Khảo sát rủi ro hoạt động của các công ty kiểm toán Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Các giải pháp khắc phục rủi ro trong hoạt động của các công ty kiểm toán Việt Nam hiện nay (Trang 57)

6. Kết cấu đề tài:

2.2.3 Khảo sát rủi ro hoạt động của các công ty kiểm toán Việt Nam hiện nay

2.2.3.1 Phƣơng pháp khảo sát

Để đánh giá thực trạng rủi ro trong hoạt động kiểm toán của các công ty kiểm toán hiện nay, người viết đã tiến hành khảo sát 30 Công ty kiểm toán trên địa

49

bàn Thành phố Hồ Chí Minh (danh sách các Công ty tiến hành khảo sát được trình bày tại phụ lục số 01). Phương pháp khảo sát là gửi bảng câu hỏi và phỏng vấn đối với KTV, Chuyên viên nghiệp vụ và các Trưởng, phó phòng nghiệp vụ. Đối tượng được chọn để khảo sát là:

Đặc điểm Thành phần khảo sát

Về loại hình

- Công ty có vốn đầu tư nước ngoài (4 Công ty).

- Công ty thành viên các hãng kiểm toán quốc tế (10 Công ty). - Công ty kiểm toán vừa và nhỏ khác (16 Công ty).

Về quy mô vốn

- Công ty có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng (4 Công ty). - Công ty có vốn điều lệ từ 5-10 tỷ đồng (10 Công ty). - Công ty có vốn điều lệ từ 2-5 tỷ đồng (6 Công ty). - Công ty có vốn điều lệ dưới 2 tỷ đồng (10 Công ty).

Về quy mô lao động

- Công ty có trên 100 nhân viên (8 Công ty). - Công ty có từ 50-100 nhân viên (10 Công ty). - Công ty có dưới 50 nhân viên (12 Công ty).

2.2.3.2 Phân tích và đánh giá kết quả khảo sát

Thông qua kết quả khảo sát (được trình bày tại phụ lục 02-03), có thể phân tích và đánh giá rủi ro trong hoạt động kiểm toán tồn tại hiện nay tại các công ty kiểm toán như sau:

a. Rủi ro liên quan đến việc chấp nhận và duy trì khách hàng trong hoạt động kiểm toán

Kết quả khảo sát liên quan đến việc chấp nhận và duy trì khách hàng trong hoạt động kiểm toán:

1. Công ty các Anh/ chị có thực hiện các thủ tục đánh giá trước khi tiến hành chấp nhận khách hàng hay không?

50

Đồ thị 2.1: Mô tả việc thực hiện các thủ tục đánh giá trước khi chấp nhận khách hàng

Hiện nay hầu như các công ty kiểm toán đều xây dựng các thủ tục đánh giá trước khi tiến hành chấp nhận khách hàng, các công ty kiểm toán có quy mô nhỏ thường bỏ qua thủ tục đánh giá này. Các công ty kiểm toán vì mục tiêu lợi nhuận nên bỏ qua các thủ tục đánh giá khách hàng trước khi chấp nhận ký hợp đồng, họ chỉ quan tâm đến việc bỏ giá phí nào để có thể lấy được hợp đồng kiểm toán ngoài ra không quan tâm xem xét đánh giá đến các yếu tố như lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng, tình hình kinh doanh, công nghệ, tổ chức bộ máy quản lý điều hành, tính chính trực của ban lãnh đạo và năng lực phục vụ khách hàng của công ty kiểm toán. Khi không xây dựng các thủ tục đánh giá chấp nhận khách hàng sẽ dẫn đến rủi ro như chấp nhận những khách hàng quá lớn so với khả năng phục vụ của công ty, hay chấp nhận những khách hàng ở những lĩnh vực mà công ty kiểm toán chưa có kinh nghiệm, cũng như không có đội ngũ Kiểm toán viên và Chuyên viên tư vấn am hiểu về lĩnh vực đó, hoặc chấp nhận những khách hàng mà tính chính trực của Ban Giám đốc thấp, khả năng gian lận cao, chính vì những nguyên nhân đó vô tình chung nếu không có các biện pháp đánh giá để sàng lọc và chấp nhận khách hàng, sẽ dẫn đến rủi ro cho công ty kiểm toán từ việc chấp nhận khách hàng.

2. Nếu “Có”, thì các thủ tục được xây dựng có đánh giá đầy đủ các yếu tố sau hay không?

➢ Năng lực phục vụ khách hàng của công ty kiểm toán.

➢ Mức am hiểu về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng.

