a) Xác định nhu cầu đất ở tại khu vực nông thôn
Căn cứ vào dự báo về quy mô dân số khu vực nông thôn huyện Vĩnh Tường trong giai đoạn tới ta xác định các hộ thực sự có nhu cầu đất ở cụ thể như sau:
- Tổng số hộ phát sinh là 8521 hộ. - Tổng số hộ tồn đọng là 561 hộ. - Tổng số hộ thừa kế là 171 hộ. - Tổng số hộ tự giãn là 352 hộ. Như vậy, tổng số hộ thực sự có nhu cầu cấp đất ở mới của huyện đến năm 2020 là 8.559 hộ.
Với định mức đất ở tại khu vực nông thôn là từ 100 - 200 m2/hộ thì diện tích đất ở nông thôn cần tăng thêm trong giai đoạn tới là 171,17 ha.
Đồng thời, trong giai đoạn quy hoạch đất ở tại nông thôn huyện Vĩnh Tường cũng giảm đi 4,60 ha (do chuyển sang đất giao thông và đất cơ sở văn hóa).
Như vậy, đất ở tại nông thôn huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 là 1.474,62 ha, tăng 166,57 ha so với năm hiện trạng.
b. Phương pháp bố trí mạng lưới điểm dân cư nông thôn
Theo kết quả phân loại điểm dân cư thì hiện tại trên địa bàn huyện có 147 điểm dân cư nông thôn trong đó có 42 điểm dân cư loại I, 82 điểm dân cư loại II và 23 điểm dân cư loại III. Qua quá trình điều tra mạng lưới điểm dân cư huyện Vĩnh Tường tôi đã nhận thấy rằng:
Phần lớn các điểm dân cư nông thôn của huyện đều được hình thành và phát triển từ lâu đời, đã xây dựng được tương đối đầy đủ các công trình công cộng như: trụ sở cơ quan, nhà văn hoá, sân thể thao, trường học, trạm y tế, chùa... Tuy nhiên chất lượng các công trình còn ở mức trung bình, chưa đáp ứng tốt được cho nhu cầu của người dân trong khu dân cư.
Việc hình thành các điểm dân cưđều xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của quá trình sản xuất và phát triển xã hội. Do trước đây huyện chưa có quy hoạch tổng thể mạng lưới các điểm dân cư nên tình trạng xây dựng và xu hướng phát triển của các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 73 điểm dân cư thường là theo xu hướng tự phát, chính vì vậy mà trật tự xây dựng lộn xộn, đất đai sử dụng lãng phí và không hiệu quả, các điểm dân cư phân bố phân tán nên rất khó để có thể xây dựng các công trình công cộng phục vụ chung cho tất cả các điểm dân cư.
Căn cứ vào tình hình thực tế hình thành và phát triển của các điểm dân cư hiện nay cho thấy việc bố trí quy hoạch lại các điểm dân cư là rất khó khăn và không hiệu quả và cần một số lượng kinh phí rất lớn. Chính vì vậy, để đảm bảo tính khả thi của đồ án, đồng thời cũng căn cứ trên định hướng phát triển của huyện tôi chỉ đi vào định hướng phát triển các điểm dân cư trên quan điểm các mặt sau:
- Bố trí điểm dân cư loại I:
Hầu hết các điểm dân cư loại I là những điểm dân cư chính, đã tồn tại tương đối lâu. Các công trình công cộng trong các khu dân cư như hệ thống giao thông, nhà văn hoá, nhà sinh hoạt cộng đồng, hội trường khối, xóm, công trình y tế, giáo dục đã được xây dựng tương đối đầy đủ, hiện tại đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người dân. Trong tương lai cần tiếp tục duy trì, phát triển mở rộng, hoàn thiện hơn và quan tâm chú trọng hơn nữa đến các yếu tố bảo vệ môi trường.
Trong thời gian tới các điểm dân cư loại I sẽ tiếp tục phát triển về dân số và diện tích đồng thời một sốđiểm dân cư loại II, loại III sẽ phát triển thành điểm dân cư loại I vì vậy cần đầu tư xây dựng, chỉnh trang cơ sở vật chất cho hoàn thiện hơn.
