điểm dân cư Ưu điểm:
Nhiều công trình công cộng trong khu dân cư như các công trình giao thông, hệ thống tiêu thoát nước... đã được xây dựng, góp phân nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Kiến trúc cảnh quan nhà ở và các công trình công cộng phát triển đa dạng và phong phú, tạo bộ mặt mới cho điểm dân cư theo hướng đô thị hoá.
Nhiều công trình vui chơi, giải trí như sân vận động, nhà văn hoá, khu du lịch…được xây dựng đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Các yếu tố về văn hoá – xã hội – môi trường đã từng bước được quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng phục vụđời sống sinh hoạt.
Tồn tại:
Mặc dù đã được chú trọng đầu tư, xây dựng tuy nhiên nhiều công trình văn hóa, thể thao vẫn còn chất lượng thấp, quy mô diện tích nhỏ hẹp chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.
Mật độ xây dựng và tầng cao trung bình thấp, gây lãng phí đất.
Kiến trúc nhà ởđa dạng nhưng còn lộn xộn, các chỉ tiêu kỹ thuật xây dựng của các công trình cũ không phù hợp với quy định hiện nay: Kiến trúc cảnh quan
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65 nhà ở, công trình hạ tầng của khu vực trung tâm các xã tương đối đẹp và khang trang, còn các khu vực thôn, xóm ở trong khu dân cư kiến trúc nhà ở khá lộn xộn, công trình hạ tầng có mật độ xây dựng và tầng cao trung bình thấp gây lãng phí đất đai.
Công tác quản lý xây dựng hệ thống công trình còn hạn chế, chưa sát sao nên chất lượng nhiều công trình chưa cao gây lãng phí về tiền của và công sức của nhân dân.
3.4. Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư nông thôn huyện Vĩnh Tường đến năm 2020
3.4.1. Các căn cứ cho định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư
Từ kết quả phân tích hiện trạng các điểm dân cư cũng như mục tiêu và quan điểm phát triển mạng lưới khu dân cư của huyện Vĩnh Tường, trong những năm sắp tới cho thấy: Đểđẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của huyện nhằm phát triển kinh tế, xã hội và cải thiện môi trường sống, việc định hướng sử dụng đất khu dân cư của huyện cần được quan tâm đúng mức theo hướng sử dụng hợp lý không gian của các khu dân cư, bảo tồn được nền văn hoá làng xã cũng như truyền thống văn hoá dân tộc, các tập quán định cư, kết hợp điều chỉnh những bất hợp lý trong từng khu dân cưđể sử dụng quỹđất sẵn có tiết kiệm, hợp lý và mang lại những hiệu quả cao. Những căn cứ chủ yếu bao gồm:
- Luật Đất đai năm 2013 và các quy định hiện hành.
- Đặc điểm hình thành và lịch sử phát triển khu dân cư của các vùng trong tỉnh Vĩnh Phúc, đặc biệt là tình hình sử dụng đất và hình thái phân bổ dân cưđặc thù của huyện.
- Thực trạng phát triển mạng lưới điểm dân cư dựa trên kết quả tổng hợp các chỉ tiêu định tính, định lượng và đưa ra hệ thống phân loại điểm dân cư hiện có của huyện theo các mức độ phát triển khác nhau.
- Hiện trạng và mức độ sử dụng đất khu dân cư nông thôn, đối chiếu với những quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các quy định hiện hành.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66 - Nghị quyết số: 65/2006/NQ-HĐND ngày 17/05/2006 về Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện Vĩnh Tường đến năm 2020.
- Quyết định số: 4107/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng huyện Vĩnh Tường đến năm 2020.
- Quyết định số: 70/QĐ-UBND ngày 10/01/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt dự án quy hoạch sử dựng đất huyện Vĩnh Tường giai đoạn 2011 – 2020.
Qua nghiên cứu thực tế sản xuất và phát triển kinh tế xã hội của huyện Vĩnh Tường, định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư đến năm 2020 của huyện được chia thành 3 vùng. Đặc điểm chi tiết của các vùng như sau:
Tiểu vùng 1: Vùng cao
Vùng cao gồm 9 xã: Kim Xá, Yên Bình, Chấn Hưng, Nghĩa Hưng, Tân Tiến, Đại Đồng, Yên Lập, Việt Xuân, Bồ Sao diện tích 4.368,6 ha, chiếm 30,8 diện tích tự nhiên của huyện. Đây là vùng đất phù sa của hệ thống sông Phó Đáy. Tiểu vùng này sẽ tập trung phát triển kinh tế như sau:
Xây dựng và phát triển các khu, cụm công nghiệp Chấn Hưng, cụm kinh tế – xã hội Tân Tiến – Thổ Tang.
