Phương pháp thu thập tài liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường do sản xuất xi măng đến sản xuất nông nghiệp tại thị xã bỉm sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 54)

3.2.2.1. Phương pháp chọn điểm và đối tượng nghiên cứu

- Điểm nghiên cứu: Trong đề tài nghiên cứu chúng tôi tiến hành lựa chọn các xã, phường ô nhiễm môi trường và các xã phường không ô nhiễm môi trường để nghiên cứu đề tài.

- Đối tượng nghiên cứu:

+ Nghiên cứu sự ô nhiễm môi trường do sản xuất xi măng.

+ Chọn đối tượng điều tra: Hộ nông dân sản xuất nông nghiệp và người dân trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Là những thông tin thu thập từ những tài liệu nghiên cứu có liên quan đã được công bố, được học viên thu thập từ các nguồn qua: Sách, tạp chí về môi trường, các đề tài nghiên cứu về môi trường, các báo cáo luận văn của các học viên, nghiên cứu sinh…về ô nhiễm môi trường. Số liệu từ Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Kinh tế Thị xã Bỉm Sơn…..

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45

Những thông tin và số liệu này được thu thập, chọn lọc từ các nguồn khác nhau, góp phần làm rõ tình hình chung của địa bàn, cơ sở lý luận, thực tiễn của vấn đề cần được nghiên cứu.

3.2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Do đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường do việc sản xuất xi măng đến sản xuất nông nghiệp nên số liệu thứ cấp không đủđáp ứng được yêu cầu nghiên cứu, vì vậy bước thu thập số liệu sơ cấp đóng vai trò rất quan trọng.

- Sử dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người dân, tiếp cận hệ thống thông qua điều tra và bộ câu hỏi đã được lập sẵn, từđó tổng hợp lại số liệu đã được thu thập.

- Điều tra, khảo sát thực tế để nắm được tình trạng ô nhiễm môi trường. Quá trình sản xuất xi măng ảnh hưởng tới cả hộ gia đình và cộng đồng nên chúng tôi tiến hành thu thập số liệu sơ cấp như sau:

a. Ở cấp gia đình:

Nghiên cứu đề tài tiến hành thu thập số liệu ở cấp hộ chủ yếu bằng những phương pháp:

- Thảo luận nhóm (PRA- phương pháp đánh giá nhanh nông thôn qua sự tham gia của người dân): chúng tôi tiến hành thảo luận nhóm theo các chủ đề về tình trạng ô nhiễm môi trường do khai thác đá, sản xuất xi măng trên địa bàn, những thay đổi về kinh tế xã hội, các vấn đề có tính thời sự do ô nhiễm môi trường từ việc sản xuất xi măng của địa phương, những vấn đềđược nhiều người quan tâm là gì? tác động của ô nhiễm môi trường do sản xuất xi măng đến sản xuất nông nghiệp như thế nào? những giải pháp mà địa phương đã áp dụng nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường đã đạt được những gì? còn những vấn đề gì bất cập trong các biện pháp đó? mong muốn và đề xuất từ phía người dân...Đây là những thông tin rất quan trọng góp phần làm nổi bật nội dung cần nghiên cứu và được chúng tôi chú trọng vì có những thông tin không thể điều tra bằng mẫu câu hỏi được. Ở phương diện cá nhân họ không thể nhớ hết được, cho nên tiến hành thảo luận nhóm là phương pháp hỗ trợ đắc lực và có hiệu quả cho phương pháp phỏng vấn. (Nguyễn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46

Hữu Trí (2003), Bài giảng hệ thống nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội). - Phỏng vấn theo mẫu câu hỏi: Bảng câu hỏi có chứa đựng những nội dung liên quan đến số diện tích đất bị giảm do ô nhiễm môi trường, năng suất và giá nông sản trong những năm gần đây tại địa phương, sự thay đổi năng suất một số cây trồng vật nuôi, các biện pháp hạn chế tác động của ô nhiễm môi trường do sản xuất xi măng đến sản xuất nông nghiệp đã còn tồn tại những bất cập gì. (Tô Dũng Tiến (2003), Bài giảng phương pháp nghiên cứu kinh tế, Đại học Nông nghiệp Hà Nội).

- Thông qua phỏng vấn KIP: phỏng vấn một số cán bộ chủ chốt của địa phương cũng như một số chuyên gia, chuyên khảo về vấn đề nghiên cứu. (Nguyễn Hữu Trí (2003), Bài giảng hệ thống nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội).

b. Ở cấp cộng đồng

Đặc trưng của cấp này là các thông tin thu được thường mang tính chất kiểm nghiệm và kiểm chứng, tức thông tin này nhằm mục đích đối chứng với các thông tin thu được ở cấp hộ có chính xác hay không?. Để thu thập thông tin ở cấp cộng đồng chúng tôi dùng phương pháp phỏng vấn không chính thức và PRA. Tuy nhiên, phỏng vấn không chính thức được chúng tôi tiến hành nhiều hơn cả, hình thức rất phong phú. Người phỏng vấn có thể là: cán bộđương chức hoặc đã nghỉ hưu ởđịa phương, phản ánh của khách du lịch, các cụ già, các cô, bác nông dân...tất cả nhằm làm tăng thêm sự phong phú về số liệu cũng như tính hẫp dẫn cho đề tài. (Tô Dũng Tiến (2003), Bài giảng phương pháp nghiên cứu kinh tế, Đại học Nông nghiệp Hà Nội).

Để nắm rõ hơn ảnh hưởng của ONMT đến sản xuất nông nghiệp và cuộc sống của người dân tại các khu vực, chúng tôi tiến hành thu thập số liệu sơ cấp qua phỏng vấn cá nhân trong hộ gia đình, công nhân trong công ty. Nội dung phỏng vấn tập trung vào các ý như: năng suất lúa và 1 số rau màu thay đổi như thế nào so với trước khi những chất thải của việc sản xuất xi măng do mưa rửa trôi ra đồng ruộng, sông suối….

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47

Bảng 3.3: Số lượng mẫu điều tra năm 2013

Đối tượng phỏng vấn ĐVT Tổng số Phân bố Xã 1 Xã 2 Xã 3 Thị xã 1. Cán bộ nhà máy xi măng Người 5 - - - 5 2. Cán bộ xã, phường Người 12 3 3 3 3 3. Cán bộ quản lý môi trường thị xã Người 5 1 1 1 2 4. Hộ gia đình

Trong đó: Hộ nông dân

Hộ Hộ 120 90 40 30 40 30 40 30 0 0 5. Cán bộ y tế xã, thị xã Người 8 2 2 2 2 Tổng số Người 150 46 46 46 12 3.2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Thông tin, số liệu được tiến hành thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn người dân (liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường do sản xuất xi măng). Số liệu sơ cấp sẽ được tính toán, phân tích qua các công cụ như máy tính, phần mềm Excel... để làm rõ hơn về thực trạng sản xuất nông nghiệp và đời sống của các hộ dân và người dân trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường do sản xuất xi măng đến sản xuất nông nghiệp tại thị xã bỉm sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 54)