4.3.1.1. Cơ sởđề xuất và phương hướng
Từ năm 2006 thực hiện định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam. Theo đó, kế hoạch hành động bảo vệ môi trường của tỉnh cần tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường; Điều tra cơ bản tài nguyên thiên nhiên; Bảo tồn đa dạng sinh học và hệ sinh thái; Phòng chống ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Tăng cường
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 98
quản lý và sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh, giảm nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững.
Theo đó, tỉnh Thanh Hoá nói chung và thị xã Bỉm Sơn nói riêng đã quán triệt thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường và các Chỉ thị, Nghị quyết của Tỉnh uỷ, Hội đồng Nhân dân tỉnh về công tác khắc phục, giảm thiệu ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật và chiến lược về quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; tổ chức tốt việc điều tra cơ bản để cung cấp đầy đủ các dữ liệu về nguồn tài nguyên và môi trường phục vụ các chiến lược, kế hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội bền vững giai đoạn 2010 - 2020. Đẩy mạnh công tác bảo tồn đa dạng sinh học và hệ sinh thái; tăng cường công tác bảo vệđất ngập nước, rừng ngập mặn, cửa sông và khu ven biển và các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia. Thực hiện đầu tư cải tạo các kênh mương, ao hồ, các đoạn sông, suối chảy qua các đô thị bị suy thoái tại các đô thị; tích cực cải thiện môi trường nông thôn; cải thiện môi trường khu công nghiệp.
Tư tưởng chỉđạo đối với công tác bảo vệ và phòng ngừa sự cố môi trường giai đoạn 2010 - 2015 và những năm tiếp theo của Tổng Công ty xi măng Việt Nam là, sẽ chuyển hẳn sang thế chủđộng bảo vệ môi trường với các định hướng giải pháp sau đây:
- Công tác tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường cho công nhân, cán bộ ngành xi măng sẽđược tiếp tục duy trì và đẩy mạnh để ý thức bảo vệ môi trường sẽ trở thành tự giác trong mỗi người.
- Xi măng Việt Nam sẽ tiếp tục chủđộng đề xuất và phối hợp với tỉnh Thanh Hoá xây dựng các kế hoạch và dự án bảo vệ môi trường; thực hiện Dự án tổng thể khắc phục ô nhiễm môi trường do khai thác đá, do hoạt động sản xuất xi măng. Các dự án cải tạo môi trường theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã được bắt đầu thực hiện từ năm 2004 sẽđược tiếp tục.
- Trong quá trình sản xuất xi măng sẽ áp dụng các công nghệ sạch nhằm ngăn chặn nguồn gây ô nhiễm ngay từ thượng nguồn. Các bã thải từ quá trình khai
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 99
thác đá, đất, sản xuất clinker sẽ được tận thu nhằm tiết kiệm tài nguyên và tái sử dụng như nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng để tạo thêm sản phẩm xã hội, tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện môi trường.
Việc xử lý nước thải đủ tiêu chuẩn nước thải công nghiệp được bắt đầu thực hiện từ năm 2005 và đến năm 2015 sẽ hoàn thành việc áp dụng bắt buộc đối với tất cả các công ty ở các khu công nghiệp nặng trong toàn tỉnh.
4.3.1.2. Mục tiêu cần đạt được trong sản xuất nông nghiệp tại thị xã Bỉm Sơn
Qua phân tích thực trạng sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường do sản xuất xi măng của thị xã Bỉm Sơn ở trên, để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, đạt năng suất cây trồng, vật nuôi cao thì cán bộ quản lý ngành nông nghiệp và hộ nông dân cần đặt ra mục tiêu đạt được trong sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân và toàn thị xã là:
Bảng 4.24: Mục tiêu năng suất cây trồng bình quân của hộ nông dân trong những năm tới
ĐVT: tạ/sào Cây trồng Năm 2012 Dự kiến năm 2015 So sánh 15/12 +/- (tạ) (%) Lúa 2,0 2,5 0,5 125,00 Su hào 6,1 7,0 0,9 114,75 Bắp cải 6,2 7,0 0,8 112,90 Ngô 4,8 5,5 0,7 114,58
Qua bảng 4.24 cho thấy, mục tiêu năng suất cây trồng bình quân của hộ nông dân trong những năm tới so với năm 2012 là tăng lên. Cụ thể, cây lúa tăng lên 0,5 tạ/sào, tức tăng 25 lần so với năm cũ, cây su hào tăng 0,9 tạ/sào, tức tăng lên 14,75 lần so với năm 2012, cây bắp cải và cây ngô tăng lần lượt là 0,8 tạ/sào và 0,9 tạ/sào so với năm 2012. Đó là điều mà mỗi hộ nông dân cần đặt mục tiêu để đạt được và cán bộ nông nghiệp cần có những biện pháp, kỹ thuật hỗ trợ kịp thời trong sản xuất cây trồng của hộ nông dân trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 100
Bảng 4.25: Mục tiêu giá trị sản xuất cây hàng năm trên 1 sào canh tác
ĐVT:Triệu đồng/sào TT Diễn giải Năm 2012 Dự kiến năm 2015 So sánh 15/12 +/- (tạ) (%)
A Xã ô nhiễm môi trường 1,88 2,5 0,62 132,98 B Xã ít ô nhiễm môi trường 2,38 3,0 0,62 126,05
Bảng 4.26: Mục tiêu giá trị sản xuất chăn nuôi của thị xã theo xã phường
ĐVT:Triệu đồng TT Diễn giải Năm 2012 Dự kiến năm 2015 So sánh 15/12 +/- (tạ) (%)
A Xã ô nhiễm môi trường 30,8 35 4,2 113,63 B Xã ít ô nhiễm môi trường 34 37 3 108,82
Qua bảng 4.25 và bảng 4.26 cho thấy, mục tiêu giá trị sản xuất cây hàng năm trên một sào canh tác và mục tiêu giá trị sản xuất chăn nuôi theo xã phường của thị xã Bỉm Sơn đều tăng lên đáng kể.
Đối với mục tiêu giá trị sản xuất cây hàng năm trên một sào canh tác của xã có hoạt động sản xuất xi măng và xã không có hoạt động sản xuất xi măng đều tăng lên 0,62 triệu đồng/sào và lần lượt tăng 32,98 lần và 26,05 lần so với năm 2012.
Đối với mục tiêu những năm tới về giá trị sản xuất chăn nuôi theo xã phường của thị xã Bỉm Sơn của xã có hoạt động sản xuất xi măng và xã không có hoạt động sản xuất xi măng cũng đều tăng lên lần lượt là 13,63 lần và 8,82 lần so với năm 2012.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 101