Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường do sản xuất xim ăng đến sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường do sản xuất xi măng đến sản xuất nông nghiệp tại thị xã bỉm sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 25)

hoặc gián tiếp tới sức khỏe người dân. - Tính chất:

Khi các nguyên liệu trong sản xuất xi măng rơi vãi, các loại sét bẩn không đưa vào sản xuất, các chất thải rắn của lò nung và các loại bao bì rách không được thu gom...các loại chất thải rắn này sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt khi có mưa chảy tràn và gây bụi cục bộ.

- Tiêu chuẩn quản lý chất thải rắn:

Tiêu chuẩn quản lý chất thải rắn khác với tiêu chuẩn chất lượng nước hay chất lượng không khí ở chỗ nó không quy định giới hạn các chỉ tiêu tính chất của chất thải rắn, mà là tiêu chuẩn áp dụng cho các khía cạnh của việc quản lý chất thải rắn, bao gồm lưu chứa, thu gom, vận chuyển, đổ bỏ chất thải rắn, cũng như quản lý, vận hành, bảo dưỡng các phương tiện.

2.2. Lý luận về ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường do sản xuất xi măng đến sản xuất nông nghiệp sản xuất nông nghiệp

2.2.1. nh hưởng ca ô nhim môi trường do sn xut xi măng đến sn xut nông nghip nông nghip

2.2.1.1. Ảnh hưởng đến diện tích đất nông nghiệp

Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, tơ, sợi và các sản phẩm khác bởi trồng trọt và chăn nuôi. Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế mỗi quốc gia. Nông nghiệp là tập hợp các phân ngành như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản và công nghệ sau thu hoạch.

Trong nông nghiệp có hai loại chính là nông nghiệp thuần nông và nông nghiệp hiện đại. Để phát triển được nông nghiệp thì các nhân tố tự nhiên là tiền đề cơ bản để phát triển và phân bố nông nghiệp. Mỗi loại cây trồng, vật nuôi chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong những điều kiện tự nhiên nhất định. Các điều kiện tự nhiên quan trọng hàng đầu là đất, nước và khí hậu. Chúng sẽ quyết định khả năng nuôi trồng các loại cây, con cụ thể trên từng lãnh thổ, khả năng áp dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp, đồng thời có ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng, vật nuôi. (Phạm Văn Khiêm. 2010. Nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển các nhà máy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 16

xi măng đến sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện Thanh Liêm,

tỉnh Hà Nam. Luận văn thạc sỹ. Đại học Nông nghiệp Hà Nội).

Đất đai là cơ sởđầu tiên, quan trọng nhất để tiến hành trồng trọt, chăn nuôi. Quỹ đất, tính chất đất và độ phì của đất có ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, năng suất và sự phân bố cây trồng, vật nuôi trên từng lãnh thổ và nó cũng quyết định quan trọng đến hiệu quả của năng suất cây trồng và vật nuôi đó.

Nguồn tài nguyên đất nông nghiệp trên thế giới rất hạn chế, chỉ chiếm 12% diện tích tự nhiên, trong khi số dân vẫn không ngừng tăng lên. Tuy diện tích đất hoang hoá còn nhiều, nhưng việc khai hoang, mở rộng diện tích đất nông nghiệp rất khó khăn, đòi hỏi nhiều công sức và tiền của. Đó là chưa kểđến việc mất đất do nhiều nguyên nhân như xói mòn, rửa trôi, nhiễm mặn và chuyển đổi mục đích sử dụng. Vì vậy, con người cần phải sử dụng hợp lý diện tích đất nông nghiệp hiện có và bảo vệđộ phì của đất.

Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn như hiện nay thì các nhà máy được hình thành và phát triển tạo ra bộ mặt nông thôn mới. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển đó thì diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp do việc đầu tư cơ sở hạ tầng để xây dựng và phát triển nhà máy, đồng thời kéo theo đó là một phần diện tích đất bị mất do chuyển đổi mục đích sử dụng và một lượng chất thải lớn của quá trình sản xuất xi măng làm ảnh hưởng tới diện tích đất nông nghiệp như diện tích trồng lúa, diện tích trồng cây màu ngắn hạn, diện tích trồng cây lâu năm, diện tích nuôi trồng của các trang trại, hộ nông dân, điều đó ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và thu nhập của các hộ nông dân. Các hộ nông dân sẽ mất một phần đất nông nghiệp của mình, kéo theo đó là sản lượng nông nghiệp giảm mạnh.

2.2.1.2. Ảnh hưởng chất lượng đất nông nghiệp

Đất là tư liệu sản xuất đặc biệt, là đối tượng lao động độc đáo, là nền tảng của các hệ sinh thái Trái Đất. Trên quan điểm sinh thái học thì đất là một tài nguyên tái tạo, là “vật mang” nhiều hệ sinh thái khác nhau trên Trái Đất. Con người tác động vào đất cũng chính là tác động vào các hệ sinh thái mà đất “mang” trên mình nó. Cho nên việc bảo vệ môi trường đất, đặc biệt là đất nông nghiệp và các giải pháp khống chế và ô nhiễm đất nông nghiệp, duy trì tính năng sản xuất lâu dài của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 17 đất là một chiến lược quan trọng của nước ta trong việc sử dụng hợp lý và lâu bền các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong một thời gian ngắn, rất nhiều nhà máy sản xuất xi măng đã ra đời, góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt kinh tế của đất nước. Bên cạnh đó, nền sản xuất nông nghiệp của Việt Nam cũng có nhiều thay đổi to lớn nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải thiện năng suất và chất lượng cấy trồng. Tuy nhiên, song hành với những phát triển trên đây thì vấn đề môi trường của Việt Nam cũng đang có xu hướng ngày càng xấu đi, thể hiện trên nhiều thành phần môi trường như ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí. Trong ba thành phần môi trường đó thì dường như vấn đề ô nhiễm đất thường bị xem nhẹ hơn tầm quan trọng của nó, mặc dù các chất gây ô nhiễm đất có thể bị tích lũy trong cây trồng và tác động trực tiếp đến sức khỏe con người qua bữa ăn hàng ngày. Nhiều chất ô nhiễm trong đất và cây trồng không nhìn thấy bằng mắt thường nhưng ảnh hưởng của nó là rất lớn. Trong đó, đối với môi trường đất nói riêng, sự ô nhiễm và tích lũy dần theo thời gian các kim loại nặng ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng nông sản, từ đó làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường thế giới. Vì vậy, để nâng cao chất lượng nông sản thì bên cạnh việc tạo ra các giống rau quả mới có năng suất cao, chất lượng tốt thì cũng cần phải hạn chế sự tích lũy các chất thải rắn, các kim loại nặng trong đất do chất thải từ sản xuất công nghiệp cũng như trong sản xuất xi măng.

2.2.1.3. Ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp

Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm nông – lâm – ngư nghiệp. Sản xuất nông nghiệp không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ. Hiện tại cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người, không ngành nào có thể thay thế được. Trên 40% số lao động trên thế giới đang tham gia vào hoạt động nông nghiệp. Đảm bảo an ninh lương thực là mục tiêu phấn đấu của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18

mỗi quốc gia, góp phần ổn định chính trị, phát triển nền kinh tế. (Phạm Văn Khiêm. 2010. Nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển các nhà máy xi măng đến sản xuất

nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Luận

văn thạc sỹ. Đại học Nông nghiệp Hà Nội).

Sản xuất xi măng phát triển thúc đẩy nhanh nền kinh tế phát triển nhưng kéo theo đó là tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, làm cho chất lượng đất không tốt ảnh hưởng tới năng suất cây trồng trong nông nghiệp, ảnh hưởng không nhỏ tới nuôi trồng vật nuôi, tới nuôi trồng thủy sản và trong sản xuất lâm nghiệp, hạn chế vấn đề xuất khẩu sản phẩm lương thực, thực phẩm của quốc gia và giảm giá trị mặt hàng xuất khẩu cũng như giảm các nguồn thu ngoại tệ. Đặc biệt, tại các khu vực xung quanh nhà máy sản xuất xi măng thì năng suất về cây hoa màu, củ quả và một số loại cây khác sẽ giảm đi đáng kể do bị ảnh hưởng từ chất thải nước, không khí từ nhà máy.

