Kinh nghiệm phát triển kinh tế TBNN trong nền kinh tế thị trường ở một số nước.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh tế tư bản nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay (Trang 30)

ở một số nước.

Trong quá trình xây dựng và phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN Đảng ta chủ trương phải biết tiếp thu, kế thừa những kinh nghiệm và thành tựu của các nước đi trước. Một thực tế ở đây được đặt ra rằng Liên Xô và Trung Quốc là những nước đi trước đã phát triển thành phần TBNN và thu được một số kết quả lớn.

1.4.1. Liên Xô.

Trong báo cáo chính trị Đại hội XI Đảng cộng sản Nga ngày 27-3-1922 V.I.LêNin đã nêu lên ba bài học chủ yếu của giai đoạn chuyển đổi từ chủ nghĩa cộng sản thời chiến sang chính sách Nep:

Một là, vạch ra được chính sách kinh tế mới.

Hai là, kiểm tra, kiểm nghiệm chính sách đó bằng cách thi đua giữa các xí nghiệp quốc doanh với các xí nghiệp Tư Bản chủ nghĩa;

Ba là, CNTBNN dưới CNXH. Bài học thứ ba có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển chủ nghĩa Mac và trong việc nhận thức cũng như trong việc giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn của bước quá độ lên CNXH. Đây là vấn đề theo LêNin chưa có ai nói bao giờ. ‘‘Ngay đến Mac cũng không để lại một lời nào rõ rệt, một lời chỉ dẫn nào chắc chắn về vấn đề ấy cả. Vì thế, ngày nay chúng ta phải tự mình tìm ra lối thoát’’. [18,45 ]

Đặc điểm của nước Nga khi bước sang thời kì Nep là đã thoát ra khỏi con đường tư bản chủ nghĩa, sự quản lý nhà nước không phải là giai cấp tư sản nữa mà là giai cấp vô sản. Tình hình đó đòi hỏi LêNin, Đảng Bôn - Sê - Vich Nga những nhà lý luận của nó phải tìm ra giải pháp mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đã có nhiều quan niệm đưa ra đã hiểu CNTBNN là kẻ thù của CNXH, của giai cấp vô sản đối tượng của chuyên chính vô sản. Lênin cho rằng đó là cách hiểu sai lầm. Người nói rằng CNTBNN ngày nay bất cứ một ông Mac nào cũng như bất cứ một người Macxit nào trước đây cũng không thể dự kiến được.

‘‘CNTBNN, đó là một thứ chủ nghĩa tư bản hết sức bất ngờ, mà tuyệt đối chẳng có một ai dự kiến cả, vì không một ai có thể dự kiến rằng giai cấp vô sản sẽ lên nắm chính quyền ở một nước chậm tiến nhất, rằng giai cấp đó lúc đầu sẽ tìm cách tổ chức sản xuất lớn và việc phân phối cho nông dân, nhưng sau đó do những điều kiện văn hóa nên không thể hoàn thành được nhiệm vụ đó, giai cấp vô sản buộc phải để chủ nghĩa tư bản tham gia vào sự nghiệp của mình’’.[18,41 ]

Trong điều kiện nước Nga những năm 20 của thế kỷ XX, LêNin coi CNTBNN là thành phần kinh tế cao hơn, đứng trên thành phần kinh tế XHCN. Từ thực tế đó, LêNin nêu lên ‘‘chân lý’’ : quả thực tốt hơn là nên trước đây hãy thực hiện CNTBNN để rồi sau đó đi đến CNXH.

Ngay từ tháng 9/1917, LêNin đã khẳng định CNTBNN không phải là một hình thức của CNXH, nhưng những người cộng sản phải làm nhiệm vụ của nhà tư bản là xây dựng CNTBNN, ‘‘ Bởi vì CNXH không phải là cái gì khác hơn là một bước tiến liền ngay sau chế độc quyền tư bản – nhà nước... Chủ nghĩa tư bản độc quyền – nhà nước là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ cho CNXH, là phòng chờ đi vào CNXH, là nấc thang lịch sử giữa nó (nấc thang đó) với nấc thang được gọi là CNXH thì không có một nấc nào ở giữa’’ [18,256 ] .

CNTBNN với các hình thức quá độ trên đây góp phần làm sống động nền kinh tế Nga đã suy sụp sau chiến tranh nhờ tô nhượng với tư bản nước ngoài nhiều ngành công nghiệp quan trong và đã được phát triển công nghiệp tiên tiến với nhiều thiết bị kỹ thuật hiện đại của nền sản xuất lớn TBCN đã được đưa vào sản xuất mang lại hiệu quả cao. Tô nhượng cùng các công ty hợp doanh đã góp phần phát triển sản xuất hàng hóa, tăng thêm dự trữ ngoại tệ cho đất nước, mở rộng các quan hệ liên doanh, liên kết trong các lĩnh vực đầu tư sản xuất, chuyển giao công nghệ tiên tiến và phát triển ngoại thương với các nước tư bản Phương Tây.

Bằng việc hoạch định và thực hiện Nep bằng những quan niệm lý luận và sáng tạo mới mẻ, trong đó có lý luận CNTBNN, một lần nữa tỏ ra nhân cách vĩ đại, của một nhà chính trị vĩ đại, người sản xuất hiện đúng lúc ở những bước ngoặt vĩ đại người hướng về đòi hỏi của thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo chân lý, lấy cuộc sống của nhân dân lao động làm mục đích của mọi hoạt động: hoạt động cách mạng, hoạt động lý luận hay hoạt động nhà nước.

Những luận điểm của LêNin về CNTBNN có giá trị phương pháp luận quý và nóng hổi đối với nước ta, một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên con đường xây dựng CNXH. Những chỉ dẫn của LêNin sẽ giúp chúng ta xác định tốt hơn mới đi, quy mô, tốc độ, hình thức, nội dung và bản chất của những giai đoạn quá độ lên CNXH ở nước ta.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh tế tư bản nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay (Trang 30)