Sơn, tỉnh Thanh Hóa
4.1.1. Tình hình sản xuất xi măng của nhà máy xi măng Bỉm Sơn
4.1.1.1. Giới thiệu chung về nhà máy xi măng Bỉm Sơn
Nhà máy xi măng Bỉm Sơn nằm trong một thung lũng đá vôi và đá sét với trữ lượng lớn và được đặt tại phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá, trên diện tích 67,7 ha. Nhà máy cách thành phố Thanh Hoá khoảng 40km về phía Bắc, cách quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam 3km, có toạ độ địa lý là 2005’30” vĩđộ Bắc và 105052’40” kinh độĐông.
Năm 1982, nhờ có sự giúp đỡ của Liên Xô, nhà máy xi măng Bỉm Sơn đã được xây dựng xong và bắt đầu đi vào hoạt động, với công suất thiết kế hai dây chuyền sản xuất theo công nghệ ướt là 1,2 triệu tấn xi măng/năm. Hơn 20 năm hoạt động, các thiết bị công nghệ đã cũ và lạc hậu, tiêu hao nhiệt năng và điện năng lớn hơn nhiều so với phương pháp khô tiên tiến hiện nay. Nồng độ bụi trong khí thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép, làm ảnh hưởng đến môi trường khu vực xung quanh.
Các loại sản phẩm của công ty cung cấp ra thị trường: Xi măng pooclăng hỗn hợp PC30, PC40 theo tiêu chuẩn TCVN 6260:1997, Xi măng pooclăng thường PC40, PC50 và clinker theo tiêu chuẩn TCVN 2682:1990. Sản phẩm của công ty trên thị trường đã thực sự chinh phục được khách hàng, điều này được thể hiện ở các giải thưởng và phần thưởng do người tiêu dùng bình chọn và do các cơ quan chức năng trao tặng.
Những năm gần đây, ngành công nghiệp sản xuất xi măng trong nước đã có những tiến bộ vượt bậc và hiện nay đang từng bước chuẩn bị tham gia hội nhập khu vực AFTA. Tuy nhiên, công ty xi măng Bỉm Sơn với công nghệ sản xuất theo phương pháp ướt đã bộc lộ nhiều nhược điểm: chi phí cho sản xuất cao, tiêu tốn nhiệt lượng, tiêu hao điện năng, thiết bị cồng kềnh, mức độ tự động hoá thấp, chi phí nhân công lớn dẫn đến giá thành sản xuất cao hơn so với các công ty mới ra đời
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51 có công nghệ sản xuất theo phương pháp khô hiện đại, ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của xi măng Bỉm Sơn và ảnh hưởng lớn tới môi trường xung quanh. Hiện nay, công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn đang triển khai xây dựng dự án đầu tư xây dựng dây chuyền mới sản xuất xi măng theo phương pháp khô với công nghệ tiên tiến công suất 2 triệu tấn xi măng/năm thay thế hoàn toàn dây chuyền cũ, nâng công suất toàn nhà máy lên 3,2 triệu tấn xi măng/năm. (Báo cáo tình hình sản xuất xi măng năm
2012 của nhà máy xi măng Bỉm Sơn).
4.1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng của nhà máy xi măng Bỉm Sơn
Qua điều tra số liệu cho thấy, hàng năm nhà máy xi măng Bỉm Sơn tiêu thụ trên 3 triệu tấn xi măng và clinker, tổng doanh thu đạt được là trên 2.500 tỷ đồng/năm.
Cụ thể, được thể hiện trên bảng số liệu 4.1 như sau:
- Sản lượng xi măng tiêu thụ năm 2010 là 3.037.168 tấn, năm 2012 là 2.543.467 tấn, đạt 83,74% so với năm 2010, tức giảm 16,26%.
- Sản lượng clinker tiêu thụ năm 2010 là 247.382 tấn, năm 2012 là 1.395.962 tấn, đạt 564,29% so với năm 2010.
Như vậy, nhìn vào bảng số liệu ta thấy, xi măng tiêu thụ ở các năm 2011, 2012 so với năm 2010 mặc dù giảm mạnh nhưng sản lượng tiêu thụ clinker qua các năm lại đạt kết quả khá cao. Do đó, nó không ảnh hưởng tới tổng doanh thu của nhà máy.
