Các công trình nghiên cứu trước đây có liên quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường do sản xuất xi măng đến sản xuất nông nghiệp tại thị xã bỉm sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 41)

- Nghiên cứu: “Đánh giá tác động môi trường của khai thác tài nguyên than đến sản xuất nông nghiệp tại thị xã Uông Bí, tỉnh Thanh Hóa ”, Khúc Thị Điểm.

2008. Luận văn thạc sỹ, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

Tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập thông tin sơ cấp, thứ cấp để tìm hiểu tình hình khai thác tài nguyên than và thực trạng sản xuất than đã ảnh hưởng rất lớn tới phát triển nông nghiệp. Phương pháp phân tích số liệu thống kê mô tả và thống kê so sánh để thấy được thực trạng ô nhiễm môi trường do sản xuất than và mức độ ô nhiễm của hoạt động sản xuất than tại thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Nghiên cứu dựa trên cơ sở tìm hiểu các tác động đến môi trường của việc sản xuất than đến sản xuất nông nghiệp tại Thị xã Uông Bí, ước tính các thiệt hại về kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm, các tác động xấu của quá trình sản xuất than đến sản xuất nông nghiệp.

- Nghiên cứu: “Nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển các nhà máy xi măng đến sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam”,

Phạm Văn Khiêm. 2010. Luận văn thạc sỹ, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

Tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập thông tin sơ cấp, thứ cấp để tìm hiểu tình hình phát triển của các nhà máy xi măng qua các năm và thực trạng phát triển của các nhà máy xi măng ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp hiện nay tại Hà Nam. Để phân tích số liệu tác giả dùng phương pháp thống kê mô tảđể tái hiện thực trạng phát triển của các nhà máy, kéo theo đó là sự mất đất của nông nghiệp và tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực xung quanh nhà máy, thống kê so sánh để thấy rõ sự phát triển kinh tế của ngành sản xuất xi măng song song với sự chậm phát triển của ngành nông nghiệp ở huyện.

Nghiên cứu nhằm phân tích ảnh hưởng của việc phát triển các nhà máy xi măng đến sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện.Từ đó đề xuất giải pháp hạn chế các tác động tiêu cực của phát triển các nhà máy xi măng đến sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trên địa bàn huyện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32

- Chương trình năng suất xanh tại Việt Nam

Từ năm 1998, Trung tâm Năng suất Việt Nam (VPC) thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đã bắt đầu tiến hành thực hiện dự án điểm về Năng suất xanh thông qua việc thực hiện dự án SPE-GPDP-98-2058 do Tổ chức Năng suất Châu Á (APO) tài trợ. Chính phủ Việt Nam chỉ đạo Trung tâm Năng suất Việt Nam tiến hành áp dụng dự án Năng suất xanh tại cộng đồng. Với sự hỗ trợ về tài chính và chuyên gia của APO, sự tham gia và ủng hộ tích cực của Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường các tỉnh, sự nỗ lực hết mình của các cán bộ VPC, các đơn vị nghiên cứu khoa học, kỹ thuật trong nước và nhất là sự ủng hộ, đồng tình của những người đứng đầu địa phương cũng như của người dân nơi thực hiện dự án mà dự án đã được thực hiện rất thành công. Những kết quả thu được từ dự án là rất tích cực, được APO và các tổ chức năng suất quốc gia trong khu vực đánh giá rất cao. Chương trình thực hiện thành công ở 72 làng, xã trong toàn quốc, đã giúp người dân tại cộng đồng biết cách tổ chức, quản lý bảo vệ môi trường, triển khai áp dụng tiến bộ kỹ thuật và đóng góp kinh phí cho hoạt động này.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33

PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điu kin t nhiên ca th

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị xã Bỉm Sơn được thành lập ngày 18/12/1981 theo Quyết định số157/ HĐBT của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) trên cơ sở Thị trấn Bỉm Sơn (Thành lập ngày 29/7/1977 theo Quyết định 140/BT-TTg của Bộ trưởng phủ thủ tướng), Thị trấn Nông trường Quang Trung và 2 xã Quang Trung và Hà Lan thuộc huyện Trung Sơn (nay là Huyện Quang Trung - Thanh Hoá), là đơn vị nằm ở vùng địa đầu tỉnh Thanh Hoá và của cả miền Trung, Thị xã Bỉm Sơn cách thành phố Thanh Hoá khoảng 40 km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 120 km về phía Nam và nằm ở toạđộ 22018’ - 20020’ vĩđộ Bắc và 105055’ - 115005’ kinh độ Đông. Bỉm Sơn có phía Bắc giáp tỉnh Ninh Bình, phía Nam giáp huyện Quang Trung, phía Đông giáp huyện Nga Sơn, phía Tây giáp huyện Thạch Thành (Tỉnh Thanh Hoá).

