6. Kết cấu đề tài:
1.6 Mối liên hệ giữa rủi ro hoạt động kiểm toán và hội nhập kinh tế thế giới
Hội nhập kinh tế thế giới đòi hỏi nước ta phải từng bước gỡ bỏ các hàng rào thuế quan, bãi bỏ các chính sách ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, xây dựng cơ sở hạ tầng đầu tư hiện đại, hoàn thiện môi trường pháp lý, trong đó có môi trường kế toán kiểm toán. Hiện nay thị trường nước ta đang thu hút rất nhiều các công ty, tập đoàn, quỹ đầu tư lớn trên thế giới vào đầu tư nó vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước, phải đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt từ các công ty tập đoàn đa quốc gia có kinh nghiệm tổ chức và quy mô hoạt động chuyên nghiệp, với áp lực cạnh tranh đó thông tin kế toán cũng chịu tác động chi phối, là công cụ các doanh nghiệp dùng để che đậy bức tranh kinh doanh của mình, đặc biệt đối với các doanh nghiệp niêm yết. Do vậy các công ty kiểm toán phải đối mặt với một thách thức lớn để phát hiện ra các gian lận và rủi ro đó, nếu các công ty kiểm toán không có các biện pháp ngăn ngừa, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những rủi ro đó sẽ dẫn đến chất lượng kiểm toán bị ảnh hưởng, làm mất úy tín và hình của công ty kiểm toán nói riêng và hoạt động kiểm toán độc lập nói chung.
30
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Rủi ro là một phần của hoạt động kinh doanh. Như chúng ta đã biết các cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, rủi ro khi không được kiểm soát và giải quyết có thể gây nguy hại cho hoạt động của công ty, kể cả công ty lớn và công ty nhỏ. Rủi ro xảy ra hằng ngày, luôn luôn có một rủi ro là một sản phẩm mới sẽ thất bại, sự kiện kinh tế bất ngờ sẽ xảy ra, hoặc một tác động không mong đợi có thể xảy ra. Cách xử lý của tổ chức để quản lý các rủi ro ảnh hưởng đến khả năng tài chính của tổ chức và cách tiếp cận của công ty kiểm toán để kiểm toán nó.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng thì rủi ro trong hoạt động kiểm toán cũng ngày càng cao, rủi ro đến từ việc chấp nhận và duy trì quan hệ với các khách hàng thiếu trung thực, nguy cơ từ hệ thống kiểm soát chất lượng không được thiết kế và vận hành hiệu quả làm cho rủi ro kiểm toán tiềm ẩn cao. Do đó, Công ty kiểm toán cần khắc phục các rủi ro trong hoạt động kiểm toán để từ đó giúp Công ty kiểm toán gia tăng chất lượng dịch vụ kiểm toán, nâng cao vị thế, ổn định và phát triển bền vững trước nền kinh tế hội nhập ngày càng rõ rệt ở Việt Nam hiện nay.
Nghiên cứu các chuẩn mực và các quy định quốc tế liên quan đến việc đánh giá rủi ro hoạt động và kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán sẽ giúp chúng ta thấy được sự phát triển của các quy định trên thế giới để từ đó hoàn thiện các quy định này cho phù hợp với thực tiễn phát triển của Việt Nam.
31
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG RỦI RO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam 2.1.1 Lịch sử hình thành
Hoạt động kiểm toán tại Việt Nam tuy đã có một lịch sử lâu dài, thế nhưng đến trước thập niên 90 của thế kỷ 20, hoạt động này chủ yếu là do Nhà nước tiến hành thông qua công tác kiểm tra kế toán. Phải đến cuối những năm 1980, khi Việt Nam từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt là từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài, sự xuất hiện của những nhà đầu tư nước ngoài đã lại tạo nên nhu cầu cần kiểm toán độc lập để kiểm toán các báo cáo tài chính.