2.2.2 nh hưởng ca ô nhim môi trường do sản xuất xi măng đến sức khoẻ người dân

Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, môi trường đất và môi trường nước do sản xuất xi măng ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động và người dân xung quanh khu vực, đặc biệt là các hộ dân sinh sống gần khu vực nhà máy sản xuất xi măng, phạm vi ảnh hưởng đó có thể lên tới bán kính 3-4km. Trong quá trình sản xuất đó, đặc biệt nghiêm trọng là sự ảnh hưởng ô nhiễm môi trường không khí tới đời sống của cộng đồng dân cư. Ô nhiễm không khí do khai thác đất sét, mỏ đá, đá vôi, khi vận hành đốt cháy các nhiên liệu như than, dầu và một số chất hữu cơ khác thì quá trình đó thải ra các khí như CO, SO2, NO2, Pb, các bụi đất đá, tiếng ồn. Các khí này có những tác động xấu tới sức khỏe của con người như:

Khí Cácbon ôxit (CO): Đây là một chất gây ngạt, do nó áp lực với Hymoglobin trong máu mạnh hơn ôxy nên nó chiếm chỗ ôxy trong máu, làm cho việc cung cấp ooxxy cho cơ thể giảm, nồng độ bằng 10 ppm có thể gây đau đầu, chóng mặt. Với nồng độ 250 ppm có thể gây tử vong.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19

Khí Sunfurơ (SO2)là chất khí gây kích thích đường hô hấp mạnh, khi hít thở phải khí SO2 thậm chí ở nồng độ thấp có thể gây co thắt các cơ thẳng của phế quản. Nồng độ SO2 lớn có thể gây tăng tiết nhầy ở niêm mạc đường hô hấp trên và ở các nhánh khí phế quản. SO2 ảnh hưởng tới chức năng của phổi, gây viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, gây bệnh tim mạch, tăng mẫn cảm ở những người mắc bệnh hen.

Khí Nitơ đi ôxit (NO2) là một chất khí nguy hiểm, tác động mạnh đến cơ quan hô hấp đặc biệt ở các nhóm mẫn cảm như trẻ em, người già, người mắc bệnh hen. Tiếp xúc với NO2 sẽ làm tổn thương niêm mạc phổi, tăng nguy cơ nhiễm trùng, mắc các bệnh hô hấp, tổn thương chức năng phổi, mắt, mũi, họng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bụi: hầu hết các hạt bụi có đường kính từ 5-10 µm (có thể dễ dàng xuyên qua khẩu trang) xâm nhập và lắng đọng ở đường hô hấp giữa. Bụi hô hấp là những hạt bụi có đường kính khí động học dưới 5 µm, có thể xâm nhập sâu đến tận các phế nang của phổi là vùng trao đổi của hệ hô hấp. Ảnh hưởng của bụi vào sức khỏe phụ thuộc vào tính chất, nồng độ và kích thước hạt. Bụi có thể gây các bệnh đường hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, mắt, da, ung thư...

Chì (Pb): khói xả từ động cơ của các phương tiện tham gia giao thông có chứa một hàm lượng chì nhất định. Ngoài ra, chì có thể sinh ra từ các mỏ quặng, từ nhà máy sản xuất pin, chất dẻo tổng hợp, sơn, hóa chất,.. Chì xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, thức ăn, nước uống, qua da, qua sữa mẹ,.. Chì sẽ tích đọng trong xương và hồng cầu gây rối loặn tủy xương, đau khớp, viêm thận, cao huyết áp, tai biến mạch máu não, gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, phá vỡ hồng cầu gây thiếu máu, làm rối loạn chức năng thận.