Diện tích tự nhiên: 6.701,18 ha, chiếm khoảng 0.6% so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Thị xã Bỉm Sơn có 8 đơn vị hành chính trực thuộc là các phường, xã: Phường Ba Đình, Phường Ngọc Trạo, Phường Bắc Sơn, Phường Lam Sơn, Phường Phú Sơn, Phường Đông Sơn, Xã Quang Trung và Xã Hà Lan.

Bỉm Sơn là trung tâm kinh tếđô thị phía Bắc của tỉnh Thanh Hóa, có Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam chạy qua, là đầu mối giao thông, thương mại, dịch vụ tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, lưu thông hàng hóa từ Bỉm Sơn đi các huyện trong tỉnh và tỉnh bạn. Bên cạnh đó, thị xã Bỉm Sơn đã được UBND tỉnh xác định là trung tâm của khu công nghiệp trọng điểm phía Bắc của tỉnh bao gồm: Bỉm Sơn - Thạch Thành (Bắc); Lam Sơn - Thọ Xuân (Tây); Thanh Hóa - Sầm Sơn (Đông và trung tâm); Nghi Sơn (Nam), tạo điều kiện thuận lợi cho thị xã

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34

Bỉm Sơn mở rộng giao lưu kinh tế với cả nước cũng như nước ngoài và trở thành một trong những cực phát triển phía Nam vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Sau đây là bản đồ hành chính tỉnh Thanh hoá và vị trí thị xã Bỉm Sơn:

Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hoá và vị trí thị xã Bỉm Sơn

3.1.1.2. Địa hình

Địa hình thị xã Bỉm Sơn được chia làm 2 vùng rõ rệt:

- Vùng có địa hình đồi núi kéo dài từ Tây Bắc đến Bắc Đông Bắc với diện tích khoảng 5.097,12 ha, bao gồm các phường: Bắc Sơn, Lam Sơn, Ngọc Trạo, Ba Đình, Phú Sơn, Đông Sơn. Trong vùng có các thung lũng khá bằng phẳng, đồi thấp và núi đá liên tiếp nhau. Chất lượng đất khá tốt phần lớn là đất xám Feralit trên nền đá vôi và đá biến chất có tầng đất khá dày, thuận lợi cho việc phát triển cây ăn quả, cây lâu năm, cây công nghiệp ngắn ngày và trồng rừng, phát triển đồng cỏ chăn nuôi gia súc. Bên cạnh đó có điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và là vùng quy hoạch phát triển khu công nghiệp tập trung của tỉnh.

- Vùng có địa hình bằng phẳng với diện tích khoảng 1.581,98 ha, gồm các xã: Hà Lan, Quang Trung. Hiện tại chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp, đây là vùng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35

có tiềm năng để phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nhưng cũng là vùng đất dự trữđể phát triển đô thị, vì có địa hình bằng phẳng thuận lợi cho việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.

3.1.1.3. Khí hậu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thị xã Bỉm Sơn chịu ảnh hưởng của ba vùng khí hậu xen kẽ là Tây Bắc, Đông bắc Bắc Bộ và cận bắc Trung Bộ.

Bỉm Sơn thuộc tiểu vùng khí hậu đồng bằng có những đặc trưng chủ yếu như sau: - Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ năm khoảng 8.500oC, riêng vụ mùa (từ tháng 5 đến tháng 10), chiếm khoảng 60%; biên độ nhiệt năm từ 11 - 12oC; biên độ ngày từ 6 - 7oC; nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (tháng 1) khoảng 16oC, nhiệt độ tối thấp nhất chưa dưới 2oC; nhiệt độ trung bình tháng cao nhất (tháng 7) khoảng 28,5oC, nhiệt độ tối cao nhất chưa quá 41oC.