Để phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới, vào đầu thập niên 90, hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam được tái lập với sự ra đời của Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) vào tháng 5/1991. Sau đó, nhiều công ty kiểm toán khác của Việt Nam lần lượt được thành lập, cùng với sự có mặt của các công ty kiểm toán quốc tế và công ty kiểm toán liên doanh. Khách hàng của các công ty kiểm toán cũng gia tăng nhanh chóng và mở rộng ra nhiều loại hình doanh nghiệp, như các doanh nghiệp nhà nước, các công ty cổ phần có yết giá ở thị trường chứng khoán, các ngân hàng thương mại…
2.1.2 Quá trình phát triển
Việt Nam đã từng bước thể chế hóa hoạt động kiểm toán. Khởi đầu là vào tháng 01/1994, Quy chế kiểm toán độc lập được Chính phủ ban hành theo Nghị định 07/CP ngày 19/01/1994 và được hướng dẫn thực hiện bởi Thông tư 22/TC/CĐKT ngày 19/3/1994 của Bộ Tài Chính. Đến tháng 7/1994, cơ quan Kiểm toán Nhà nước trực thuộc Chính phủ được thành lập và hoạt động theo Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước. Tháng 10/1997, Bộ Tài Chính đã ban hành Quy chế kiểm soát nội bộ áp dụng tại các Doanh nghiệp Nhà nước theo quyết định 832 TC/QĐ/CĐKT.
Chính phủ đã ban hành Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 về Kiểm toán độc lập để thay thế cho Nghị định 07/CP, sau đó là Nghị định 133/2005/NĐ-
32
CP ngày 31/10/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 105/2004/NĐ-CP. Bộ Tài Chính cũng đã ban hành Thông tư 64/2004/TT-TC ngày 29/06/2004 để hướng dẫn thi hành Nghị định 105/2004/NĐ-CP và thay thế cho Thông tư 22/TC/CĐKT.
Ngoài ra một ghi nhận mới trong lĩnh vực kiểm toán, đó là ngày 29/03/2011 Quốc hội đã thông qua Luật Kiểm toán Độc lập, luật có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2012, đánh dấu một bước phát triển trong lĩnh kiểm toán độc lập tại Việt Nam.
Thông tư 214/2012/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 06/12/2012 ban hành 37 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014, đã thay thế tất cả các Chuẩn mực kiểm toán được ban hành kể từ năm 1997.
Ngoài ra, để tạo điều kiện cho sự phát triển của nghề nghiệp, Hội Kế toán Việt Nam (nay là hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, viết tắt VAA) đã được thành lập vào năm 1994. Đến tháng 5/1998, VAA được kết nạp chính thức là thành viên thứ 7 của AFA (Liên đoàn kế toán Asean) và là thành viên thứ 130 của IFAC (Liên đoàn Kế toán Quốc tế). Ngoài ra, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam cũng đã là thành viên của INTOSAI (Tổ chức Quốc tế các Cơ quan Kiểm toán Tối cao). Đến tháng 04/2005, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) đã được thành lập với tư cách một tổ chức nghề nghiệp của Kiểm toán viên hành nghề, VACPA là một thành viên của VAA.
Trong những năm vừa qua, hệ thống kiểm toán Việt Nam đã hình thành và phát triển cả về lượng và chất. Quá trình phát triển đó đã đặt nền tảng ban đầu cho những bước phát triển trong tương lai cho ngành nghề này ở Việt Nam.
2.2 Thực trạng hoạt động kiểm toán Việt Nam hiện nay 2.2.1 Môi trƣờng hoạt động kiểm toán 2.2.1 Môi trƣờng hoạt động kiểm toán
Môi trường hoạt động kiểm toán chịu tác động từ nhiều phía:
Từ yêu cầu của xã hội đối với chức năng kiểm toán, yêu cầu này luôn thúc đẩy hoạt động kiểm toán phải ngày càng hoàn thiện hơn để cung cấp một mức độ bảo đảm cao hơn cho các thông tin được kiểm toán.
33
Từ yêu cầu của Nhà nước, với tư cách người quản lý xã hội, Nhà nước sẽ đưa ra các định chế để giám sát hoạt động kiểm toán trong một khuôn khổ pháp lý phù hợp với đặc điểm và yêu cầu của xã hội.
Từ chính những người hành nghề kiểm toán, thông qua tổ chức nghề nghiệp của mình. Sự ý thức cao về trách nhiệm xã hội đã thúc đẩy tổ chức nghề nghiệp phải không ngừng giám sát các thành viên của mình để nâng cao chất lượng công việc và qua đó nâng cao uy tín đối với xã hội.