Qua bảng ta thấy, tổng doanh thu năm 2011 đạt 120,8% và năm 2012 đạt 128,7% so với năm 2010. Tức năm 2011 tăng 20,8 lần so với năm 2010 và năm 2012 tăng 28,7 lần so với năm 2010. Đây là kết quả khá khả quan của ngành sản xuất xi măng thị xã Bỉm Sơn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52
Bảng 4.1: Sản lượng và doanh thu của nhà máy xi măng Bỉm Sơn (2010 – 2012)
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 2012/2011 (+/-) (%) (+/-) (%) I. Nguồn nguyên liệu Tấn 3.801.782 4.138.109 4.166.871 336.327 108,85 28.762 100,70 1. Tồn kho năm trước Tấn 1.146.235 1.257.432 1.142.365 111.197 109,70 -115.067 90,85 2. Clinker sản xuất Tấn 2.655.547 2.880.677 3.024.506 225.130 108,48 143.829 104,99 II. Sản lượng tiêu thụ Tấn 3.284.550 3.584.895 3.939.429 300.345 109,14 354.534 109,89 1. Xi măng tiêu thụ Tấn 3.037.168 2.497.147 2.543.467 -540.021 82,22 46.320 101,85 2. Clinker tiêu thụ Tấn 247.382 1.087.748 1.395.962 840.366 439,70 308.214 128,34 III. Tổng doanh thu Tỷ đồng 2.721 3.287 3.502 566 120,80 215 106,54
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53
4.1.2. Tình hình chất thải từ sản xuất xi măng
Trong quá trình sản xuất xi măng, các nguyên liệu sản xuất xi măng rơi vãi, các loại bao bì rách, các loại sét bẩn không đưa vào sản xuất, các chất thải rắn là xỉ lò nung được tận dụng nghiền làm phụ gia không sử dụng hết, nước thải công nghiệp có chứa cặn váng dầu có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng không khí, nước mặt, nước ngầm và đất, sau đó sẽảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sức khỏe người dân.
Khi các nguyên liệu trong sản xuất xi măng rơi vãi, các loại sét bẩn không đưa vào sản xuất, các chất thải rắn của lò nung và các loại bao bì rách không được thu gom...các loại chất thải rắn này sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt khi có mưa chảy tràn và gây bụi cục bộ.
Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của nhà máy chủ yếu gồm 2 loại chính, đó là rác hữu cơ và vô cơ, và cũng đã được xử lý như sau:
- Rác thải hữu cơ Công ty hợp đồng với Công ty môi trường đô thị thị xã Bỉm Sơn thu gom và đưa đến bãi rác trong khu vực để chôn lấp.
- Rác vô cơ được đội vệ sinh của nhà máy thu gom và đem đi chôn lấp trong khu đất của nhà máy để san lấp làm mặt bằng.
Mặc dù nhà máy xi măng Bỉm Sơn cũng đã có những biện pháp thu gom rác và đổ rác đúng nơi quy định, song do lượng chất thải lớn nên nhiều khi vẫn chưa xử lý hết rác thải kịp thời và những chất thải khi không được thu gom kịp thời gặp mưa đã bị cuốn trôi theo dòng nước và ngấm vào đất làm ảnh hưởng tới đất nông nghiệp vùng xung quanh, ngấm vào nước mặt và nước ngầm cũng đã ảnh hưởng tới chất lượng nước mặt và nước ngầm của thị xã Bỉm Sơn. Đồng thời việc chôn lấp rác thải và không được xử lý qua máy móc cũng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng đất, chất lượng nước khi chất thải phân huỷ và ngấm dần vào đất, vào nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới người dân xung quanh.
Chính vì những lý do trên mà nhà máy xi măng Bỉm Sơn đang kết hợp với thị xã Bỉm Sơn để triển khai xây dựng nhà máy xử lý rác thải, công suất xử lý 150 tấn rác/ngày nhằm đáp ứng được nhu cầu về xử lý các loại chất thải cho khu vực Bỉm Sơn và các khu vực lân cận.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54
4.1.3. Mức độảnh hưởng ô nhiễm môi trường do sản xuất xi măng tại thị xã Bỉm Sơn
4.1.3.1. Môi trường không khí
Môi trường không khí thị xã Bỉm Sơn hiện đang bị ô nhiễm nặng nề do:
- Bụi lơ lửng: từ sản xuất xi măng, các phương tiện vận tải, vận chuyển vật liệu xây dựng, đất, đá đang gây ô nhiễm nặng. Tại các khu vực trọng điểm như ngã tư quốc lộ 1A, ngã tư năm tầng, ngã tư đường Phạm Hùng... các tuyến đường vận chuyển đất, đã, clinke, xi măng, khu vực gần nhà máy, khu khai thác đá... hàm lượng bụi là rất lớn, trong đó có nhiều chất độc hại.
