Hoàn chỉnh hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán cho phù hợp với quốc tế,

Một phần của tài liệu Các giải pháp khắc phục rủi ro trong hoạt động của các công ty kiểm toán Việt Nam hiện nay (Trang 83)

6. Kết cấu đề tài:

3.2.1 Hoàn chỉnh hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán cho phù hợp với quốc tế,

tế, đồng thời ban hành những thông tƣ hƣớng dẫn chuẩn mực

- Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam hội nhập hoàn toàn với quốc tế trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Trong đó, giai đoạn 2006 - 2010 là giai đoạn củng cố hội nhập, giai đoạn này tiếp tục hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động của thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán. Đến giai đoạn 2010 - 2020, giai đoạn hội nhập năng động Việt Nam sẽ hội nhập toàn diện, bình đẳng với các nước trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, chúng ta có cả nhập khẩu và xuất khẩu dịch vụ kế toán, kiểm toán. Chính vì mục tiêu này Bộ tài chính đã tiếp tục rà soát, hoàn thiện nội dung của các Chuẩn mực kiểm toán đã ban hành, chỉnh sửa bổ sung những điểm còn chưa thống nhất giữa các chuẩn mực do các chuẩn mực được ban hành trước có những điểm chưa hoàn toàn phù hợp với các Chuẩn mực kiểm toán được ban hành sau, và giữa Chuẩn mực kiểm toán với các văn bản pháp luật có liên quan nhằm tạo sự thống nhất về cùng một vấn đề, tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp trong quá trình áp dụng cũng như các cơ quan quản lý trong quá trình kiểm tra. Trong quá trình hoàn thiện các Chuẩn mực kiểm toán đã ban hành cũng tính tới việc cập nhật những thay đổi mới nhất trong nội dung của các chuẩn mực lập và trình bày Báo cáo tài chính hiện nay. Cụ thể là Bộ tài chính ban hành Thông tư 214/2012 về 37 chuẩn mực kiểm toán mới. Quy định trên được ban hành tại Thông tư số

75

214/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính theo đề nghị của Chủ tịch Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) và Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán.Thông tư ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam áp dụng đối với doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, kiểm toán viên hành nghề và các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp được kiểm toán, có liên quan trong quá trình cung cấp dịch vụ kiểm tóan độc lập.

- Để đảm bảo lộ trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kế toán kiểm toán Bộ Tài Chính cần nhanh chóng triển khai các chuẩn mực, ban hành thông tư hướng dẫn chuẩn mực để đảm bảo việc vận dụng chuẩn mực vào trong thực tế cùng với các văn bản pháp luật khác như Luật Kế toán, Nghị định hướng dẫn luật. Thông qua việc triển khai hướng dẫn văn bản trên vào thực tiễn, chúng ta mới có câu trả lời xác đáng nhất về tính phù hợp của hệ thống chuẩn mực, để từ đó từng bước hoàn thiện chúng ngày một tốt hơn. Để làm được điều này, ngoài việc tổ chức triển khai hướng dẫn cần có sự kiểm tra đánh giá thường xuyên, có hệ thống kết quả của công tác triển khai đó. Soạn thảo các tài liệu hướng dẫn, sách tham khảo, các buổi hội thảo làm cho các văn bản trên gần gủi, dễ hiểu hơn với người thực hiện. Tiếp tục nghiên cứu một số Chuẩn mực kế toán quốc tế để ban hành những nội dung chủ yếu của một số chuẩn mực mà Việt Nam chưa có, như Chuẩn mực về Tổn thất tài sản; Chuẩn về Nông nghiệp; Chuẩn mực về Đánh giá và ghi nhận thông tin tài chính... Những chuẩn mực này đều là những chuẩn mực khó và chưa phổ biến ở Việt Nam . Do đó, quá trình soạn thảo cần tiến hành từng bước, trong một thời gian nhất định đủ để hiểu được nội dung Chuẩn mực quốc tế và xác định cách thức áp dụng vào Việt Nam cho phù hợp. Riêng lĩnh vực tài chính công cần sớm ban hành Chuẩn mực công nhằm đổi mới cách thức về quản lý kế toán, tài chính và ngân sách trong lĩnh vực công theo mô hình kế toán dồn tích để tạo lập một hệ thống thông tin thống nhất và phù hợp với xu hướng chung của các nước tiên tiến trên thế giới.