Hai nhân tố yêu cầu của Nhà nước và vai trò của tổ chức nghề nghiệp có mối quan hệ tác động lẫn nhau. Nếu tổ chức nghề nghiệp phát triển mạnh và đưa ra được các chuẩn mực hay quy định chặt chẽ để tự kiểm soát hoạt động nghề nghiệp, nhà nước sẽ giới hạn vai trò của mình trong việc chỉ đưa ra khuôn khổ pháp lý chung, ví dụ ban hành Luật Doanh nghiệp hay Luật Chứng khoán để xác định những trách nhiệm và nghĩa vụ cơ bản của Kiểm toán viên đối với báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính. Ngược lại, nếu tổ chức nghề nghiệp không đủ mạnh để đảm nhận vai trò này, Nhà nước phải can thiệp sâu hơn bằng việc đưa ra các văn bản pháp luật quy định về chuẩn mực kiểm toán.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, các ngành dịch vụ trong nước cũng phải được nâng cao để phù hợp với điều kiện này và đáp ứng được yêu cầu quản lý. Kiểm toán và kế toán vừa là một nghề cung cấp dịch vụ (xét trên khía cạnh kinh doanh) vừa là một công cụ quản lý kinh tế trong hệ công cụ quản lý của Nhà nước (xét trên khía cạnh quản lý). Để có thể đạt được những mục tiêu đó, ngoài việc thiết lập một cơ chế chính sách hợp lý, một chiến lược phát triển phù hợp thì không thể bỏ qua yếu tố con người mà ở đây chính là kiểm toán viên.
a. Cơ chế pháp lý
Thông qua hoạt động dịch vụ kiểm toán và tư vấn tài chính, kế toán, những năm qua, các công ty kiểm toán đã góp phần giúp cộng đồng doanh nghiệp, các dự án quốc tế, nhiều cơ quan, đơn vị sự nghiệp nắm bắt được kịp thời, đầy đủ chế độ, chính sách về tài chính, loại bỏ được chi phí bất hợp lý, tạo lập các thông tin tài chính tin cậy. Hoạt động kiểm toán độc lập đã xác định được vị trí trong nền kinh tế
34
thị trường, góp phần thực hiện công khai minh bạch thông tin tài chính, ngăn ngừa và phát hiện sai phạm tài chính, phục vụ cho công tác quản lý, điều hành kinh tế - tài chính của doanh nghiệp và Nhà nước, tạo thêm sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, hoạt động kiểm toán độc lập cũng tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Việc tăng trưởng về số lượng chưa đi liền với chất lượng; nhiều công ty kiểm toán đã liên tục thay đổi pháp nhân, nhân sự kiểm toán viên cũng dịch chuyển và xáo trộn không ngừng. Việc tuân thủ chuẩn mực kiểm toán, chuẩn mực kế toán của các kiểm toán viên vẫn còn nhiều điều đáng bàn. Hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh bằng giá phí kéo dài trong nhiều năm khiến chất lượng kiểm toán có dấu hiệu đi xuống, chưa đáp ứng được kỳ vọng của công chúng cũng như của các cấp quản lý. Những hạn chế, tồn tại này được phân tích là do hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động kiểm toán không còn đủ sức bao quát hết mọi vấn đề cũng như thiếu những chế tài xử phạt mang tính răn đe đối với những vi phạm trong lĩnh vực này.
Việc Luật Kiểm toán độc lập ra đời và chính thức có hiệu lực từ 1/1/2012 và Nghị định hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật được ban hành, có hiệu lực từ 1/5/2012 đã tạo hành lang pháp lý hoàn chỉnh cho phát triển thị trường kiểm toán độc lập, góp phần nâng cao tính minh bạch thông tin trong nền kinh tế. Trong bối cảnh Việt Nam chính thức mở cửa thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán, Luật Kiểm toán độc lập đã đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của thời kỳ mới với quy định về cung cấp dịch
vụ qua biên giới, cho phép Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài được mở chi nhánh tại Việt Nam.
