Thành phần kinh tế TBNN thúc đẩy sự liên kết giữa các ngành góp phần phát triển kinh tế thị trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh tế tư bản nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay (Trang 27)

phần phát triển kinh tế thị trường.

Sự phát triển của thành phần kinh tế TBNN góp phần đẩy nhanh sự phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, tạo điều kiện cho nông nghiệp từng bước ổn định thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. Thông qua đó nhằm khơi dậy phát huy có hiệu quả tiềm năng to lớn của đất nước về nguồn nhân lực, tài nguyên, vật lực,…

Mặt khác nó là công cụ để liên hợp nền sản xuất nhỏ lại, khắc phục tình trạng phân tán và yếu kém của nền kinh tế tiểu nông, từng bước tăng cường nền sản xuất lớn, tiên tiến cơ khí hoá, đối lập với nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, thủ công và cung cố những quan hệ kinh tế do nhà nước điều chỉnh đối lập với những quan hệ kinh tế tiể tư sản và chính phủ.

Đặc biệt sự đóng góp của các hình thức thương nghiệp tư sản trong lĩnh vực sản xuất, sử dụng và tiêu thụ đã góp phần quan trọng việc hỗ trợ thương nghiệp CNXH, đẩy nhanh quá trình trao đổi và lưu thông hàng hoá-tiền tệ, làm sống động nền sản xuất hàng hoá nhỏ, qua đó góp phần cải biến những người tiểu nông, nối liền quan hệ trao đổi công – nông nghiệp,thành thị- nông thôn.

Kinh tế TBNN là hình thức kinh tế hội tụ được nhiều ưu thế nó kết hợp tối ưu sức mạnh của nhà nước Tư Bản với vai trò sức mạnh của nhà nước trong khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển để giành lợi thế cạnh tranh trên thương trường. Kinh tế TBNN không chỉ là “ chiếc cầu nối’’ giữa nhà nước với tư bản tư nhân trong nước mà còn mở rộng “ bàn tay nhà nước’’ với tư bản nước ngoài hướng chúng vào mục tiêu xây dựng cơ sở vật chất kinh tế của CNXH đồng thời chuyển dần nền sản xuất tiểu nông lên sản xuất lớn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh tế tư bản nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay (Trang 27)