- Bên cạnh đó thì Bộ Tài Chính cũng cần xem xét ban hành các hướng dẫn chuẩn mực kiểm toán áp dụng khi kiểm toán các khách hàng có quy mô vừa và nhỏ,

76

vì các doanh nghiệp vừa và nhỏ có đặc điểm khá khác biệt với các doanh nghiệp có quy mô lớn, và định hướng của chính phủ trong tương lai là hỗ trợ, có các chính sách ưu tiên để phát triển đội ngũ doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế. Hiện nay hệ thống chuẩn mực kiểm toán của chúng ta áp dụng cho tất cả các khách hàng, điều này là không khả thi và khiến cho Kiểm toán viên, Công ty kiểm toán gặp khó khăn khi kiểm toán các khách hàng có quy mô vừa và nhỏ. Trên thế giới hiện nay IAASB đã ban hành hướng dẫn chuẩn mực kiểm toán quốc tế khi kiểm toán cho các khách hàng có quy mô vừa và nhỏ, khác với hệ thống chuẩn mực kiểm toán và dịch vụ đảm bảo hướng dẫn này chỉ yêu cầu Kiểm toán viên và Công ty kiểm toán tập trung vào một số vấn đề chính trong giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán. Nhờ vậy, việc lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán đơn giản hơn, hiệu quả hơn và phù hợp với thực tế hơn. Chính các chuẩn mực này là cơ sở cho công ty kiểm toán xây dựng kế hoạch và chương trình kiểm toán thích hợp, đảm bảo thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết, từ đó giúp cho các công ty kiểm toán có thể kiểm soát được chất lượng dịch vụ kiểm toán.

3.2.2 Ban hành thông tƣ hƣớng dẫn luật kiểm toán độc lập, đƣa ra các chế tài xử phạt cụ thể đối với hình thức vi phạm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán

- Luật kiểm toán độc lập được quốc hội thông qua ngày 29 tháng 03 năm 2011, sau đó có Nghị định 17/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 03 năm 2012 - Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập, Thông tư 150/2012/TT-BTC ngày 12 tháng 09 năm 2012 - Hướng dẫn cập nhật kiến thức hàng năm cho kiểm toán viên đăng ký hành nghề kiểm toán và Thông tư 202/2012/TT-BTC ngày 19 tháng 11 năm 2012 - Hướng dẫn về đăng ký, quản lý và công khai danh sách kiểm toán viên hành nghề kiểm toán, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có thông tư hướng dẫn về chế tài xử phạt cụ thể đối với kiểm toán viên và công ty kiểm toán vi phạm. Do đó Bộ Tài Chính cần ban hành thông tư hướng dẫn chế tài xử phạt cụ thể góp phần ổn định thị trường kiểm toán, nâng cao trách nhiệm

77

và nghĩa vụ của Kiểm toán viên và công ty kiểm toán về báo cáo kiểm toán cung cấp.

- Thông tư hướng dẫn cần quy định cụ thể:

+ Hành vi vi phạm nào bị cảnh cáo, hình thức cảnh cáo là gì? + Hành vi vi phạm nào bị phạt tiền, mức phạt bao nhiêu?

+ Hành vi vi phạm nào bị treo bằng kiểm toán (đối với kiểm toán viên), hủy tư cách kiểm toán niêm yết (đối với công ty kiểm toán), thời gian thử thách là bao lâu?

+ Hành vi vi phạm nào sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán, chứng chỉ kiểm toán viên, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán và cấm tham gia vào các hoạt động kiểm toán? + Hành vi vi phạm nào, với mức tổn thất bao nhiêu sẽ bị truy tố trước pháp luật?

Có như vậy mới đảm bảo công bằng cho nhà đầu tư, những người sử dụng dịch vụ kiểm toán.