Xây dựng hoàn thiện các khu, cụm công nghiệp Yên Bình, cụm KTXH Đại Đồng.
Xây dựng và phát triển đô thị.
Phát triển phục vụ cho phát triển công nghiệp, đô thị...
Phát triển nông nghiệp nông thôn, tập trung phát triển các cây trồng vật nuôi như: lúa, ngô, đậu tương, lạc, chăn nuôi lợn, gia cầm, trâu, bò.
Tiểu vùng 2: Vùng giữa
Vùng giữa gồm 10 xã: Lũng Hoà, Bình Dương, Thượng Trưng, Tân Cương, Tuân Chính, Vũ Di, Vĩnh Sơn, Vân Xuân, Tam Phúc, Ngũ Kiên và một
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67 phần các xã Cao Đại, Phú Thịnh, Lý Nhân, Phú Đa có tổng diện tích là 7.011 ha chiếm 49,4% tổng diện tích toàn huyện, là vùng đất phù sa của hệ thống sông Hồng, có địa hình cao thấp không đều, xuất hiện lòng chảo nhỏ song nhìn chung theo hướng thấp dần từĐông Bắc Tây Nam.
Phát triển nông nghiệp với các cây trồng vật nuôi chủ yếu như lúa, ngô, lạc, chăn nuôi lợn, trâu, bò, gia cầm, thuỷ sản.
Tiểu vùng 3: Vùng bãi
Vùng bãi gồm: 3 xã An Tường, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Ninh và một phần diện tích các xã: Cao Đại, Phú Thịnh, Lý Nhân và Phú Đa có tổng diện tích là 2.801,12 ha chiếm 19,8% diện tích toàn huyện, địa hình tương đối bằng phẳng, xuất hiện dải đất cao xen kẽ với khu vực vùng trũng, nhìn chung theo hướng thấp dần từ tây sang đông.
Xây dựng cảng sông Vĩnh Thịnh, khu đô thị sinh thái Ven sông Hồng. Phát triển dịch vụ nhất là dịch vụ vận tải.
Các cây trồng vật nuôi chủ yếu là: ngô, đậu tương, chăn nuôi bò thịt, bò sữa, gia cầm.
3.4.1.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 2020
* Giai đoạn 2013 - 2015
Phát triển kinh tế
Nhịp độ tăng trưởng GTSX đạt 16,8%/năm. Trong đó: ngành nông nghiệp - thuỷ sản tăng 4,3%/năm, công nghiệp – xây dựng tăng 20,3%/năm, dịch vụ tăng 18,0%/năm.
Năm 2015 cơ cấu GTSX là: nông nghiệp - thuỷ sản đạt 18,5%, công nghiệp - xây dựng đạt 42,0%, dịch vụ đạt 39,5%.
Phát triển xã hội:
Tỷ lệ số hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 100%, số hộ sử dụng nước sạch đạt 85 %.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn khoảng 1,2%/năm, giảm tỷ suất sinh bình quân hàng năm từ 0,1 – 0,30/00.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68 Giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm từ 0,5 – 1,0%, tiếp tục nâng cao mức sống của các hộđã thoát nghèo, tránh tình trạng tái nghèo.
Tỷ lệ lao động được qua đào tạo khoảng 63% trong tổng số lao động, 80% lao động có việc làm ổn định trong tổng số lao động.
Mỗi xã có 1 bác sỹ, 1 - 2 nhân viên y tế.
Bảo vệ môi trường: chất lượng môi trường được đảm bảo.
Tỷ lệ thu gom rác thải, xử lý hợp vệ sinh đạt 75 - 85% tuỳ từng tiểu vùng, chỉ số xanh đạt 10 - 15% ở tiểu vùng trung tâm đô thị và công nghiệp.
Xử lý tốt môi trường ở các khu, cụm, điểm công nghiệp và các làng nghề nông thôn. Tất cả các dự án đầu tư phải có phương án về môi trường được cơ quan chuyên môn thẩm định, đồng ý và cấp có thẩm quyền phê duyệt mới được triển khai thực hiện.