Theo định hướng phát triển đến năm 2020 tổng sốđiểm dân cư loại I sẽ là 66 điểm dân cư, tăng 24 điểm dân cư so với năm hiện trạng. Sự chuyển dịch phân cấp các điểm dân cư cụ thể như sau:
+ Các điểm dân cư loại II được hợp nhất với nhau để phát triển thành điểm dân cư loại I bao gồm: Sát nhập điểm dân cư Hoa Phú với Hạ Trì – xã Bình Dương; điểm dân cư thôn 1 với điểm dân cư thôn 2, điểm dân cư thôn 4 sát nhập với thôn 5, điểm dân cư thôn 6 với thôn 7, thôn 8 – xã Đại Đồng; điểm dân cư thôn Sen sát nhập với điểm dân cư thôn Đình, điểm dân cư thôn Cuối sát nhập với điểm dân cư thôn Chùa – xã Nghĩa Hưng; điểm dân cư Thượng 1 với Thượng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 74 2 – xã Ngũ Kiên; điểm dân cư thôn Thượng với Tam Dinh xã Phú Đa; điểm dân cư Phúc Lập Trong với Phúc Lập Ngoài – xã Tam Phúc; điểm dân cư Xóm Mới A sát nhập với điểm dân cư Xóm Mới B, điểm dân cư Phú Trưng A với Phú Trưng B và Phú Trưng C, sát nhập điểm dân cư Phú Thứ A với Phú Thứ B – xã Thượng Trưng; sát nhập điểm dân cư thôn Trung với thôn Tân Lập – xã Tuân Chính; sát nhập điểm dân cư thôn Đình với thôn Chùa, điểm dân cư thôn Đông với thôn Bắc và thôn Trại – xã Vân Xuân; gộp điểm dân cư thôn 1 với thôn 4, điểm dân cư thôn 2 với thôn 3 – xã Vĩnh Sơn; sát nhập điểm dân cư loại II thôn An Thượng với điểm dân cư loại I Hoàng Xá; gộp điểm dân cư loại III thôn Phủ Yên 3 với điểm dân cư Loại II Phủ Yên 1 – xã Yên Lập để tạo thành một điểm dân cư loại I; gộp điểm dân cư loại III thôn Phủ Yên 4 với điểm dân cư Loại II Phủ Yên 3 – xã Yên Lập để tạo thành một điểm dân cư loại I; sát nhập điểm dân cư Hạc Đình với Hội Chữ và Đồi Me – xã Yên Lập.
+ Đồng thời quy hoạch mới 3 điểm dân cư loại I gồm: điểm dân cư chợ đầu mối Nông sản – thực phẩm xã Tân Tiến; điểm dân cư khu đô thị Ven sông tại xã An Tường và xã Vĩnh Thịnh; điểm dân cư khu đô thị Phúc Sơn xã Thượng Trưng.
- Bố trí các điểm dân cư loại II:
Đây là những điểm dân cư phụ thuộc, các điểm dân cư này cũng đã được hình thành trong một thời gian dài, chúng có mối quan hệ hoạt động sản xuất và sinh hoạt gắn chặt với các điểm dân cư chính, cơ sở hạ tầng chưa phát triển. Tuy nhiên, với quy mô dân số và đất đai như hiện nay, cùng với việc phân bố gần những nơi sản xuất và được phân bố tương đối gần nhau. Những điểm dân cư này sẽ đảm bảo đáp ứng được nhu cầu phát triển trong tương lai. Nhưng trong giai đoạn tương lai để đảm bảo các điểm dân cư này được phát triển tốt hơn thì cần gộp lại một số điểm dân cư có quy mô dân số và đất đai cũng như cơ sở hạ tầng tương đối thấp lại với nhau hay là gộp với các điểm dân cư lớn hơn để tạo thành các điểm dân cư có quy mô lớn đảm bảo đủ điều kiện cho xây dựng và phát triển trong tương lai. Theo định hướng phát triển đến năm 2020 có 37 điểm dân cư loại II sát nhập lại để tạo thành các điểm dân cư loại I, đồng thời có 1 điểm dân cư
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 75 loại III (thôn Trại Trì – xã Vĩnh Thịnh) sẽ phát triển và mở rộng để chuyển thành điểm dân cư loại II và có 6 điểm dân cư loại III gộp vào để thành lập và phát triển thành 3 điểm dân cư loại II.
Như vậy, đến năm 2020, tổng số điểm dân cư loại II của toàn huyện là 49 điểm dân cư, giảm 33 điểm dân cư loại II.
- Định hướng với các điểm dân cư loại III
Đây là những điểm dân cư phụ thuộc, phân bố độc lập, rải rác, hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và các yếu tố văn hoá, xã hội, môi trường còn nhiều bất cập cũng cần phải được tập trung đầu tư nhiều hơn về các chỉ tiêu này để nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân sống trong các điểm dân cư này. Các điểm dân cư loại III là những điểm dân cư đã được hình thành từ lâu đời, do lịch sử để lại, có đường xã đi lại khó khăn, các hộ dân sống riêng biệt thành các cụm nhỏ lẻ, theo quan hệ họ hàng. Để có kế hoạch phát triển nâng cao đời sống sinh hoạt cho nhân dân trong các điểm dân cư này, cần thiết phải tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình văn hoá phúc lợi công cộng,… Việc san tách hộ của các hộ dân trong điểm dân cư này cần được bố trí xunh quanh các mảnh đất của các hộ gia đình làm cho khoảng các giữa các hộđan gần lại với nhau hơn, thuận tiện cho việc khai thác và đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong khu dân cư. Mục tiêu là đưa chất lượng sinh hoạt trong điểm dân cư được nâng lên, phấn đấu đưa các điểm dân cư loại III lên điểm dân cư loại II.