- Lượng mưa: Lượng mưa năm từ 1.000 - 1.900 mm, lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm. Từ tháng 5 đến tháng 10 lượng mưa trung bình từ 136 - 245 mm/tháng; tháng 9 có lượng mưa lớn nhất trong năm xấp xỉ 400 mm/tháng; từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa từ 20 - 68 mm/tháng, lượng mưa thấp nhất vào tháng 1 và 2, xấp xỉ 20 mm/tháng.

- Độẩm không khí trung bình năm từ 85 - 86%, tháng có độẩm không khí cao nhất là tháng 3 khoảng 90%; thấp nhất là các tháng 6, 7, 11, 12 khoảng 84%.

- Chế độ gió: Tốc độ gió trung bình năm khoảng 1,5 - 1,8m/s; tốc độ gió mạnh nhất đo được trong bão là 35 - 40 m/s, gió mùa đông bắc có tốc độ 12 m/s.

- Tổng bức xạ thực tế: 116,5 Kclo/cm3, số ngày có năng lượng trung bình khoảng 276 - 277 ngày/năm.

3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên * Tài nguyên đất:

Theo kết quả điều tra bổ sung lập bản đồ thổ nhưỡng toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2000, thị xã Bỉm Sơn có 2 nhóm đất chính là: Đất phù sa và đất xám, cụ thể:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36

- Đất phù sa: Với diện tích khoảng 999,22 ha, trong đó:

+ Đất phù sa chua Glây nặng: Loại đất này chủ yếu phân bốở các vùng thấp trũng, tập trung ở các xã như: Hà Lan, Quang Trung, phù hợp với việc phát triển trồng cây lúa nước và nuôi trồng thủy sản.

+ Đất phù sa biến đổi Glây nông: Phân bốở các khu vực có địa hình vàn, vàn cao, loại đất này phù hợp cho việc trồng lúa, màu và cây công nghiệp hàng năm, khả năng tăng vụ cao.

- Diện tích đất xám khoảng 4.193,93 ha, gồm các loại đất xám feralit đá lẫn nông và đất xám feralit đá lẫn sâu, loại đất này có độ dày tầng đất khá thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày phát triển.

* Tài nguyên nước:

- Nước mặt: Hệ thống sông ngòi, ao, hồ của Bỉm Sơn chủ yếu là các sông suối ngắn và ao hồ thì nhỏ hẹp. Vì vậy, nguồn nước mặt trên địa bàn nghèo nàn, biến động thất thường theo mùa: Mùa mưa thì ngập úng, mùa khô thì thiếu nước. Trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn có các suối như: Suối Sòng, Chín Giếng, CổĐam, Khe Gỗ, Ba Voi, Khe Cạn, các suối này đều đổ ra sông Hoạt qua kênh Tam Điệp. Tổng lưu lượng nước về mùa lũ khoảng 1.685.000 m3/ngày đêm; về mùa kiệt khoảng 9.513m3/ngày đêm.

- Nước ngầm: Khá phong phú, do địa hình đá vôi và có nhiều hang động, các khe suối ngầm có thể cung cấp nước cho cả thị xã, qua kết quả thăm dò 56 km2 khu vực thi xã Bỉm Sơn (Đoàn địa chất 47) được hội đồng trữ lượng nước Quốc gia thông qua khẳng định: Khu vực nước Bỉm Sơn có trữ lượng nước ngầm thuộc cấp A + B = 41.300m3/ngày đêm.

Nhìn chung chất lượng nguồn nước mặt, nước ngầm không đảm bảo do bị ô nhiễm, hoặc nồng độ của các chất hòa tan trong nước quá tiêu chuẩn cho phép, vì vậy cần phải xử lý trước khi đưa vào sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37

* Tài nguyên rừng:

Rừng Bỉm Sơn chủ yếu là rừng trồng, thực vật tự nhiên trên núi đá chủ yếu là cây lùm bụi, cây gỗ mọc rải rác không có trữ lượng, động thực vật nghèo nàn chủ yếu là một vài loài bò sát và chồn, cáo sống trên núi đá. Theo số liệu tổng kiểm kê năm 2010 diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thị xã có 1.467,06 ha, trong đó 100% là đất rừng sản xuất.