- Khí thải: từ các nhà máy công nghiệp, nhà máy sản xuất xi măng, các phương tiện vận tải qua quốc lộ 1A,... Các kết quả phân tích hàm lượng các khí độc hại trong không khí như SO2, NOx, H2S, ... đều cho kết quả cao ở nhiều khu vực, hàm lượng các chất này vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
Kết quảđo hàm lượng bụi tại một sốđiểm trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn trong các năm 2011 và 2012 do Trung tâm tư vấn chuyển giao Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Giáo dục và Phát triển sắc ký – Đại học Bách khoa Hà Nội, Trung tâm Y tế dự phòng Thanh Hoá thực hiện thể hiện trong bảng 4.2 và bảng 4.3 như sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55
Bảng 4.2: Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh năm 2010
TT Vị trí đo Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%) Vận tốc gió (m/s) SiO2 (µg/m3) SO2 (µg/m3) NO2 (µg/m3) CO (µg/m3) Bụi lơ lửng (µg/m3)
1 Cách ống khói 100m theo chiều gió 25,8 62 0,32 9 375 250 1250 300
2 Cách ống khói 300m theo chiều gió 25,5 66 0,33 5 280 180 890 280
3 Cách ống khói 500m về phía Đông Nam 26 65 0,39 4 320 140 1125 290
4 Cách ống khói 500m về phía Tây Bắc 26,1 66 0,33 9 280 150 1020 300
5 Cách ống khói 1000m về phía Đông Nam 25,5 62 0,34 5 350 190 1120 270
6 Cách ống khói 1000m về phía Tây Bắc 26,2 66 0,37 8 325 270 1240 250
7 Cách ống khói 1500m theo chiều gió 26,1 63 0,52 6 308 210 1350 280
8 Cách ống khói 2000m về phía Đông Nam 26,2 63 0,66 6 315 170 1240 290
9 Cách ống khói 2000m về phía Tây Bắc 25,5 66 0,35 7 280 240 1290 220
10 Cách ống khói 2500m theo chiều gió 26,2 65 0,33 9 250 210 1210 290
QCVN 05:2009/BTNMT - 350 200 30000 300
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56
Bảng 4.3: Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh năm 2012
TT Vị trí đo Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%) Vận tốc gió (m/s) SiO2 (µg/m3) SO2 (µg/m3) NO2 (µg/m3) CO (µg/m3) Bụi lơ lửng (µg/m3)
1 Khu dân cư Mỏ đá (nhà Ông Chiến) tổ 1
P.Đông Sơn 26,1 62 0,32 2 320 200 860 300
2 Trạm đập đá 26,5 65 0,34 7 250 220 1240 290
3 Dọc băng tải (cách nhà máy 500m) 26,1 62 0,32 4 250 190 850 300 4 Dọc băng tải (cách nhà máy 200m) 26,8 66 0,33 6 290 200 790 300
5 Khu văn phòng mỏ sét 25,7 66 0,33 8 315 150 980 240
6 Phía Tây Bắc mỏ sét (cơ sở KD Tuấn Anh) 26,4 66 0,33 2 250 180 980 240 7 Khu dân cư phía Nam mỏ sét (nhà Ông
Lâm) khu 7 P. Ba Đình 26,1 65 0,34 2 350 190 790 290
QCVN 05:2009/BTNMT - 350 200 30000 300
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57
So sánh kết quả phân tích các mẫu không khí khu vực thị xã Bỉm Sơn với tiêu chuẩn Việt Nam QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh, chúng tôi rút ra kết luận sau:
Không khí khu vực nhà máy xi măng nhìn chung đều bị ô nhiễm bụi.
Nồng độ khí NO2 ở một số vị trí vượt quá mức độ cho phép rất nhiều, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đường hô hấp của người dân xung quanh và sức khoẻ của các bộ, công nhân trong nhà máy.
Bụi lơ lửng ở các vị tri chưa vượt quá mức độ tiêu chuẩn cho phép, song ở mức độ tiêu chuẩn như thế này nồng độ bụi lơ lửng cũng ở mức cao và sẽ ảnh hưởng trực tiếp cây nông nghiệp và tới sức khoẻ người dân xung quanh.