Phương án dồn ghép một sốđiểm dân cư loại III:
Căn cứ vào điều kiện thực tế chúng ta tiến hành gộp 6 điểm dân cư loại III với nhau để tạo thành 3 điểm dân cư loại II, cụ thể: sát nhập điểm dân cư Hoa Đà với Ngọc Động – xã Bình Dương; điểm dân cư Chung 1 với Chung 2 – xã Ngũ Kiên; điểm dân cư thôn Hệ với Môn Trì – xã Vĩnh Thịnh.
Bố trí các điểm dân cư loại III còn lại
Còn lại 7 điểm dân cư loại III. Cụ thể như sau:
Điểm dân cư thôn Đồi, thôn Đình, thôn Mới, Máy Gạch – xã Bồ Sao; điểm dân cư thôn Mới xã Ngũ Kiên; điểm dân cưĐan Thượng – xã Phú Thịnh và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 76 điểm dân cư Phù Chính xã Tuân Chính.
Các điểm dân cư này có đường xã đi lại khó khăn, các hộ dân sống riêng biệt thành các cụm, theo quan hệ họ hàng. Để có kế hoạch phát triển nâng cao đời sống sinh hoạt cho nhân dân trong các điểm dân cư này, cần thiết phải tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình văn hoá phúc lợi công cộng, …Việc san tách hộ của các hộ dân trong điểm dân cư này cần được bố trí xung quanh các mảnh đất của các hộ gia đình làm cho khoảng cách giữa các hộ dân gần lại với nhau hơn, thuận tiện cho việc khai thác và đầu tư xây dựng tầng kỹ thuật đểđưa chất lượng sinh hoạt trong điểm dân cưđược nâng lên trong thời gian tới.
* Giải pháp dồn ghép các điểm dân cư loại III:
+ Khi thực hiện dồn ghép các điểm dân cư cần có sự bàn bạc, lấy ý kiến của nhân dân ở các điểm dân cư phải dồn ghép để có giải pháp bố trí đất đai hợp lý.
+ Phổ biến cho mọi người dân nắm được định hướng quy hoạch từng điểm dân cư, thực hiện cắm mốc ngoài thực địa tại khu vực dự kiến quy hoạch điểm dân cưđể nhân dân biết và thực hiện.
+ Mở rộng cuộc vận động nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng dân cư trong quy hoạch xây dựng và phát triển mạng lưới điểm dân cư.
+ Có chính sách đền bù thỏa đáng khi thu hồi đất của nhân dân trong khu vực phải dồn ghép dân cư.
+ Xây dựng khu tái định cư mới phải đảm bảo có nơi ở, sản xuất và các công trình công cộng nhằm ổn định cuộc sống người dân để họ yên tâm sinh sống lâu dài.
+ Có chính sách hỗ trợ của nhà nước nhằm giúp đỡ những hộ nghèo trong khu vực tái định cư xây dựng nhà ở mới.
Như vậy, đến năm 2020, huyện Vĩnh Tường có 122 điểm dân cư nông thôn, trong đó: 66 điểm dân cư loại I (42 điểm dân cư loại I đã có, 21 điểm dân cư loại II phát triển thành loại I và 3 điểm dân cư quy hoạch mới), 49 điểm dân cư loại II và 7 điểm dân cư loại III.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 77
Bảng 3.12: Định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư nông thôn huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 STT Điểm dân cư Số lượng 1 Loại I 66 2 Loại II 49 3 Loại III 7 Tổng 122
Trong tương lai các điểm dân cư nông thôn sẽ được phát triển theo các hướng sau:
- Hình thành các trung tâm xã, cụm xã trên cơ sở các quy hoạch chi tiết. - Chỉnh trang mạng lưới điểm dân cư hiện có, mở rộng nhu cầu đất ởđáp ứng việc phát sinh trong tương lai.
- Hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng sản xuất (quy hoạch mở rộng hệ thống đường giao thông nông thôn, cấp thoát nước, xử lý rác thải. Các công trình cơ sở hạ tầng được xây dựng mới hoặc cải tạo mở rộng).
- Tạo không gian cảnh quan tại các điểm dân cư: vành đai cây xanh, hồ nước chuyên dùng.
- Hướng phát triển không gian điểm dân cư theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Phấn đấu tất cả các xã phải xây dựng quy hoạch nông thôn mới.
Như vậy, đến năm 2020 toàn huyện giảm 25 điểm dân cư nông thôn so với hiện nay. Sốđiểm dân cư trên địa bàn huyện giảm chủ yếu là do gộp một số điểm dân cư loại III vào điểm dân cư loại II và phát triển điểm dân cư loại I.
Điểm dân cư loại I có 66 điểm dân cư, tăng so với hiện trạng 24 điểm dân cư do phát triển điểm dân cư loại II thành điểm dân cư loại I, đồng thời quy hoạch mới 3 điểm dân cư loại I.
Điểm dân cư loại II là 49 điểm dân cư, giảm so với hiện trạng 33 điểm dân cư do gộp 37 điểm dân cư loại II thành điểm dân cư loại I, đồng thời tăng 4 điểm do điểm dân cư loại III hình thành lên.
Điểm dân cư loại III là 7 điểm giảm 16 điểm so với hiện trạng do gộp và phát triển thành các điểm dân cư loại I, loại II.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 78