Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý, giảm thiể uô nhiễm mô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường do sản xuất xi măng đến sản xuất nông nghiệp tại thị xã bỉm sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 101)

cán bộ, công nhân nhà máy thì ô nhiễm môi trường ảnh hưởng không nhỏ tới cảnh quan nông thôn và đô thị. Tình trạng bụi phát tán vào các mùa thu, mùa hanh, vào tháng 9, tháng 10 hàng năm xuất hiện rất nhiều muội than đen, bụi rơi dầy đặc sân, bụi phủ quanh cây cối ven đường, bụi phủ sân vườn và bụi làm giảm khả năng quang hợp của cây xanh đã làm cho cảnh quan đô thị giảm đi rất nhiều.

4.2.2. Phân tích các yếu t nh hưởng đến công tác qun lý, gim thiu ô nhim môi trường môi trường

4.2.2.1. Tổ chức các hoạt động quản lý ô nhiễm môi trường a. Về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 92

- Thị xã Bỉm Sơn có một phòng TNMT, chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát các cơ sở trên địa bàn thị xã, có cán bộ chuyên môn phụ trách về lĩnh vực môi trường.

- Về tình hình cán bộ tài nguyên và môi trường cấp xã: Toàn thị xã có 8/8 đơn vị cấp xã có cán bộ làm công tác về tài nguyên và môi trường. Trong đó: Cán bộ có trình độđại học và cao đẳng 8 người.

+ Cán bộđịa chính xã, phường giúp UBND xã (phường) thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trong phạm vi xã, phường chịu sự chỉđạo, hướng dẫn kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở TN & MT và phòng Tài nguyên Môi trường thị xã giúp UBND thị xã quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.

Ngoài cơ cấu tổ chức của các cơ quan nhà nước còn có các công ty tư nhân, các tổ chức cá nhân về môi trường ra đời thực hiện các nhiệm vụ về môi trường như: Tư vấn môi trường, giáo dục tuyên truyền, xử lý môi trường, thu gom rác thải… nhằm hạn chế các tác động tiêu cực đối với môi trường.

Mặc dù cán bộ quản lý môi trường đều có trình độ chuyên môn nhưng lực lượng mỏng nên công tác quản lý môi trường trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn đạt hiệu quả chưa cao.

b. Về mặt thể chế chính sách

Năm 2011, công tác quản lý nhà nước về BVMT trên địa bàn thị xãđã đựơc UBND thị xã phối hợp với các ngành, đơn vị chức năng chỉ đạo chặt chẽ và quan tâm đúng mức, góp phần giải quyết tốt tình hình vi phạm pháp luật BVMT trên địa bàn. Tham gia các chương trình tập huấn, tuyên truyền phổ biến Luật Bảo vệ môi tr- ường năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật.

- UBND thị xã đã phối hợp, lập kế hoạch tiến hành thanh tra, kiểm tra công tác BVMT của 62 cơ sở SXKD, cơ sở y tế trên địa bàn thị xã; kiểm tra. Sau thanh tra, kiểm tra, tiến hành xử lý và kiến nghị UBND tỉnh xử phạt các cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm pháp luật BVMT trên địa bàn thị xã với tổng số tiền phạt hơn 20 tiệu đồng và yêu cầu các cơ sở có vi phạm nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật BVMT.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 93

Công tác thẩm định cam kết bảo vệ môi trường đã được tổ chức thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy định. Các CKBVMT sau khi được phê duyệt đã trở thành căn cứ pháp lý quan trọng để các chủ dự án có trách nhiệm và nghĩa vụ BVMT. Tại thị xã, UBND thị xã đã ký xác nhận đăng ký 37 Bản cam kết BVMT,

- Tình hình thực hiện công văn số 249/BTNMT-TCMT ngày 23/1/2009.

Sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Công văn số 249/BTNMT- TCMT ngày 23/01/2009 về việc tăng cường công tác BVMT trên phạm vi cả nước. Với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thị xã, Phòng Tài nguyên môi trường đã tham mưu cho UBND thị xã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn UBND xã phường, các ngành, đơn vị chức năng tổ chức thực hiện, với các nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể: Tham mưu cho UBND thị xã ban hành các văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường công tác BVMT trong lĩnh vực mình quản lý; xây dựng Kế hoạch Thực hiện chỉ thị số 29-CT/TW ngày 21/01/2009 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị (khoá IX) “Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Phối hợp với các ngành, đơn vị chức năng rà soát, quy hoạch lại các dự án đầu tư có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao nhằm hạn chế cấp phép đầu tư. Các dự án đã đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động cần tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác BVMT theo CKBVMT đã được phê duyệt; thực hiện tốt chương trình phối hợp hành động BVMT phục vụ phát triển bền vững năm 2011. Tổ chức điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường và thực hiện các giải pháp xử lý đối với các cơ sởđang hoạt động sản xuất, kinh doanh.

