Từ kết quả phân tích hiện trạng các điểm dân cư cũng như mục tiêu và quan điểm phát triển mạng lưới khu dân cư của huyện Vĩnh Tường, trong những năm sắp tới cho thấy: Đểđẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của huyện nhằm phát triển kinh tế, xã hội và cải thiện môi trường sống, việc định hướng sử dụng đất khu dân cư của huyện cần được quan tâm đúng mức theo hướng sử dụng hợp lý không gian của các khu dân cư, bảo tồn được nền văn hoá làng xã cũng như truyền thống văn hoá dân tộc, các tập quán định cư, kết hợp điều chỉnh những bất hợp lý trong từng khu dân cưđể sử dụng quỹđất sẵn có tiết kiệm, hợp lý và mang lại những hiệu quả cao. Những căn cứ chủ yếu bao gồm:
- Luật Đất đai năm 2013 và các quy định hiện hành.
- Đặc điểm hình thành và lịch sử phát triển khu dân cư của các vùng trong tỉnh Vĩnh Phúc, đặc biệt là tình hình sử dụng đất và hình thái phân bổ dân cưđặc thù của huyện.
- Thực trạng phát triển mạng lưới điểm dân cư dựa trên kết quả tổng hợp các chỉ tiêu định tính, định lượng và đưa ra hệ thống phân loại điểm dân cư hiện có của huyện theo các mức độ phát triển khác nhau.
- Hiện trạng và mức độ sử dụng đất khu dân cư nông thôn, đối chiếu với những quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các quy định hiện hành.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66 - Nghị quyết số: 65/2006/NQ-HĐND ngày 17/05/2006 về Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện Vĩnh Tường đến năm 2020.
- Quyết định số: 4107/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng huyện Vĩnh Tường đến năm 2020.
- Quyết định số: 70/QĐ-UBND ngày 10/01/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt dự án quy hoạch sử dựng đất huyện Vĩnh Tường giai đoạn 2011 – 2020.
Qua nghiên cứu thực tế sản xuất và phát triển kinh tế xã hội của huyện Vĩnh Tường, định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư đến năm 2020 của huyện được chia thành 3 vùng. Đặc điểm chi tiết của các vùng như sau:
Tiểu vùng 1: Vùng cao
Vùng cao gồm 9 xã: Kim Xá, Yên Bình, Chấn Hưng, Nghĩa Hưng, Tân Tiến, Đại Đồng, Yên Lập, Việt Xuân, Bồ Sao diện tích 4.368,6 ha, chiếm 30,8 diện tích tự nhiên của huyện. Đây là vùng đất phù sa của hệ thống sông Phó Đáy. Tiểu vùng này sẽ tập trung phát triển kinh tế như sau:
Xây dựng và phát triển các khu, cụm công nghiệp Chấn Hưng, cụm kinh tế – xã hội Tân Tiến – Thổ Tang.
Xây dựng hoàn thiện các khu, cụm công nghiệp Yên Bình, cụm KTXH Đại Đồng.
Xây dựng và phát triển đô thị.
Phát triển phục vụ cho phát triển công nghiệp, đô thị...
Phát triển nông nghiệp nông thôn, tập trung phát triển các cây trồng vật nuôi như: lúa, ngô, đậu tương, lạc, chăn nuôi lợn, gia cầm, trâu, bò.
Tiểu vùng 2: Vùng giữa
Vùng giữa gồm 10 xã: Lũng Hoà, Bình Dương, Thượng Trưng, Tân Cương, Tuân Chính, Vũ Di, Vĩnh Sơn, Vân Xuân, Tam Phúc, Ngũ Kiên và một
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67 phần các xã Cao Đại, Phú Thịnh, Lý Nhân, Phú Đa có tổng diện tích là 7.011 ha chiếm 49,4% tổng diện tích toàn huyện, là vùng đất phù sa của hệ thống sông Hồng, có địa hình cao thấp không đều, xuất hiện lòng chảo nhỏ song nhìn chung theo hướng thấp dần từĐông Bắc Tây Nam.
Phát triển nông nghiệp với các cây trồng vật nuôi chủ yếu như lúa, ngô, lạc, chăn nuôi lợn, trâu, bò, gia cầm, thuỷ sản.
Tiểu vùng 3: Vùng bãi
Vùng bãi gồm: 3 xã An Tường, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Ninh và một phần diện tích các xã: Cao Đại, Phú Thịnh, Lý Nhân và Phú Đa có tổng diện tích là 2.801,12 ha chiếm 19,8% diện tích toàn huyện, địa hình tương đối bằng phẳng, xuất hiện dải đất cao xen kẽ với khu vực vùng trũng, nhìn chung theo hướng thấp dần từ tây sang đông.
Xây dựng cảng sông Vĩnh Thịnh, khu đô thị sinh thái Ven sông Hồng. Phát triển dịch vụ nhất là dịch vụ vận tải.
Các cây trồng vật nuôi chủ yếu là: ngô, đậu tương, chăn nuôi bò thịt, bò sữa, gia cầm.