* Giai đoạn 2016 – 2020
Phát triển kinh tế
Tiếp tục phát huy tiềm năng và lợi thế so sánh của huyện, nhịp độ tăng trưởng GTSX đạt 18,7%/năm. Trong đó: Ngành nông nghiệp - thuỷ sản tăng 3,8%/năm, công nghiệp – xây dựng tăng 21,5%/năm, dịch vụ tăng 18,5%/năm.
Năm 2020 cơ cấu GTSX là: nông nghiệp - thuỷ sản đạt 10,6%, công nghiệp - xây dựng đạt 49,8%, dịch vụđạt 39,6%,
Phát triển xã hội
Số hộ sử dụng nước sạch đạt 95%.
Phấn đấu giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống còn 1,1%/năm.
Tỷ lệ lao động được qua đào tạo khoảng 75% trong tổng số lao động, 90% lao động có việc làm trong tổng số lao động; 5% số xã có 2 bác sỹ, 2 – 3 nhân viên y tế.
Bảo vệ môi trường:
Tỷ lệ thu gom rác thải, xử lý hợp vệ sinh đạt 90 - 95% tuỳ từng tiểu vùng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69 Dự báo các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 được thể hiện tại bảng 3.10.
Bảng 3.10: Dự báo các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế
Đơn vị: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2013 2015 2020 TĐ tăng BQ (%) 2013- 2015 2016-2020 1. Tổng GTSX (giá SS 1994) 2.298.958 5.001.239 11.761.447 16,8 18,7
- Nông nghiệp, thuỷ sản 438.011 540.638 651.468 4,3 3,8
- Công nghiệp, xây dựng 876.555 2.208.550 5.847.749 20,3 21,5
- Dịch vụ 984.392 2.252.050 5.262.230 18,0 18,5
2. Giá trị SX (giá thực tế) 4.959.285 10.937.440 26.002.693 17,1 18,9
- Nông nghiệp, thuỷ sản 1.548.222 2.023.464 2.759.330 5,5 6,4
- Công nghiệp, xây dựng 1.639.158 4.596.002 12.939.151 22,9 23,0
- Dịch vụ 1.771.905 4.317.973 10.304.212 19,5 19,0
3. Cơ cấu GTSX ( giá thực
tế) 100,0 100,0 100,0
- Nông nghiệp, thuỷ sản 31,2 18,5 10,6
- Công nghiệp, xây dựng 33,1 42,0 49,8
- Dịch vụ 35,7 39,5 39,6
4. Tổng GTTT (giá SS 1994) 1.292.519 2.800.694 6.115.953 16,7 16,9
5. Tổng GTTT (giá thực tế) 2.949.408 6.249.133 14.681.608
- Nông nghiệp, thuỷ sản 916.547 1.142.185 1.403.056
- Công nghiệp, xây dựng 978.577 2.591.054 7.147.546
- Dịch vụ 1.054.283 2.515.893 6.131.006
6. Dân số (người) 189.750 201.400 212.740 1,20 1,10
7. GTTT BQ/người (triệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70
3.4.1.2. Quan điểm sử dụng đất khu dân cư
Huyện Vĩnh Tường là huyện phụ cận của thành phố Vĩnh Yên, là cầu nối quan trọng giữa Vĩnh Phúc với Phú Thọ và Thủ đô Hà Nội nên có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận và kế thừa những thành tựu về khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, nền kinh tế của huyện cũng có nhiều bước phát triển lớn, nhiều cụm công nghiệp được hình thành góp phần giải quyết công ăn việc làm và thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển. Theo định hướng phát triển của huyện là tạo mọi nguồn lực vào phát triển khu vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ theo hướng bền vững thì trong giai đoạn tới nhiều dự án xây dựng các cụm làng nghề tiểu thủ công nghiệp và cụm công nghiệp sẽ được hình thành. Đây sẽ là nguồn lực giúp kinh tế - xã hội huyện phát triển.
Vì vậy để góp phần khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới thì những quan điểm sử dụng đất cần phải được nhận thức rõ như sau:
Khai thác đất đai một cách khoa học, hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quảđất thông qua việc cải tạo chuyển mục đích sử dụng và điều chỉnh bất hợp lý trong sử dụng đất. Tận dụng tối đa các công trình kiến trúc hiện có. Xác định đủ nhu cầu diện tích cho các mục đích phi nông nghiệp với các vị trí thích hợp, nhằm phát huy cao các tính năng của các công trình đáp ứng mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới.