4.2.2.2. Thực hiện các công cụ kinh tế trong quản lý ô nhiễm môi trường

* Công cụ kinh tế: là các biện pháp khuyến khích về kinh tế, được xây dựng trên cơ sở các quy luật thị trường và cơ chế giá, được sử dụng để gây ảnh hưởng đối với hành vi của người gây ô nhiễm ngay từ giai đoạn chuẩn bị cho đến khi thực hiện quyết định. Các biện pháp khuyến khích kinh tế cho phép cân nhắc, trù tính kỹ lưỡng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 94

giữa cái “được” và “mất” của từng phương án hành động, nhằm tạo điều kiện cho việc lựa chọn phương án có lợi nhất cho môi trường, so với khi không sử dụng công cụ khuyến khích đó. Khác với công cụ pháp lý là những điều khoản mà bắt buộc người gây ô nhiễm phải bắt buộc thực hiện, các công cụ kinh tế cho phép người gây ô nhiễm có nhiều khả năng lựa chọn hơn, linh hoạt hơn trong khi ra các quyết định về phản ứng cần phải có đối với các tác động từ bên ngoài. Trong trường hợp ngân sách Nhà nước còn eo hẹp, nhất là các khoản dành chi cho các mục tiêu môi trường còn chưa lớn, các công cụ kinh tế có thể được coi là biện pháp vừa giúp tăng nguồn thu cho ngân sách, vừa giúp đạt mục tiêu môi trường với chi phí nhỏ hơn.

Một số vấn đềđáng lưu ý là tác động của công cụ kinh tếđối với chất lượng môi trường là không thể dựđoán được như các phương cách quản lý truyền thống. Vì vậy, người gây ô nhiễm có thể lựa chọn giải pháp riêng cho họ. Hơn nữa trong các trường hợp các phí, nếu mức thu phí không thoả đáng, một số người gây ô nhiễm có thể chịu nộp phí va tiếp tục gây ô nhiễm. Đối với các nước đang phát triển, một điểm yếu của công cụ kinh tế là chúng đòi hỏi phải có những thể chế phức tạp để thực hiện và buộc thi hành.

* Các lệ phí:

- Các lệ phí ô nhiễm:

Các lệ phí ô nhiễm đặt ra các chi phí phải trả để kiểm soát lượng ô nhiễm tăng lên nhưng lại để cho tổng chất lượng môi trương là bất định.

- Các lệ phí thải nước và thải khí:

Là một loại phí do các cơ quan Chính phủ thu, dựa trên số lượng hoặc chất lượng chất ô nhiễm do một sơ sở công nghiệp thải vào môi trường. Trong hệ thống phí thải nước hoặc thải khí, người xả phải chịu một khoản tiền nhất định cho một đơn vị chất ô nhiễm xã thải vào nguồn nước mặt hay vào bầu khí quyển. Nói chung, các lệ phí thải được sử dụng cùng với các tiêu chuẩn và các giấy phép, cho phép các tiêu chuẩn chất lượng nước và khí được thực hiện với một chi phí tối thiểu khả dĩ.

- Phí không tuân thủ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 95

nhiễm vượt quá mức quy định.

Các khoản phạt không tuân thủ cần phải được gắn với phạm vi của sự vi phạm và thời hạn của sự vi phạm.

- Các phí đối với người tiêu dùng

Các phí đối với người tiêu dùng là khoản thu trực tiếp cho các chi phí xử lý ô nhiễm cho tập thể hay cho công cộng. Như hiện nay đang được áp dụng đối với thu gom và xử lý rác thải thành thị và sử dụng nước máy trong sinh hoạt tại các khu vực thành thị.

- Lệ phí sản phẩm

Lệ phí sản phẩm là phí được cộng thêm vào giá sản phẩm hoặc đầu vào sản phẩm, gây ra ô nhiễm hoặc là ở giai đoạn sản xuất, hoặc giai đoạn tiêu dùng. Hiện nay đang được áp dụng đối với một số sản phẩm bán trên thị trường.

- Các lệ phí hành chính

Các lệ phí hành chính là các phí phải trả cho các cơ quan nhà nước vì các dịch vụ như đăng ký hoá chất, hoặc việc thực hiện và cưỡng chế thi hành các quy định vê môi trường. Chúng thường là một bộ phận của điều luật trực tiếp và chủ yếu nhằm tài trợ các hoạt động cấp giấy phép và kiểm soát của các cơ quan kiểm soát ô nhiễm.

+ Tăng giảm thuế:

Đây là giải pháp nhằm khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng các phương pháp quản lý và các công nghệ sản xuất có thể đảm bảo thải ra môi trường một lượng chất ô nhiễm tối thiểu.

+ Các khoản trợ cấp:

Bao gồm các khoản tiền trợ cấp, các khoản tiền vay với lãi suất thấp, khuyến khích về thuế để khuyến khích nguời gây ô nhiễm thay đổi hành vi hoặt giảm bớt chi phí cho việc giảm ô nhiễm mà những người gây ô nhiễm phải chịu.

