Để khắc phục những mặt hạn chế và tiếp tục phát triển thành phần kinh tế TBNN giữ vững định hướng XHCN trong chặng đường hiện nay của bước quá độ lên CNXH ở Việt nam, chúng ta cần:
3.1 Đối với nhà nước pháp quyền XHCN
Nghiên cứu kinh tế TBNN ở nước ta phải đặt trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần phát triển lên kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, để khắc phục những hạn chế tạo điều kiện cho kinh tế TBNN phát triển trong những năm tiếp theo, những biện pháp từ phía nhà nước đóng vai trò rất quan trọng. Những giải pháp thuộc về phía nhà nước là hệ thống những chính sách cơ chế tạo điều kiện cho kinh tế TBNN hoạt động. Những giải pháp đó bao gồm:
Thứ nhất: Củng cố hệ thống kinh tế nhà nước.
Thực lực kinh tế của Nhà nước được biểu hiện ở hiệu quả hoạt động của hệ thống kinh tế nhà nước, đặc biệt là các doanh ngiệp nhà nước phải vươn lên giữ vai trò chủ đạo, định hướng trong mọi hoạt động kinh tế. Để giữ vai trò chủ đạo các doanh nghiệp nhà nước cần:
+ Nên tập trung nguồn lực phát triển vào những ngành, những lĩnh vực, loại hình doanh nghiệp trọng yếu có vai trò quan trọng đối với quốc tế dân sinh.
+ Các doanh nghiệp nhà nước dù nắm giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhưng vẫn phải hoạt động bình đẳng như các thành phần kinh tế khác trong môi trường luật pháp thống nhất.
+ Hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước phải được thực hiện trên quan điểm chủ động hợp tác, phân công với các thành phần kinh tế TBNN để cùng tiến hành các hoạt động chủ chốt của nền kinh tế như: xây dựng hết
các hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng, đầu tư phát triển công nghệ thông tin, chuyển giao kỹ thuật-công nghệ vào sản xuất,…
+ Nhà nước cần thực hiện lựa chọn các hình thức kinh tế TBNN phù hợp có hiệu quả tiềm năng để có thể sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước làm cho các doanh nghiệp nhà nước thực sự trở thành hình thức kinh tế có hiệu quả theo đúng khái niệm vốn có.
+ Cần đổi mới doanh nghiệp nhà nước trong đó đổi mới sở hữu nhằm nâng cao hiệu quả thực tế của sở hữu gắn với hiệu quả quản lý để hình thành nên những tổ chức kinh tế mới với cấu trúc sở hữu đa dạng phù hợp với cơ chế thị trường.
Như vậy bằng hệ thống kinh tế nhà nước đã thực hiện vai trò điều tiết, định hướng sự vận động phát triển của kinh tế TBNN vào quỹ đạo mục tiêu XHCN.
Thứ hai: Nhà nước cần sử dụng có hiệu quả các công cụ quản lý kinh tế nhằm điều tiết, định hướng sự vận động phát triển của kinh tế TBNN.
Nhà nước điều tiết, định hướng sự vận động của các thành phần kinh tế nói chung, kinh tế TBNN nói riêng vào mục tiêu XHCN thông qua các công cụ kinh tế vĩ mô, đó là: