phát triển kinh tế.

+ Cần có sự tham khảo kinh nghiệm của các đặc khu, khu chế xuất trên thế giới như Trung Quốc, Đức...

- Phát triển rộng rãi các hình thức liên doanh, liên kết.

+ Cần mở sự cho thuê đất ( hình thức đấu thầu, khoán ... ) với quy mô hạn định về rừng, đồi trọc thềm lục địa, đất rừng, đồi hoang....

+ Khuyến khích phát triển những hộ kinh doanh độc lập, trên nhiều lĩnh vực trồng trọt chăn nuôi kinh tế vườn kinh tế gia đình đặc biệt là những kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên canh, có hoặc không thuê mướn lao động.

3.3 Một số giải pháp khác nhằm đối mới và phát triển thành phần kinh tế TBNN . TBNN .

- Đối với tư bản nước ngoài cần :

+ Thực hiện tốt các hợp tác liên doanh liên kết với các nước XHCN. + Cần nghiên cứu và sử dụng đầu tư của tư bản Phương Tây và các nước đang phát triển khác.

+ Cần lợi dụng tối đa vốn của Việt Kiều cần có chính sách thích hợp khuyến khích các gia đình có người thân cư trú ở nước ngoài gửi máy móc vật

tư, nguyên liệu, ngoại tệ, vàng... về cùng nhau hùn vốn hợp tác sản xuất kinh doanh một hay nhiều loại sản phẩm nào đó dưới sự hỗ trợ của nhà nước về nhượng quyền kinh doanh trong nước.

+ Học tập một cách đúng đắn và sáng tạo kinh nghiệm của Liên Xô và một số nước XHCN khác trong sự vận dụng của luận điểm của LêNin về nhượng quyền kinh doanh của các xí nghiệp của nhà nước chưa có điều kiện hoặc chưa cần thiết đầu tư cho những người có vốn muốn đầu tư kinh doanh.

+ Sử dụng các hình thức ký hợp đồng cho thuê hoặc bán, đấu thầu, nộp thuế có thời hạn dài hay ngắn tùy theo sự cam kết của đôi bên.

+ Sử dụng một cách đa dạng và kinh tế linh hoạt tất cả hình thức kinh tế TBNN từ thấp đến cao dưới sự điều tiết của nhà nước như các đại lý kinh doanh, các hợp tác xã tư sản, các xí nghiệp kinh doanh xí nghiệp công tư hợp doanh, các hính thức liên doanh liên kết giữa xí nghiệp tư nhân với nhau, xí nghiệp nhà nước, hay với xí nghiệp TBNN.

+ Chuyển ngay xí nghiệp, công tư hợp doanh còn tồn tại dưới dạng định tức sang hình thức hùn vốn lời cùng chia, lỗ cùng chịu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh tế tư bản nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)