Trợ cấp có thể tạo ra một sự khuyến khích đối với công nghiệp trong việc giảm bớt các chất thải của mình, song không kiềm chế sự tiếp xúc hoạt động của các công nghiệp ô nhiễm cao, cũng không khuyến khích sự thay đổi trong quá trình

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 96

sản xuất hoặc trong nguyên liệu đầu vào gây ô nhiễm.

+ Đền bù thiệt hại:

Tại điều 7 của luật BVMT đã quy định “... tổ chức, cá nhân gây tổn thất môi trường do hoạt động của mình phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”. Theo quy định này, bên gây ô nhiễm môi trường và bên bị ô nhiễm thoả thuận với nhau về mức bội thường. Trong trường hợp không thể tự thoả thuận thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về BVMT sẽ quyết định và buộc bên gây ô nhiễm phải bồi thường hoặc phải giải quyết theo tố tụng hình sự.

4.2.2.3. Biện pháp thực hiện công nghệ kỹ thuật của nhà máy xi măng

Như chúng ta đã biết, hoạt động của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn đã phát thải ra các loại bụi, khí thải, nước thải và các chất cạn bã gây tác động xấu đến sức khỏe của cộng đồng dân cư, tới sản xuất nông nghiệp. Nhằm hạn chế những bất lợi của ô nhiễm môi trường do sản xuất xi măng của nhà máy xi măng Bỉm Sơn tới sức khỏe cộng đồng và tới sản xuất nông nghiệp, lãnh đạo nhà máy đã từng bước thực hiện các biện pháp công nghệ kỹ thuật sau:

- Công ty đã từng bước cải tạo, nâng cấp nhà sản xuất lắp đặt thêm hệ thống thông gió, thoáng khí để giảm thiểu tác động đến con người và ngành nông nghiệp.

- Để giảm nồng độ bụi, nhà máy đã bố trí hệ thống lọc bụi và hút bụi bằng hệ thống lọc bụi tay áo. Tại những nơi có hàm lượng bụi cao thì tổ chức hút bụi ngay tại chỗ.

- Để tránh ô nhiễm bụi phát tán ra môi trường xung quanh, công ty đã trồng cây xanh theo các giải, lớp xung quanh các phân xưởng để tránh phát tán bụi.

- Bổ sung và nâng cấp các thiết bị máy móc hiện đại thay cho các máy móc quá lạc hậu, từng bước đưa công nghệ sạch vào trong công nghệ sản xuất xi măng, hiện nay nhà máy đã và đang đưa công nghệ xử lý nước thải tại chỗ theo chu kỳ kín, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường bên ngoài và tận dụng được nguồn nước sau khi nước thải đã được xử lý trong sinh hoạt và sản xuất, tiết kiệm được nhiều chi phí và giảm thiểu ô nhiễm môi trường bên ngoài.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 97

4.2.2.4. Vai trò của cán bộ quản lý ngành nông nghiệp

Phát triển công nghiệp đi đôi với phát triển nông nghiệp là vấn đề nan giải cho các cán bộ quản lý môi trường, cán bộ quản lý ngành nông nghiệp. Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp kéo theo đó là sự ô nhiễm môi trường diễn ra nhanh chóng đã ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là năng suất cây trồng và vật nuôi. Điều đó đã làm cho cán bộ quản lý ngành nông nghiệp của thị xã Bỉm Sơn càng phải quan tâm hơn tới các hộ dân trong sản xuất nông nghiệp tại thị xã. Công việc cụ thể của cán bộ quản lý ngành nông nghiệp được thể hiện như sau:

- Định kỳ, hàng quý mở các buổi tập huấn về phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung, chuyên canh, thâm canh trong sản xuất.

- Trước những tình hình ô nhiễm môi trường có thể xảy ra ảnh hưởng tới nông nghiệp, cán bộ ngành nông nghiệp luôn động viên kịp thời hộ nông dân và định hướng cho hộ nông dân thay đổi phương pháp chăm sóc cây trồng, vật nuôi và đặc biệt là đưa các loại giống cây trồng mới, con giống mới vào sản xuất phù hợp với điều kiện và khả năng thích nghi với môi trường.

- Khuyến khích và động viên bà con xây dựng chuồng trại chăn nuôi rộng, thoáng, hợp vệ sinh, sử dụng nước sạch trong chăn nuôi và có kế hoạch xử lý tốt chất thải từ các chuồng trại chăn nuôi để không gây ô nhiễm môi trường nước và đảm bảo nuôi trồng tốt, năng suất cao.

4.3. Phương hướng và giải pháp kinh tế, quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do sản xuất xi măng đến sản xuất nông nghiệp ở thị xã Bỉm Sơn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường do sản xuất xi măng đến sản xuất nông nghiệp tại thị xã bỉm sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)