tại thị xã Bỉm Sơn
4.3.2.1. Giải pháp kinh tế, quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường
a. Nhóm giải pháp dùng công cụ tài chính
Thứ nhất: Huy động nguồn tài chính cho bảo vệ môi trường.
- Tăng cường ngân sách nhà nước cho đầu tư bảo vệ môi trường. Chủ trương của Đảng và của Thanh Hoá là sẽ đầu tư ngân sách cho sự nghiệp bảo vệ môi trường, năm 2010 số chi cho sự nghiệp BVMT chiếm 2% tổng chi ngân sách địa phương. Để thực hiện chủ trương này, Thanh Hoá cần đẩy mạnh phát triển kinh tế nhằm ổn định và phát triển nguồn thu cho các năm sau, đồng thời phải giám sát chặt chẽ việc thu chi đảm bảo chi đúng nội dung, chi đủ và đạt được kết quả cao trong công tác BVMT.
- Huy động vốn vay của Quỹ BVMT quốc gia để có kinh phí cho bảo vệ môi trường toàn thị xã.
- Huy động sự tham gia của các doanh nghiệp vào việc đầu tư nguồn lực cho các hoạt động BVMT, áp dụng các chính sách khuyến khích đầu tư BVMT như giảm thuế nhập khẩu thiết bị BVMT, giá đất ưu đãi cho khu xử lý chất thải, tín dụng lãi suất thấp cho vay đối với các công trình xử lý rác thải...
- Thành lập Quỹ BVMT của thị xã nhằm tài trợ cho các dự án đầu tư xây dựng xử lý ô nhiễm trên địa bàn, tập trung cho xử lý ô nhiễm môi trường. Quỹ BVMT lấy nguồn kinh phí hoạt động từ thuế, phí BVMT, từ ngân sách nhà nước, từ các nguồn đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, vốn vay từ Quỹ BVMT quốc gia...Nhằm đảm bảo hiệu quảđồng vốn đầu tư của Quỹ, thực hiện mục tiêu chỉ hỗ trợ cho những dự án về BVMT, các dự án xây dựng công trình xử lý chất thải, các dự án đa dạng hoá sinh học.
Thứ hai: Tăng cường các công cụ kinh tế cho BVMT
Công cụ kinh tế là biện pháp đơn giản để làm giảm ONMT hơn là lập các kế hoạch cho phép với nhiều loại giấy tờ và biện pháp kỹ thuật phức tạp, khó áp dụng và cũng khó kiểm soát. Trong những năm tới cần đẩy mạnh nghiên cứu và áp dụng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 102
vào thực tiễn quản lý môi trường các loại thuế, phí BVMT; các cơ chế kỹ quỹ BVMT, đặt cọc và hoàn trả...cụ thể là:
- Xây dựng các quy định về thu thuế BVMT trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn để điều tiết các đối tượng gây ONMT sinh thái. Mở rộng đối tượng chịu thuế gồm tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc tiêu dùng các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ gây ONMT. Thuế sẽ được đánh bằng tỷ lệ phần trăm trên doanh thu hoặc trên chi phí, hoặc cũng có thể tính bằng số tuyệt đối theo nguyên tắc số thuế phải nộp tương ứng hoặc cao hơn mức thiệt hại về môi trường do đối tượng gây ô nhiễm tạo ra. Đặc biệt, nguồn thu từ thuế môi trường phải được điều tiết theo tỷ lệ nhất định về Quỹ BVMT của tỉnh để bổ sung nguồn tài chính cho các dự án cải tạo và BVMT.
- Sửa đổi, bổ sung và thay thế Quyết định 113/QĐ-UB ngày 12/7/2004 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp trên tinh thần Nghịđịnh số 67/2003/NĐ-CP và Nghịđịnh số 81/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Tiến hành tăng cường các biện pháp thu phí BVMT theo quy định mới.
