Thành phần kinh tế TBNN là hình thức kinh tế giúp cho kinh tế tư bản chuyển hoá, phát triển thuận lợi theo con đường XHCN.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh tế tư bản nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay (Trang 26)

tư bản chuyển hoá, phát triển thuận lợi theo con đường XHCN.

Kinh tế TBNN luôn chịu sự tác động chi phối của hai hệ thống quy luật kinh tế, cùng với hai xu hướng phát triển đối lập: chế độ XHCN thay chế độ tư bản chủ nghĩa. Để kinh tế nhà nước hướng vào quỹ đạo mục tiêu XHCN thì cũng cần có sự ảnh hưởng rất quan trọng của thành phần kinh tế TBNN.

Hiện nay, việc nhà nước thực hiện có lựa chọn các hình thức kinh tế TBNN phù hợp không chỉ khai thác có hiệu quả tiềm năng của mỗi hình thức đó mà còn “ mở rộng đường” cho chúng ta tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước thực sự trở thành hình thức kinh tế hiệu quả theo đúng khái niệm vốn có. Điều đó vừa tạo động lực, vừa tăng nguồn lực để phát triển kinh tế thị trường, đồng thời nhà nước vẫn giữ được vai trò chi phối, điều tiết, định hướng sự vận động phát triển của nền kinh tế TBNN vào quỹ đạo mục tiêu định hướng XHCN đã được hoạch định. Kinh tế TBNN là công cụ liên hợp nền sản xuất nhỏ lại, khắc phục tình trạng phân tán và đấu tranh chống tính tự phát tiểu tư bản và tư bản chủ nghĩa. Thành phần kinh tế này là một bước tiến lớn nhờ nó mà chiến thắng tình trạng hỗn độn tình trạng suy sụp về kinh tế, hiện tượng lỏng lẻo, những tập quán, những thói quen địa vị kinh tế của giai cấp ấy – giai cấp vô sản là cái quan trọng hơn hết. LêNin viết: “CNTBNN không phải là vấn đề tiền mà là vấn đề quan hệ xã hội”. đây là chúng ta ( nhà nước của nhân dân ) hướng chủ nghĩa tư bản tư nhân vào con đường CNTBNN để tiếp tục sử dụng CNTB trong việc phát triển nền kinh tế quốc dân.

Ở nước ta, các nhân tố định hướng XHCN bằng kinh tế bao gồm: kinh tế nhà nước kinh tế tập thể và kinh tế TBNN. Trong đó định hướng trực tiếp cho sự phát triển kinh tế tư nhân và tư bản tư nhân là kinh tế TBNN.

Với ý nghĩa đó, V.I.LêNin đã coi “kinh tế TBNN là khâu trung gian là một bước tiến là một thắng lợi lớn trên con đường tiến tới CNXH.Kinh tế TBNN giúp kinh tế tư bản chuyển hoá, phát triển thuận lợi theo con đường XHCN”. Mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng XHCN là xây dựng một xã hội: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”.Do vậy tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển nhanh lực lượng sản xuất, nâng cao trình độ xã hội hoá sản xuất, tạo việc làm, ổn định đời sống nhân dân, thực hiện gắn phát triển kinh tế với tiến bộ công bằng xã hội chính là thể hiện sự cụ thể của mục tiêu định hướng XHCN. Trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, kinh tế TBNN là hình thưc kinh tế hội tụ được nhiều ưu thế, nó kết hợp tối ưu sức mạnh của nhà tư bản với vai trò sức mạnh của nhà nước trong khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển để dành lợi thế cạnh tranh trên thương trường. Kinh tế TBNN không chỉ là “chiếc cầu nối’’ giữa nhà nước với TBTN trong nước mà còn mở rộng “ bàn tay nhà nước’’ với TB nước ngoài hướng chúng vào thực hiện mục tiêu xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH đồng thời chuyển dần nền sản xuất tiểu nông sang sản xuất lớn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh tế tư bản nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay (Trang 26)