* Tài nguyên khoáng sản:

Khoáng sản có trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn chủ yếu là đá vôi, đá sét. Theo tài liệu báo cáo hiện trạng sản xuất công nghiệp, tài nguyên khoáng sản của Sở Công nghiệp Thanh Hóa, Bỉm Sơn có các loại khoáng sản như sau: Đá vôi (mỏ Yên Viên) có trữ lượng khoảng 3.000 triệu tấn, diện tích phân bố khoảng 1.000 ha; đá phiến sét (mỏ CổĐam) trữ lượng khoảng 60 triệu tấn, diện tích phân bố khoảng 200 ha; Sét xi măng (mỏ Tam Diên) trữ lượng 240 triệu tấn, diện tích phân bố khoảng 200 ha; đất san lấp (Thung Cớn) trữ lượng khoảng 3,5 triệu tấn, diện tích khoảng 10 ha; ngoài ra còn có 2 mỏ sét gạch ngói tại Đoài Thôn trữ lượng 19 triệu tấn với diện tích khoảng 30 ha.

3.1.2. Đặc đim kinh tế xã hi ca th

3.1.2.1. Tình hình đất đai

Thị xã Bỉm Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 6.701,18 ha. Trong đó, đất nông nghiệp là 3,535.12 ha chiếm 52,77% so với tổng diện tích đất tự nhiên, đất lâm nghiệp là 1,467.06 ha chiếm 21,89% so với tổng diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 1,951.50ha chiếm 29,12% so với tổng diện tích đất tự nhiên, ngoài ra thị xã có 638,69 ha đất trồng rừng phòng hộ, chiếm 9,53% so với tổng diện tích đất tự nhiên.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38 Bảng 3.1: Tình hình phân bổ sử dụng đất Thị xã Bỉm Sơn năm 2012 STT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) 2012 Cơ cấu (100%) Tổng diện tích tự nhiên 6,701.18 100 1 Đất nông nghiệp NNP 3,535.99 52,77

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 1,788.12 26,68

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 1,721.98 25,70

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 1,015.74 15,16

1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 10.18 0,15 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 696.06 10,39 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 66.14 0.99

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1,467.06 21,89

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 85.82 1.28

1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 194.99 2,91

2. Đất phi nông nghiệp PNN 1,951.50 29,12

2.1 Đất ở OTC 367.65 5,49

2.2 Đất chuyên dùng CDG 1,304.14 19,46

2.3 Đất phi nông nghiệp khác PNK 279.71 4,17

3. Đất chưa sử dụng CSD 1,213.69 18,11

(Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường Thị xã Bỉm Sơn)

§Êt n«ng nghiÖp §Êt phi n«ng nghiÖp §Êt ch−a sö dông

Đồ thị 3.1: Tình hình sử dụng đất đai thị xã Bỉm Sơn

18,11%

52,77% 29,12%

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39

3.1.2.2. Dân số và lao động - Dân số:

Theo số liệu thống kê năm 2012, dân số thị xã Bỉm Sơn có 59.747 người, mật độ dân số khoảng 892 người/km2; trong đó, dân số nam chiếm khoảng 51%, nữ chiếm khoảng 49%.

Giai đoạn 2005 - 2010, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình hàng năm là 1%. Thị xã Bỉm Sơn có cơ cấu dân số tương đối trẻ, có 61,70% dân số trong độ tuổi lao động. Trình độ dân trí tương đối cao, hầu hết được phổ cập PTCS (cấp II). Đặc biệt dân số có trình độ học vấn từ PTTH (cấp III) trở lên của thị xã Bỉm Sơn nói riêng, của tỉnh Thanh Hóa nói chung đều cao hơn hẳn so với mức trung bình của cả nước.

- Nguồn lao động:

Năm 2010, tổng số lao động trong độ tuổi là 36.867 người chiếm 61,70% dân số toàn thị xã. Số lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 33.440 người.

- Chất lượng lao động:

Tỷ lệ lao động được đào tạo của thị xã Bỉm Sơn khá cao so với mức trung bình của toàn tỉnh Thanh Hóa và tập trung chủ yếu ở khu vực quản lý Nhà nước, ngành giáo dục đào tạo và doanh nghiệp.

- Việc làm và mức sống dân cư:

Cùng với việc chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, chính sách lao động và giải quyết việc làm được lãnh đạo Thị xã quan tâm đặc biệt. Giai đoạn 2005 -

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường do sản xuất xi măng đến sản xuất nông nghiệp tại thị xã bỉm sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 41)