- Phí môi trường theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, cần phải ban hành mức độ phạt đối với người gây ô nhiễm môi trường. Tăng cường sử dụng các biện pháp như ký quỹ môi trường, hệ thống đặt cọc, hoàn trả đối với các cơ sở sản xuất có quy mô lớn và gây ONMT.
b. Nhóm giải pháp tăng cường công cụ luật pháp
Thứ nhất: Lồng ghép BVMT vào trong các chủ trương, chính sách, kế hoạch và chiến lược phát triển KTXH của tỉnh.
Như trên đã đề cập, một tồn tại lớn trong công tác quản lý nhà nước về BVMT của Thanh Hoá là chưa đưa vấn đề BVMT vào các chủ trương, chính sách, các kế hoạch và chiến lược phát triển KTXH của tỉnh. Trong kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2006-2010 được UBND tỉnh phê duyệt năm 2005, BVMT không được nhắc đến như là một nhiệm vụ quan trọng, ngang hàng với các nhiệm vụ về kinh tế và xã hội, nhiệm vụ BVMT chỉ được đề cập mờ nhạt ở những cụm từ phát triển bền vững. Đối với cấp huyện, cấp xã thì vấn đề BVMT cũn gần như là mơ hồ, xa lạ. Điều này cho thấy BVMT vẫn chưa được quan tâm, chưa có một “chỗđứng”
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 103
thực sự trong hệ thống chủ trương, chính sách của các cấp. Để thực hiện phát triển bền vững, chúng ta cần phải thực hiện đồng thời phát triển bền vững trên 3 lĩnh vực: kinh tế, xã hội và môi trường. Tức là nhiệm vụ BVMT phải được coi trọng như các nhiệm vụ về kinh tế và xã hội. Điều này cần lồng ghép BVMT vào trong các chủ trương, chính sách, Nghị quyết, kế hoạch và chiến lược phát triển của tỉnh, làm cơ sở pháp lý cho các hoạt động BVMT trong những năm tới.
Thứ hai: Cụ thể hoá Luật BVMT năm 2005 và các văn bản hướng dẫn Luật (Nghịđịnh 80, 81 của Chính phủ) theo đặc thù của tỉnh Thanh Hoá.
Luật BVMT năm 2006 và các văn bản pháp lý dưới luật của Nhà nước ra đời tạo ra khung khổ pháp lý chung cho hoạt động BVMT trên phạm vi toàn quốc. Trên cơ sở khung pháp lý này, mỗi vùng, mỗi ngành và địa phương cần phải vận dụng, xây dựng những quy định cụ thể cho phù hợp với đặc thù của mình. Nhằm cụ thể hoá và đưa Luật BVMT vào cuộc sống, đồng thời đẩy mạnh hoạt động BVMT trên địa bàn tỉnh, nhất là khu vực có các khu công nghiệp. Việc xây dựng Quy chế mới cần tập trung theo hướng quan trọng sau:
- Quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, của từng ngành, từng cấp và cơ chế phối kết hợp trong hoạt động BVMT như Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá hiện trạng, đề ra các giải pháp và tổ chức các hoạt động chống ô nhiễm, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định các dự án đầu tư trên phương diện môi trường, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong việc nghiên cứu, triển khai các đề tài khoa học, các mô hình xử lý ô nhiễm; Sở Tài chính có trách nhiệm cân đối và bố trí ngân sách cho sự nghiệp BVMT bảo đảm không thấp hơn 2% tổng chi ngân sách địa phương.
Thứ ba: Củng cố lại tổ chức bộ máy về BVMT ở các cấp. Hiện tại, tổ chức bộ máy quản lý môi trường đó được hoàn thiện về cơ bản. Tại mỗi cấp đều có bộ phận quản lý về môi trường chuyên biệt như cấp tỉnh có Phòng Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; cấp huyện có Phòng Tài nguyên và Môi trường; cấp xã có cán bộ chuyên quản về công nghệ, địa chính và môi trường. Tuy nhiên,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 104
theo phân tích ở trên cho thấy còn nhiều tồn tại trong tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về môi trường như nhân lực mỏng, thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn cao và chưa có bộ phận quản lý môi trường tại các ban quản lý các khu công nghiệp và cụm tiểu cụng nghiệp.
Thứ tư: Ban hành các văn bản, chính sách hướng dẫn và khuyến khích các
xã, phường, làng xây dựng hương ước gắn với BVMT. Hương ước là những “bộ luật riêng” của các làng ở nông thôn Việt Nam, nó là văn bản quan trọng điều chỉnh hành vi của người dân trong làng theo những quy định riêng đặc trưng cho phong tục, tập quán và nét văn hoá truyền thống của làng đó. Hương ước được người dân trong làng hết sức tôn trọng và tuân thủ tự giác, việc vi phạm hương ước đôi khi là điều xấu hổ thậm chí bị dân làng xa lánh. Tận dụng “sức mạnh” này của hương ước, cần có những chính sách nhằm khuyến khích các làng nghề xây dựng hương ước gắn với BVMT. Đưa BVMT thành một nội dung quan trọng trong các bản hương ước. Các quy định trong hương ước cần cụ thể, dễ hiểu và dễ thực hiện trước hết là những quy định về vứt bỏ, thu gom và phân loại chất thải, về vệ sinh môi trường làng xóm...
c. Nhóm giải pháp tăng cường sử dụng các công cụ kỹ thuật trong bảo vệ môi trường
Thứ nhất: Đầu tư xây dựng các mô hình xử lý triệt để ô nhiễm môi trường.
Mục tiêu trước mắt là cần phải ngăn chặn và xử lý ngay các khu vực, các cơ sở sản xuất ONMT nghiêm trọng, tiếp đến là phòng ngừa ô nhiễm, từng bước nâng cao chất lượng môi trường trên toàn khu vực. Để thực hiện mục tiêu này, các cấp chính quyền cần đầu tư ngân sách cho hoạt động nghiên cứu các mô hình xử lý chất thải, đầu tư xây dựng các công trình BVMT cho các cơ sở sản xuất. Trong những năm qua, các mô hình như xử lý nước thải ở bụi, tiếng ồn ở khu khai thác cũng chưa cao do có ít công trình xử lý, công nghệ xử lý còn thô sơ.
Thứ hai: Nhà nước cần đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở môi trường tại thị xã như xây dựng bãi thu gom chất thải rắn tập trung, xây dựng đường giao thông nội bộ, khu sinh hoạt cộng đồng, nạo vét và cải tạo lại hệ thống thoát nước thải, thu hồi đất đối với những cơ sở lấn chiếm để quy hoạch các mảng cây xanh, hồ nước nhằm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 105 đa dạng hoá sinh học tạo cảnh quan thiên nhiên trong sạch phục vụ cho sức khoẻ của người dân.
Thứ ba: Thành lập các trạm quan trắc môi trường. Các trạm quan trắc này chịu sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn nghiệp vụ của Trung quan tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường Thanh Hoá (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hoá), có nhiệm vụ thống kê, điều tra và quan trắc tình hình ONMT tại những nơi có ô nhiễm. Trên cơ sở kết quả quan trắc, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường đề ra những biện pháp cần thiết để khắc phục ô nhiễm.
d. Nhóm giải pháp tăng cường giáo dục và truyền thông bảo vệ môi trường
BVMT là sự nghiệp của toàn dân. Sự nghiệp này có thành công được hay không là ở ý thức của mỗi người dân đối với vấn đề BVMT. Nhằm nâng cao nhận thức về BVMT cho mọi người dân, cộng đồng, doanh nghiệp, các tổ chức và các cấp chính quyền cần phải tăng cường công tác giáo dục và truyền thông theo các nội dung sau:
- Hàng năm tuyên truyền, giáo dục nhân dân thực hiện các quy định của luật bảo vệ môi trường. Tập trung tuyên truyền, phổ biến Luật BVMT năm 2006 và các văn bản dưới luật tới tất cả các sở, ban, ngành, UBND các cấp, các cán bộ công chức nhất là những cán bộ môi trường, tới đội ngũ chủ doanh nghiệp, chủ các cơ sở sản xuất và tới mọi người dân. Nội dung tuyên truyền phải phù hợp với từng đối tượng. Thực hiện tốt chương trình hành động chỉ thị số 36/CT-TƯ của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH – HĐH đất nước.