Tiếng ồn: sinh ra từ hoạt động của máy móc, động cơ xe, tiếng còi xe, loa phát thanh,.. Thông số tiếng ồn có tiêu chuẩn khác nhau theo khu vực và thời gian cụ thể. Khi thông số tiếng ồn vượt quá TCCP sẽ gây mệt mỏi thính giác, giảm thị lực, gây ù tai, làm nhiễu loạn chức năng não, tăng nhịp thở và giảm khả năng phân biệt màu sắc, gây viên dạ dày, rối loạn tuần hoàn, rối loạn thần kinh thực vật. (Khúc Thị Điểm (2008),“Đánh giá tác động môi trường của khai thác tài nguyên than đến sản xuất nông nghiệp tại thị xã Uông Bí, tỉnh Thanh Hóa ”, luận văn thạc sỹ, Đại

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20

2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài

2.3.1. Tng quan vnh hưởng ô nhim môi trường do sn xut xi măng các nước

2.3.1.1. Tình hình ô nhiễm môi trường do sản xuất xi măng ở các nước ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp

Hiện nay trên thế giới có khoảng 160 nước sản xuất xi măng, các nước có ngành công nghiệp xi măng chiếm tỷ trọng lớn của thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Inđonesia. Ở các nước trên thế giới như: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Singapore,...chính phủ coi nhiệm vụ bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ chiến lược trong chính sách phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Đặc biệt, ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp như sản xuất than, xi măng, nhôm...được các chính phủ chú trọng quan tâm. Bởi sản xuất xi măng là chiến lược phát triển kinh tế đất nước nhưng kéo theo đó là tình trạng ô nhiễm môi trường bị tàn phá nặng nề do khói, bụi và các chất thải sinh ra từ quá trình sản xuất, ảnh hưởng mạnh mẽ tới sức khoẻ của cộng đồng dân cư và đặt biệt, ngành sản xuất xi măng phát triển thì kéo theo đó là đất cho ngành nông nghiệp bị giảm, chất lượng đất để sản xuất nông nghiệp bị kém và năng suất trồng trọt, chăn nuôi của ngành nông nghiệp cũng giảm đi. Điều đó, đồng nghĩa với việc phát triển sản xuất ngành nông nghiệp ở các nước sản xuất xi măng không cao.

Các chính phủ đã ban hành nhiều đạo luật về bảo về môi trường như: Đạo luật môi trường và sức khoẻ cộng đồng, đạo luật về kiểm soát môi trường, đạo luật về hệ thống cống tiêu thoát nước, luật về phòng chống tiếng ồn gây ô nhiễm môi trường, luật phòng chống nạn ô nhiễm nước, đạo luật về quá cảnh chất thải nguy hiểm...Đi kèm với các đạo luật này là hàng chục văn bản hướng dẫn thi hành. Song, không phải cứ ban hành các đạo luật và văn bản thi hành thì việc bảo vệ môi trường đạt hiệu quả mà quan trọng là nội dung của luật đó có khả thi không và những đảm bảo về pháp luật được thực thi trong cuộc sống. Để thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường các chính phủ cũng rất quan tâm tới việc tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân và cả cộng đồng. Hiện nay, cũng đã có nhiều nghiên cứu về các giải pháp kinh tế nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các khu vực sản xuất công nghiệp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21 Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu đã được thông qua nhưng thắng lợi về việc bảo vệ môi trường vẫn chưa cao.

2.3.1.2. Bài học kinh nghiệm về quản lý ô nhiễm môi trường ở các nước

a. Ở Trung Quốc

Là một quốc gia đông dân nhất trên thế giới (1,3 tỷ người) với tốc độ tăng trưởng kinh tế từ lâu đã khiến các nước khác thèm muốn, nhưng việc mở rộng phát triển công nghiệp trong 3 thập kỷ qua cũng đang dần biến họ thành một trong những nước “độc hại” nhất thế giới. Vô số thành phố đang bị bao phủ bởi khói bụi trong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường do sản xuất xi măng đến sản xuất nông nghiệp tại thị xã bỉm sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 25)