Nhiều quy định mới về công ty kiểm toán, đối tượng được kiểm toán và dịch vụ kiểm toán lần đầu được đề cập trong Luật. Ví dụ như quy định về giờ làm việc của kiểm toán viên hành nghề, buộc kiểm toán viên phải làm việc chuyên nghiệp cho công ty kiểm toán nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ, tránh kẽ hở luật pháp để một
35
số người có chứng chỉ kiểm toán viên hành nghề công tác tại đơn vị khác nhưng vẫn đăng ký hành nghề, cung cấp dịch vụ.
Ngoài ra, quy định về vốn pháp định ba tỷ đồng (năm tỷ đồng từ năm 2015), xét trong bối cảnh luật pháp chưa có quy định bắt buộc Doanh nghiệp kiểm toán phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, nhằm nâng cao trách nhiệm của Doanh nghiệp kiểm toán đối với dịch vụ kiểm toán, với khách hàng.
Thị phần của các công ty kiểm toán cũng được mở rộng tạo đà cho sự phát triển của thị trường này. Theo quy định trước đây thì ngoài các đối tượng bắt buột kiểm toán như doanh nghiệp có vốn nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng và các tổ chức tín dụng, công ty cổ phần niêm yết, công ty cổ phần đại chúng, công ty bảo hiểm, các dự án xây dựng bằng vốn nhà nước và dự án của tổ chức quốc tế thì hiện nay đã mở rộng thêm doanh nghiệp, tổ chức mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước sở hữu từ 20% cổ phần trở lên phải được kiểm toán đối với BCTC hàng năm. Doanh nghiệp mà các tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên và chính DN kiểm toán, chi nhánh DN kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam cũng phải được kiểm toán đối với BCTC hàng năm.
Ghi nhận ban đầu từ Bộ Tài chính sau khi Luật Kiểm toán độc lập có hiệu lực, thị trường dịch vụ kiểm toán đã có những biến chuyển nhất định về chất. Các công ty kiểm toán nói chung và kiểm toán viên nói riêng đã nâng cao ý thức về tuân thủ pháp luật. Việc đăng ký hành nghề đã quy củ hơn. Hiện tượng kiểm toán viên đăng ký hành nghề kiểm toán song thực tế lại làm việc bán thời gian hoặc làm việc tại nơi khác cơ bản không còn.
b. Nhân lực Kiểm toán viên
Có rất nhiều yếu tố tác động đến hoạt động của công ty kiểm toán, nhưng có một yếu tố cốt lõi có ảnh hưởng đáng kể và tác động trực tiếp đến hoạt động của các công ty kiểm toán là yếu tố con người, cụ thể là Kiểm Toán Viên những người tác nghiệp trực tiếp.
36
Bản chất cũng như mục tiêu của kiểm toán là kiểm tra và xác nhận mức độ tin cậy của thông tin. KTV là chủ thể của một cuộc kiểm toán, thực hiện tất cả các công việc trong một quy trình kiểm toán nhằm đặt được mục tiêu đưa ra ý kiến xác nhận cho các thông tin được kiểm toán. Đồng thời KTV phải chịu trách nhiệm cho ý kiến của mình về chất lượng thông tin được kiểm toán đối với các đối tượng sử dụng thông tin đã kiểm toán. Do đó, KTV và yêu cầu với KTV là một yếu tố quan trọng và không thể thay thế. KTV phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán như: Độc lập, chính trực, khách quan, năng lực chuyên môn và tính thận trọng, tính bí mật tư cách nghề nghiệp, tuân thủ chuẩn mực chuyên môn. Đây là những nguyên tắc mang tính bắt buộc bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hiệu quả của cuộc kiểm toán cũng như uy tín của KTV, công ty kiểm toán.
Vì vậy, KTV phải luôn phát huy tối đa vai trò và trách nhiệm của mình trong các hoạt động kiểm toán cũng như các hoạt động khác liên quan. Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ nền kinh tế theo xu hướng hội nhập thế giới nên việc xây dựng một đội ngũ những người hành nghề kế toán, kiểm toán chuyên nghiệp là nhân tố thiết yếu. Xuất phát từ thực tế trên, trong hoàn cảnh hội nhập kinh