3.2.3 Nâng cao chất lƣợng và số lƣợng kiểm toán viên

- Để nâng cao chất lượng và số lượng Kiểm Toán Viên, Bộ Tài Chính nên tổ chức thi tuyển kiểm toán viên hai lần trong năm vào tháng 5 và tháng 11. Cơ cấu lại các môn thi kiểm toán viên cho phù hợp, sát với thực tiễn không mang nặng tính hình thức, lý thuyết. Việc tổ chức ôn, thi và cấp chứng chỉ kiểm toán viên Việt Nam hiện nay đã bộc lộ hạn chế, đối tượng được tham dự còn hạn chế, thời gian hướng dẫn ôn thi quá ngắn (chỉ trong vài tuần), mới chỉ phục vụ cho việc thi chứ chưa nhằm mục đích trang bị kiến thức và nâng cao nghề nghiệp sau này. Cần phải có sự thay đổi về tư duy tổ chức thi tuyển mà cụ thể là thay đổi ở môn thi và nội dung thi, từ trước đến nay kỳ thi có 8 môn nhưng nội dung môn thi chủ yếu vẫn như chương trình học đại học, có hệ thống lại và cập nhật cơ chế chính sách mới, quá trình ôn thi chủ yếu vẫn là kiến thức lý thuyết, hầu như ít kinh nghiệm thực tế. Với cách thi này, nhiều trường hợp có chứng chỉ kiểm toán viên, phải thêm vài ba năm kinh nghiệm

78

thực tế nữa mới hành nghề được. Nội dung thi mới của các môn học không còn tương đương với môn học của trường đại học nữa, mà được nâng cao, lồng ghép cả kiến thức quản trị doanh nghiệp, kiến thức phân tích, đánh giá, tư vấn.

- Để thực hiện cách học, ôn và cách thi mới, hiện tại, Bộ tài chính đang hợp tác với các tổ chức quốc tế xây dựng tài liệu học và ôn thi cho kiểm toán viên Việt Nam. Trong tài liệu học và bài thi sẽ không chỉ là kiến thức chuyên môn mà còn có các tình huống và kinh nghiệm thực tế. Thời gian ôn thi không chỉ gói gọn trong vài tuần mà sẽ vài tháng và phải đảm bảo chất lượng người có chứng chỉ kiểm toán viên Việt Nam phải hành nghề được ngay. Tuy nhiên, việc nâng cao chất lượng kiểm toán viên Việt Nam, cũng như chất lượng chứng chỉ kiểm toán viên cũng cần có thời gian và được thực hiện từng bước. Trong 2 - 3 năm tới, Bộ Tài chính vẫn là cơ quan ra quyết định thành lập Hội đồng thi kiểm toán viên. Tiếp đến, vai trò này, theo lộ trình mà Bộ Tài chính đang thực hiện là chuyển giao dần công việc quản lý cho Hội nghề nghiệp, có sự giám sát của Bộ Tài chính. Điểm quan trọng đang được tiếp tục nghiên cứu trong vài năm tới nữa là số lượng và nội dung các môn thi có thể được cơ cấu lại thành 3 bậc: đại cương, trung cấp, cao cấp; đối tượng thi sẽ được mở rộng cho tất cả những người tốt nghiệp đại học có 2 năm kinh nghiệm; người tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng được miễn thi một số môn ở phần đại cương.

3.2.4 Hƣớng tới sự thừa nhận của quốc tế đối với chứng chỉ Kiểm toán viên Việt Nam

Trong xu thế hội nhập của kinh tế thế giới để chứng chỉ Kiểm toán viên của Việt Nam được các quốc gia trên thế giới đánh giá và công nhận, Bộ Tài Chính cần có những chính sách khuyến khích, tăng cường giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữa các tổ chức hành nghề, hội nghề nghiệp nhằm bổ sung kinh nghiệm hành nghề cho đội ngũ kiểm toán viên Việt Nam. Chúng ta phải tạo cơ sở để các quốc gia khác đánh giá được chất lượng chứng chỉ kiểm toán viên Việt Nam thông qua các tiêu chí như: chất lượng, nội dung, chương trình và công khai, minh bạch, khách quan trong tổ chức và chấm thi. Về nội dung chương trình thi cấp chứng chỉ kiểm toán viên nên

79

dựa vào các chương trình của quốc tế như ACCA hoặc CPA Australia, tuy nhiên chương trình của ACCA phù hợp với các điều kiện hiện nay của Việt Nam và chương trình đào tạo ACCA ở Việt Nam hiện nay đang rất phổ biến.

Ngoài ra Bộ Tài Chính cũng cần phải xem xét về quy định thi chuyển đổi đối với người có chứng chỉ quốc tế sang chứng chỉ Kiểm toán viên Việt Nam bắt buộc thi bằng tiếng Việt, quy định này làm rào cản khiến người nước ngoài không thể dự thi cấp chuyển đổi chứng chỉ Kiểm toán viên, điều này làm cho chúng ta mất cơ hội có được một đội ngũ Kiểm toán viên hành nghề chuyên nghiệp, không chỉ hạn chế số lượng và chất lượng đầu vào mà còn khiến mục tiêu quốc tế hóa đội ngũ Kiểm toán viên Việt Nam không đạt được. Từ năm 2010 Việt Nam đã ký thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về chứng chỉ KTV giữa các nước ASEAN, nhưng với quy định này thì chứng chỉ Kiểm toán viên Việt Nam khó có thể được quốc tế công nhận.