Nồng độ khí SO2ở một số vị trí như:
- Vị trí cách ống khói 100m theo chiều gió là 375 (µg/m3) vượt quá tiêu chuẩn cho phép là 25 (µg/m3).
- Vị trí cách ống khói 1000m về phía Đông Nam là 350 (µg/m3), vị trí khu
dân cư mỏ đá (nhà Ông Chiến) là 320 (µg/m3) và khu dân cư phía Nam mỏ sét (nhà
Ông Tống Ngọc Lâm) là 350 (µg/m3). Mặc dù nồng độ khí SO2cũng chưa vượt quá quy chuẩn cho phép, song ở mức cao như vậy cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn cho sức khoẻ người dân xung quanh và cây trồng vật nuôi.
Các khí S0x, N0x khi bị ôxy hoá trong không khí và kết hợp với nước mưa tạo nên mưa axit gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cây trồng và thảm thực vật. Khi nồng độ S02 trong không khí khoảng 1-2 ppm có thể gây chấn thương đối với lá cây sau vài giờ tiếp xúc. Đối với các loại thực vật nhạy cảm giới hạn gây độc kinh niêm khoảng 0,15 - 0,30 ppm. Nhạy cảm nhất đối với S02 là thực vật bậc thấp như rêu, địa y.
Nồng độ trung bình các chất ô nhiễm không khí mỗi lần đo về cơ bản đều xấp xỉ QCVN do đặc điểm dễ phát tán của các khí và do ảnh hưởng của các giá trị thời điểm không có phương tiện qua lại hay lặng gió. Tuy nhiên, tại từng thời điểm cụ thể khi có các phương tiện đi qua các điểm khảo sát, các số đo tức thời (giá trị Max) giao động và vượt QCVN nhiều lần, độ đậm đặc của khói bụi và các chất gây ô nhiễm có thể dễ dàng quan sát thấy bằng mắt thường.
Nhằm thu thập ý kiến của cộng đồng dân cư Thị xã Bỉm Sơn, đề tài đã tiến hành điều tra xã hội học đối với tất cả các khối dân cư khu vực gần nhà máy xi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58
măng . Đối tượng thu thập thông tin bao gồm nhân dân sống trong khu vực và công nhân nhà máy. Tổng số lượng các hộ gia đình được tham vấn là 150 hộ. Kết quả xử lý số liệu điều tra tổng hợp ý kiến của nhân dân đối với chất lượng môi trường không khí cụ thể như sau:
Khi tham vấn 120 hộ gia đình thuộc phường Ba Đình, phường Lam Sơn, Phường Đông Sơn, xã Hà Lan...về vấn đề ô nhiễm bụi của quá trình khai thác đất, đá và vận chuyển xi măng, có 77 hộ (chiếm 64% số hộđược tham vấn) bức xúc về vấn đề ô nhiễm bụi trong không khí. Các hộ dân đều phản ánh các xe vận chuyển đất, đá chạy rất nhanh trong khu vực dân cư và che bạt rất sơ sài. Hiện nay mặc dù mật độ xe vận tải nhiều và hàng ngày xe đi lại qua khu vực dân cư nhưng nhà máy có rất ít xe phun nước rửa đường để hạn chế bụi có hiệu quả tức thời và hạn chế được ô nhiễm bụi lâu dài. Ngoài ra, vào những tháng 9, tháng 10 hàng năm, khi mùa thu, mùa hanh tới khói bụi của nhà máy xi măng phát tán ra thấy xuất hiện rất nhiều muội than đen, có những thời điểm bụi rơi dầy đặc cả sân và vườn của nhà dân, các vườn rau bị phủ kín bụi làm giảm năng suất rau trồng của người dân. Vì vậy, ô nhiễm bụi đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân (ăn uống, vệ sinh nhà cửa, sản xuất nông nghiệp...) và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của cộng đồng dân cư sống hai bên đường.
Đồ thị 4.1: Ý kiến của cộng đồng về môi trường không khí
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59
Như vậy, bụi được người dân phản ánh ô nhiễm rất nghiêm trọng, không đảm bảo sức khoẻ, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người dân và kiến nghị cần có biện pháp hạn chế ô nhiễm đồng bộ từ phía chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội và cơ quan chủ quản. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 H« hÊp M¾t Ngoµi da Kh¸c %
Đồ thị 4.2: Ảnh hưởng của ô nhiễm bụi tới sức khoẻ