Bảng chỉ số phát triển các thành phần kinh tế (%)
2.1.2 Kinh tế TBNN góp phần giải quyết việc làm và phát triển sản xuất trong một số ngành, lĩnh vực, thúc đẩy các hình thức liên kết, liên doanh,
trong một số ngành, lĩnh vực, thúc đẩy các hình thức liên kết, liên doanh, chuyển giao công nghệ hiện đại.
Giải quyết việc làm đang là một vấn đề cần thiết ở nuước ta hiện nay, phát triển thành phần kinh tế TBNN sẽ góp phần giải quyết một lượng lao động thất nghiệp lớn cho nước ta. Từ 1995-2003 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp vào vốn ngân sách nhà nước 534 triệu USD giải quyết việc làm cho hơn hai vạn lao động.
Bên cạnh lĩnh vực đầu tư nước ngoài việc góp vốn đầu tư còn góp phần giải quyết một tỷ lệ nạn thất nghiệp lớn cho nước ta, vấn đề việc làm cũng từng bước được cải thiện.
Nhờ sự góp mặt của thành phần kinh tế TBNN đẫ dẫn theo nhiều ngành công nghiệp quan trọng đã được phát triển, nhiều kinh nghiệm tiên tiến với nhiều thiết bị kỹ thuật hiện đại của nền sản xuất lớn TBCN đã được đưa vào quá trình sản xuất mang lại hiệu quả cao, góp phần mang lại nhiều thành tựu bước đầu trong công cuộc đổi mới ở nước ta.
Mặt khác sự góp mặt của các hình thức liên doanh liên kết đa dạng giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân trong nước và nước ngoài chính là sự đảm bảo tin cậy để họ yên tâm vào đầu tư.
Kinh tế TBNN đã đầu tư vào các lĩnh vực như : khai thác dầu khí, khai khoáng giao thông vận tải và bưu điện viễn thông, điện tử, hóa chất, nông- lâm-ngư nghiệp, may mặc xuất khẩu, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, dịch vụ, khách sạn, du lịch, xây dựng, nhà ở, tài chính, ngân hàng và một số ngành khác đã thu được nhiều thành tựu đáng kể.
Đất nước ta mười mấy năm vừa qua đã xây dựng hàng mấy trăm km đường đường lớn nhỏ, kèm theo đường là cầu cống, điện nước, bệnh viện , trường học, đền thờ, thư viện, công viên, nhà thi đấu thể thao,…rồi hàng trăm nghìn nhà máy xí nghiệp được xây dựng do có sự liên kết giữa nhà nước với các nhà tư bản nước ngoài, trong đó có những công trình mà nhà nước có kế hoạch và bỏ vốn sau đó là huy động sức dân. Tất cả các công trình công cộng kể trên phải nói đó là sự liên doanh giữa kinh tế TBNN với các thành phần kinh tế khác.
Liên doanh trong lĩnh vực đào tạo, y tế tuy ra đời luộn hơn nhưng cũng đã xuất hiện một số liên kết như : liên kết đào tạo Đại học giữa nước ta với một số nước : Đại học Nagaoka ( Nhật ), Towson ( Mỹ ), Toulon Vas ( Pháp ),…các trường Đại học đã và đang triển khai nhiều dự án từ nguồn vốn ODA của ngân hàng Thế giới, của tổ chức Atlantic Philanthropies – Hoa kỳ, của chính phủ Áo ( 5.2 triệu EURO ) dự án TRICT của ngân hàng Thế giới (6 triệu USD ).
Cổ phần hóa các doanh nghiệp trong đó nhà nước để lại một phần vốn là chủ trương của cả nước cho đến nay đã tiến hành được nhiều các doanh nghiệp nhà nước, đa số các công ty cổ phần này đều làm ăn có hiệu quả hơn trước, tránh được hiện tượng “ cha chung không ai khóc’’.
Sự gia tăng của các doanh nghiệp tỷ lệ thuận với sự gia tăng số lao động phù hợp với trình độ kỹ thuật lao động, việc sử dụng lao động tại chỗ của khu vực kinh tế TBNN đã giảm bớt khâu giải quyết nơi ăn ở các điều kiện cơ sở hạ tầng khác như phương tiện giao thông, trường học, trạm xá,…tình trạng thất nghiệp giảm dần. Các xí nghiệp liên doanh, hợp doanh
và nước ngoài đã thu hút gần 14.2 nghìn lao động từ đó góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
Nhìn chung, kinh tế TBNN ở nước ta ban đầu mới chỉ hình thành vài ba “công ty hợp doanh” sau 1990 đến nay phát triển rất mạnh ở tất cả các lĩnh vực, quy mô , ngày càng tăng khả năng cạnh tranh lớn hơn trước , năng động và thích nghi nhanh với kinh tế thị trường , hiệu quả kinh tế-xã hội cao hơn trước, góp phần giải quyết việc làm, mở rộng được thị trường nhất là thị trường khu vực và quốc tế. Tất nhiên, trong kinh doanh cũng có lúc thua lỗ, nhưng số doanh nghiệp thuộc thành phần này phá sản cũng không nhiều.
Như vậy, phát triển kinh tế TBNN vừa huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước, chia sẻ thông tin kinh nghiệm, quản lý, kinh doanh trong một nền sản xuất hiện đại, toàn cầu hóa. Vừa chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ từ các nước đến với nước ta, cũng qua liên doanh các bên đều khai thác được lợi thế so sánh giảm chi phí, mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh, xóa bảo thủ, yếu kém, khép kín, độc quyền.