3.2.5 Tăng cƣờng tổ chức, phối hợp với VACPA trong việc kiểm tra chất lƣợng các công ty kiểm toán hàng năm, hoặc tổ chức kiểm tra đột xuất nếu thấy cần thiết

Bộ Tài chính cần có sự chỉ đạo và phối hợp với VACPA thường xuyên trong các cuộc kiểm tra chất lượng hàng năm, đồng thời cử thành viên của Bộ Tài Chính tham gia, giám sát (năm 2010 chỉ tham gia kiểm tra một công ty kiểm toán, năm 2011 không tham gia một đoàn kiểm tra nào) đoàn kiểm tra để đảm bảo tính khách quan của cuộc kiểm tra, nếu trong quá trình kiểm tra các công ty kiểm toán vi phạm thì Bộ Tài Chính có biện pháp tổ chức kiểm tra đột xuất tình hình khắc phục, sửa chữa của các công ty đó ở các năm sau nếu tiếp tục phát hiện vi phạm thì sẽ rút giấy phép hành nghề của Kiểm toán viên và thông báo đình chỉ hoạt động của công ty kiểm toán vi phạm để có biện pháp xử lý, có như vậy các cuộc kiểm tra hàng năm của VACPA mới phát huy được vai trò nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, sàng lọc các công ty kiểm toán kém chất lượng làm ảnh hưởng đến hình ảnh kiểm toán độc lập. Bên cạnh đó để đảm bảo tính khách quan thành viên đoàn kiểm tra nên huy động cả thành viên là kiểm toán viên đang hành nghề tại các công ty kiểm toán khác, vì theo Điều 11 Quyết định 32/2007/QĐ-BTC thì “Việc huy động người hành

80

nghề kế toán, kiểm toán viên hành nghề từ các doanh nghiệp kế toán, kiểm toán kết thúc vào hết năm 2010”.

3.2.6 Công khai tên các công ty kiểm toán có chất lƣợng kiểm toán thấp, vi phạm thƣờng xuyên các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp để từ đó có các chế tài rút đăng ký hành nghề đối với các công ty này

Hiện nay việc công khai tên các công ty kiểm toán vi phạm chỉ mới dừng ở mức nêu trong biên bản kiểm tra của VACPA, mặc dù các công ty này đã vi phạm nhiều lần, chế tài xử phạt này chưa mang tính răng đe, cần công khai thông tin công ty kiểm toán vi phạm đầu tiên là trên diễn đàn của hiệp hội kiểm toán viên hành nghề, nặng hơn là công khai tên trên các diễn đàn tài chính, phương tiện truyền thông. Nếu là công ty kiểm toán niêm yết thì gửi danh sách vi phạm cho Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước, và Bộ Tài Chính cần theo dõi hoạt động của các công ty này và đình chỉ kinh doanh, thu hồi giấy chứng nhận theo điều 27 – Luật kiểm toán độc lập nếu tiếp tục tái phạm.

3.2.7 Xây dựng phƣơng án sáp nhập các công ty kiểm toán có quy mô nhỏ để gia tăng cạnh tranh, lành mạnh hóa thị trƣờng kiểm toán

Hiện nay thị trường kiểm toán phát triển rất hổn mang và chưa kiểm soát được, các công ty kiểm toán được thành lập tràn lan, có công ty hiện nay chỉ có 2 đến 3 kiểm toán viên hành nghề, các công ty kiểm toán nhỏ thường xuyên biến động về nhân sự, không có điều kiện đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngủ nhân viên, chưa có uy tín để thu hút nhân sự có trình độ, không quan tâm đến chất lượng hồ sơ mà chủ yếu phát triển khách hàng, hạ giá phí kiểm toán làm giảm giá trị của thị trường kiểm toán. Do đó Bộ Tài Chính cần xây dựng phương án và lộ trình sáp nhập các công ty kiểm toán nhỏ để nâng cao lợi thế cạnh tranh, năng lực hoạt động

Một phần của tài liệu Các giải pháp khắc phục rủi ro trong hoạt động của các công ty kiểm toán Việt Nam hiện nay (Trang 83)