Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư nông thôn huyện vĩnh tường tỉnh vĩnh phúc (Trang 47)

- Tài nguyên đất

Theo số liệu thống kê đất đai 2013, huyện Vĩnh Tường có tổng diện tích tự nhiên 14189,98 ha đất gồm :

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41 - Đất phi nông nghiệp : 5030,71 ha.

- Đất chưa sử dụng : 1,40 ha.

Đất đai của huyện Vĩnh Tường gồm các loại đất chính sau:

- Đất phù sa sông Hồng được bồi hàng năm, đất trung tính, kiềm yếu: có diện tích 4012 ha, chiếm 43,57% diện tích đất nông nghiệp, phân bố ở các xã Vĩnh Ninh, Cao Đại, Lý Nhân, An Tường, Vĩnh Thịnh, Phú Đa. Đây là loại đất tốt thích hợp với hầu hết các loại cây trồng nông nghiệp, nhất là các loại cây trồng ngắn ngày, cho năng suất cao.

- Đất phù sa không được bồi hàng năm, đất trung tính, ít chua, không glây hoặc glây yếu có diện tích 2666 ha, chiếm 28,95% diện tích đất nông nghiệp, phân bố chủ yếu ở Tuân Chính, Thượng Trưng, Tân Cương... Đất có địa hình vàn cao, thành phần cơ giới trung bình, phù hợp với sản xuất nông nghiệp.

- Đất phù sa không được bồi hàng năm, đất trung tính, ít chua, không glây hoặc glây mạnh khoảng diện tích 80 ha, chiếm 0,86% diện tích đất nông nghiệp. Đất có địa hình vàn trũng, thành phần cơ giới trung bình, phù hợp với sản xuất 2 vụ lúa.

- Tài nguyên nước

+ Nguồn nước mặt.

Huyện Vĩnh Tường có sông Hồng, Sông Phan, Sông Phó Đáy và hệ thống kênh mương tương đối hoàn chỉnh đáp ứng tốt cho sản xuất nông nghiệp.

Sông Hồng nằm ở phía Tây Nam của huyện, đoạn chảy qua huyện Vĩnh Tường khoảng 18km, lưu lượng bình quân 3730 m3/s, mực nước hàng năm lên xuống thất thường theo mùa. Sông có khối lượng phù sa lớn ngoài đê có ảnh hưởng trực tiếp đến canh tác của người dân theo mùa.

Sông Phó Đáy nằm ở phía Bắc và Tây Bắc huyện, đoạn chảy qua huyện Vĩnh Tường có chiều dài khoảng 12 km, lòng sông hẹp, độ dốc lớn dễ gây lũ lụt sạt lở hai bên bờ.

Sông Phan nối từ lưu vực Tam Đảo chảy qua địa phận huyện Vĩnh Tường khoảng 37 km, bề rộng trung bình khoảng 20m, do lòng sông hẹp độ dốc không lớn nên việc tiêu nước gặp khó khăn thường xảy ra ngập úng cục bộ vào mùa mưa.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 Kết quảđiều tra cho thấy Vĩnh Tường có trữ lượng nước ngầm tương đối phong phú, phân bố rộng, chất lượng nước ngầm tương đối tốt, hầu hết các xã đều có thể khai thác được nước ngầm, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

- Tài nguyên khoáng sn

Nguồn nguyên liệu xây dựng tự nhiên như đất sét khá dồi dào, cát sỏi có chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất gạch ngói, khai thác vật liệu xây dựng với quy mô vừa và nhỏ.

- Cát, sỏi: có thể khai thác với số lượng lớn tập trung ven sông Hồng, sông Phó Đáy, đây là nguồn tài nguyên quan trọng được bồi đắp thường xuyên.

- Đất sét: dùng làm gạch ngói, sản xuất gạch không nung.

- Tài nguyên nhân văn

Theo số liệu điều tra năm 2013, huyện Vĩnh Tường hiện có 43.135 hộ với tổng số 177.237 nhân khẩu, mật độ dân số 1415 người/km2 (mật độ dân số trung bình của tỉnh là 824 người/km2)đây là địa bàn có mật độ dân số cao trong tỉnh. Thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc Kinh, tỷ lệ dân số phát triển tự nhiên năm 2013 là 1,45%. Số người đang trong độ tuổi lao động là 114.135 người chiếm 64,40%.

Nhân dân Vĩnh Tường có một truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước và đã được thử thách qua nhiều cuộc đấu tranh cách mạng cũng như xây dựng đất nước. Các di tích lịch sử văn hóa ở Vĩnh Tường có thể nói là khá đặc sắc so với các huyện, thị khác trong tỉnh. Người dân Vĩnh Tường nổi tiếng về sự năng động sáng tạo, trong đó có thị trấn Thổ Tang là địa bàn nổi tiếng cả miền Bắc và cả nước về sự năng động sáng tạo trong phát triển kinh tế. Đây là một trong những thuận lợi cơ bản đểĐảng, Chính quyền lãnh đạo nhân dân vững bước tiến vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư nông thôn huyện vĩnh tường tỉnh vĩnh phúc (Trang 47)