Bên cạnh việc khai thác sử dụng đất nâng cao hiểu quả kinh tế xã hội phải quan tâm đúng mức đến bảo vệ và cải thiện môi trường sống trong đô thị, nông thôn và các khu công nghiệp, khu du lịch. Quy hoạch hợp lý các khu dân cư, khu ởđểđảm bảo cho cuộc sống của người dân được tốt hơn.
3.4.1.3. Dự báo quy mô dân số huyện Vĩnh Tường đến năm 2020
Căn cứ vào dự báo tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên của khu vực nông thôn và định hướng phát triển điểm dân cư huyện Vĩnh Tường. Dân số khu vực nông thôn huyện ổn định và phát triển với tỷ lệ phát triển dân số trung bình từ 1,2 - 1,3%/năm thì quy mô dân số khu vực nông thôn của huyện Vĩnh Tường đến năm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71 2020 cụ thể là:
- Tổng số nhân khẩu là 196.110 nhân khẩu, tăng 18.873 nhân khẩu so với năm 2013.
- Tổng số hộ là 51.656 hộ, tăng 8.521 hộ so với năm hiện trạng.
Kết quả dự báo dân số khu vực nông thôn huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 được thể hiện tại bảng 3.11.
Bảng 3.11: Kết quả dự báo dân số khu vực nông thôn huyện Vĩnh Tường giai đoạn 2013 - 2020
TT Xã Hi
ện trạng 2013 Năm 2020 Tăng, giảm Dân số
(người) S(hố hộ) ộ (ngDân sườối) S(hố hộ) ộ (ngDân sườối) S(hố hộ) ộ
1 An Tường 9320 2262 11013 2815 1693 553 2 Bình Dương 12836 3336 13990 3664 1154 328 3 Bồ Sao 3508 896 4369 1147 861 251 4 Cao Đại 4731 1220 5483 1477 752 257 5 Chấn Hưng 8398 1894 9022 2266 624 372 6 Đại Đồng 9441 2194 10143 2548 702 354 7 Kim Xá 9630 2445 10346 2699 716 254 8 Lũng Hoà 10197 2288 10955 2752 758 464 9 Lý Nhân 4897 1388 5961 1791 1064 403 10 Nghĩa Hưng 8014 1832 8610 2163 596 331 11 Ngũ Kiên 7553 1831 7914 2038 361 207 12 Phú Đa 5126 1214 5507 1483 381 269 13 Phú Thịnh 3547 743 3811 957 264 214 14 Tam Phúc 3585 862 3851 1067 266 205 15 Tân Cương 3790 877 4072 1023 282 146 16 Tân Tiến 6083 1654 7535 2077 1452 423 17 Thượng Trưng 8791 2263 9444 2772 653 509 18 Tuân Chính 7113 2035 8642 2472 1529 437 19 Vân Xuân 5094 1230 5473 1475 379 245 20 Xã Việt Xuân 4362 1073 4686 1277 324 204 21 Vĩnh Ninh 4851 1081 5211 1309 360 228 22 Vĩnh Sơn 5564 1304 5977 1502 413 198 23 Vĩnh Thịnh 10452 2302 11229 2821 777 519 24 Vũ Di 3786 1107 5067 1589 1281 482 25 Yên Bình 8496 1861 9127 2293 631 432 26 Yên Lập 8072 1943 8672 2178 600 235 Toàn huyện 177237 43135 196110 51656 18873 8521
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72
3.4.2. Định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư nông thôn
a) Xác định nhu cầu đất ở tại khu vực nông thôn
Căn cứ vào dự báo về quy mô dân số khu vực nông thôn huyện Vĩnh Tường trong giai đoạn tới ta xác định các hộ thực sự có nhu cầu đất ở cụ thể như sau:
- Tổng số hộ phát sinh là 8521 hộ. - Tổng số hộ tồn đọng là 561 hộ. - Tổng số hộ thừa kế là 171 hộ. - Tổng số hộ tự giãn là 352 hộ. Như vậy, tổng số hộ thực sự có nhu cầu cấp đất ở mới của huyện đến năm 2020 là 8.559 hộ.
Với định mức đất ở tại khu vực nông thôn là từ 100 - 200 m2/hộ thì diện tích đất ở nông thôn cần tăng thêm trong giai đoạn tới là 171,17 ha.