- Sở Tài nguyên và Môi trường cần phối hợp với các ban, ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội như Tỉnh đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Liên đoàn lao động, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Mặt trận tổ quốc tổ chức các lớp tập huấn cho các hội viên của mình về BVMT trong thời kỳ mới, tổ chức các đợt tuyên truyền sâu rộng tới các các cơ sở sản xuất trong cụm công nghiệp, đẩy mạnh việc lồng ghép các hoạt động vệ sinh, giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp, đổ rác và nước thải đúng nơi quy định, tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá trong các kỳ sinh hoạt hội viên, đẩy mạnh việc đoàn thanh niên tham gia quản
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 106
lý các đoạn đường tự quản, vệ sinh môi trường cơ sở.
- Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, phổ biến theo hướng cụ thể, đi sâu đi sát với hoạt động BVMT tránh tình trạng chỉ mang tính phong trào, hình thức như mít tinh, kỷ niệm, ra quân...vừa không hiệu quả lại vừa lãng phí ngân sách nhà nước.
- Đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình đưa nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân từ cấp tiểu học đến đại học, để cho mỗi con người chúng ta ngay từ mẫu giáo đó biết đến trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với BVMT, tạo cho mỗi người một ý thức tự giác thực hiện các quy định của Nhà nước về môi trường.
4.3.2.2. Giải pháp phát triển nông nghiệp ứng xử khi có ô nhiễm môi trường
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong quá trình phát triển nhà máy xi măng Bỉm Sơn cũng đang đặt ra nhiều vấn đề bức xúc, nhất là trong phát triển sản xuất nông nghiệp và ô nhiễm môi trường của thị xã Bỉm Sơn theo hướng bền vững.
Vấn đề quan tâm, lo lắng nhất hiện nay và trong giai đoạn tới đối với người lao động nông nghiệp và sự phát triển sản xuất nông nghiệp chính là việc giảm sút về chất lượng đất canh tác ảnh hưởng đến việc làm, đời sống của họ, ảnh hưởng tới sức khoẻ của người lao động nông nghiệp.
Để giải quyết vấn đề trên chúng tôi đưa ra một số phương hướng và giải pháp phát triển nông nghiệpứng xử khi có ô nhiễm môi trường như sau:
a. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp
Tổ chức thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp hàng hóa đạt hiệu quả kinh tế cao giai đoạn 2010 – 2015:
- Về trồng trọt:
+ Phát huy ưu thế của từng vùng, quy hoạch những vùng chuyên canh, thâm canh nhằm mục tiêu hướng tới sản xuất cây trồng theo hướng hàng hóa. Trồng những giống cây con nhằm tạo ra những nông sản có chất lượng tốt, giá trị sản lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường. Giảm dần diện tích sản xuất cây lương thực, tăng dần diện tích rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
+ Phát huy mô hình rau an toàn, lựa chọn những loại rau màu có chất lượng nhằm tạo sản phẩm trước tiên là phục vụ nhu cầu của thị xã.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 107
- Về chăn nuôi:
+ Hướng ngành chăn nuôi theo hướng chăn nuôi hàng hóa, hình thành mô hình chăn nuôi tập trung và chăn nuôi trang trại.
+ Thực hiện tốt phương thức tiêm phòng dịch bệnh cho các đàn gia súc gia cầm, đảm bảo an toàn trong chăn nuôi.
+ Phát triển chăn nuôi đại gia súc nhằm tận dụng vùng đất bãi và vùng đồi núi như phục vụ cho chăn nuôi dê, chăn nuôi bò...
+ Phát huy và khuyến khích mô hình chăn nuôi những vùng có thể kết hợp trồng trọt và chăn nuôi thủy sản.
Với phương hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo yêu cầu, đồng thời áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, sản xuất sạch, tiếp tục thực hiện tốt chương trình bể BIOGAS nhằmđảm bảo vệ sinh môi trường.
b. Phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hoá, chất lượng cao
Nhằm giải quyết việc làm tại chỗ cho nông dân và nâng cao thu nhập cho các hộ thì thị xã cần phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hoá tập trung và đạt chất