Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh tế tư bản nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay (Trang 32)

Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa cũng là một ví dụ điển hình về việc vận dụng thành công lý luận CNTBNN của LêNin vào công cuộc cải tạo XHCN và sản xuất nhỏ, trong điều kiện một nước có nền kinh tế tiểu nông, nửa thuộc địa lạc hậu ở châu Á những đặc điểm kinh tế xã hội này đã quy định đường lối chính sách cải tạo đổi mới về giai cấp tư sản dân tộc ở Trung Quốc có nội dung phân biệt rõ ràng nhà nước Trung Quốc không chủ trương

tiến hành xoá bỏ ngay toàn bộ giai cấp tư sản bằng các biện pháp tước đoạt bạo lực như đối với một số ít bọn tư bản độc quyền nước ngoài và tư sản mại bản quan liêu địa chủ lớn ở trong nước, đã thực hiện một chính sách liên minh kinh tế theo hướng tích cực sử dụng những mặt có ích và hạn chế các xu hướng bóc lột chủ nghĩa tư bản ở giai cấp này. Chính sách này xuất phát từ khả năng và tính hợp lý của việc áp dụng các biện pháp cải tạo XHCN bằng phương pháp hoà bình đối với giai cấp tư sản dân tộc. Trung Quốc đã không cần phải sử dụng các hình thức tô nhượng và xí nghiệp cho thuê đối với tư bản nước ngoài, vì đã có sự giúp đỡ tích cực của Liên Xô và các nước XHCN khác.

Trong thực tế, việc áp dụng các hình thức kinh doanh quá độ ở CNTBNN ở Trung Quốc rất đa dạng và linh hoạt. Trung Quốc đã sử dụng nhiều hình thức khác nhau của CNTBNN. Xí nghiệp công tư hợp doanh là hình thưc cao nhất trong chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.

Những hình thức đó đã dẫn đến những nền tảng vật chất sử dụng tổng thể các biện pháp đó là công cụ vô sản dựa trên tiềm lực kinh tế XHCN ngày càng phát triển. Những năm gần đây với việc tiến hành cải cách kinh tế Trung Quốc đã thực thi chính sách mở cửa rộng rãi cho tư bản phương tây cùng đầu tư sản xuất – kinh doanh trong nhiều lĩnh vực ngành hàng. Việc áp dụng chế độ kinh tế cổ phần với nhiều hình thức CNTBNN khác đã góp phần tích cực vào việc tăng trưởng nền kinh tế hàng hoá Trung Quốc. như vậy có thể thấy Trung Quốc là một trong những nước đã vận dụng sáng tạo và sử dụng thành công lý luận CNTBNN của LêNin vào trong thực tiễn công cuộc cải tạo XHCN.

Trong quá trình phát triển của mình Trung Quốc đã cho chúng ta phải học hỏi trong cách phát triển các hình thức của CNTBNN để đem lại hiệu quả cao đặc biệt trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Cho đến nay Trung Quốc đã thành lập được 175000 xí nghiệp có vốn đầu tư nươc ngoài với tổng số vốn trên 221,8 tỷ USD, góp phần đưa mức tăng trưởng kinh tế Trung Quốc khá cao gần 10%/năm, ổn định trong một thời gian dài. Một

trong những nguyên nhân chủ yếu để Trung Quốc đạt được thành tựu trên là việc vận dụng các hình thức kinh tế tư bản để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chiến lược về cơ chế chính sách quản lý đặc khu kinh tế, mặt khác chúng ta cần phải học tập kinh nghiệm quản lý lao động ở các xi nghiệp do nước ngoài đầu tư, về quản lý giá cả về sửa đổi thể chế kinh tế.

Tất cả các bải học trên đều quán triệt nguyên tắc: từ đầu tư phát triển chiều rộng, chuyển dần sang đầu tư chiều sâu, từ phát triển lấy tốc độ, tăng tốc làm chính đi dần vào lấy hiệu quả kinh doanh làm chính. Làm được như vậy chính là đã tạo lập được môi trường đầu tư hấp dẫn, gọi các doanh nghiệp nươc ngoài đầu tư vào nội địa.

Tóm lại xuất phát từ đặc điểm của thời đại, đảng và nhà nước ta cần phải dựa vào lý luận của chủ nghĩa Mac – LêNin, kinh nghiêm của Liên Xô, Trung Quốc.Từ đó vận dụng năng động, phát triển sáng tạo đổi mới tư duy, mở rộng tư tưởng phù hợp với thực tiễn của Việt Nam vào thời đại luôn biến đổi

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh tế tư bản nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay (Trang 32)