➢ Tính chính trực của Ban lãnh đạo của khách hàng. Có 80% Không

51

Đồ thị 2.2: Mô tả các yếu tố được xây dựng trong thủ tục đánh giá trước khi chấp nhận khách hàng

Theo Chuẩn mực kiểm toán 220 - Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính “Trong quá trình duy trì khách hàng hiện có và đánh giá khách hàng tiềm năng, công ty kiểm toán phải cân nhắc đến tình độc lập, năng lực phục vụ khách hàng của công ty kiểm toán và tính chính trực của Ban quản lý khách hàng”, và theo Chuẩn mực kiểm toán 315 - Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị thì “Để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải có hiểu biết cần thiết, đầy đủ về tình hình kinh doanh nhằm đánh giá và phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán mà theo kiểm toán viên thì có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, đến việc kiểm tra của kiểm toán viên hoặc đến báo cáo kiểm toán. Ví dụ: Kiểm toán viên sử dụng sự hiểu biết về tình hình kinh doanh để xác định rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và xác định nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục kiểm toán”, trong quá trình lập kế hoạch nó giúp kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán có thể khoanh vùng, đánh giá được rủi ro, đánh giá được bằng chứng kiểm toán và mang đến cho khách hàng dịch vụ tốt nhất. Trong quá trình thực hiện kiểm toán nó giúp cho kiểm toán viên có các xét đoán để đánh giá các rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, các ước tính kế toán, đưa ra các câu hỏi thăm dò và đánh giá mức độ hợp lý của các câu trả lời … Hiện nay các vụ đổ vỡ của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán ngày càng xuất hiện nhiều, nước ta đang trong từng bước gỡ bỏ các hàng rào thuế quan, sửa đổi các chính sách theo lộ trình gia nhập WTO nên các doanh nghiệp đứng trước áp lực cạnh tranh

Có 70% Không

52

gay gắt từ các công ty nước ngoài đặc biệt là các công ty lớn niêm yết trên thị trường chứng khoán. Tại các công ty này áp lực điều hành của Ban Giám đốc rất lớn, nếu tình hình hoạt động khó khăn sẽ ảnh hướng đến tính chính trực của Ban Giám đốc công ty trước số liệu kế toán, do đó trước khi chấp nhận những khách hàng mới này Công ty kiểm toán cần phải cân nhắc đến các yếu tố để tránh rủi ro cho Công ty kiểm toán khi Kế toán trưởng và Giám đốc công ty trình bày báo cáo tài chính không trung thực. Ngoài ra, hiện nay nước ta đang thu hút rất nhiều các tập đoàn, công ty đa quốc gia vào đầu tư nên khối lượng nghiệp vụ và tính chất nghiệp vụ phát sinh rất lớn và đa dạng, do đó trước khi chấp nhận những khách hàng này Công ty kiểm toán cần phải xem xét lại năng lực phục vụ khách hàng để đảm bảo Công ty kiểm toán có đầy đủ nhân lực và chuyên gia tư vấn để có thể hoàn thành hợp đồng kiểm toán theo đúng thời gian quy định, nếu xét thấy không đủ năng lực phục vụ đối với các khách hàng này Công ty kiểm toán nên từ chối vì nếu chấp nhận hợp đồng vượt quá khả năng phục vụ sẽ khiến áp lực hoàn thành công việc cao, dẫn đến rút ngắn thời gian, bỏ qua các thủ tục kiểm toán từ đó dẫn đến các rủi ro kiểm toán làm ảnh hưởng đến chất lượng của kiểm toán và uy tín của Công ty kiểm toán.

3. Việc duy trì đối với khách hàng cũ có được Công ty Anh/ chị đánh giá lại trước khi ký lại hợp đồng mỗi năm không?

Đồ thị 2.3: Mô tả việc thực hiện đánh giá đối với khách hàng cũ trước khi chấp nhận hợp đồng

Đây là hiện tượng khá phổ biến hiện nay các công ty kiểm toán bỏ qua thủ tục đánh giá để duy trì đối với khách hàng cũ, chỉ có Công ty kiểm toán nước ngoài và các Công ty kiểm toán là thành viên các hãng kiểm toán lớn trên thế

Có 40%

Không 60%

53

giới là có thực hiện các thủ tục đánh giá lại trước khi ký lại hợp đồng với các khách hàng cũ. Việc đánh giá lại các khách hàng cũ trước khi ký lại hợp đồng là rất quan trọng, vì trong quá trình hoạt động khách hàng không ngừng mở rộng quy mô và lĩnh vực đầu tư, do đó Công ty kiểm toán cần phải đánh giá tổng thể để đảm bảo rằng Công ty kiểm toán có sự am hiểu về lĩnh hoạt động mới của khách hàng, vì có thể chính những những lĩnh vực hoạt động mới sẽ dẫn đến các rủi ro tiềm tàng tác động đến hoạt động chung của khách hàng mà Công ty kiểm toán không thể đánh giá được. Ngoài ra, đánh giá lại khách hàng cũ để xem xét lại Công ty kiểm toán và các Kiểm toán viên có vi phạm tính độc lập hay không khi kiểm toán đối với các khách hàng lâu năm, để từ đó có các biện pháp ngăn chặn các vi phạm về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp này.

Bên cạnh đó trong bối cảnh hiện nay tình kinh tế diễn biến phức tạp qua các năm, dẫn đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp thay đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau điều đó sẽ tác động đến tính chính trực của Ban Giám đốc doanh nghiệp đối với số liệu kế toán, bên cạnh đó Công ty kiểm toán cũng cần phải đánh giá mối quan hệ của Kiểm toán viên tiền nhiệm với khách hàng để đảm bảo rằng Kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán không có mối liên hệ đầu tư, quan hệ kinh tế hay sự dễ dãi vì quen biết với khách hàng dẫn đến việc vi phạm các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, các sai sót trọng yếu phát hiện trong quá trình kiểm toán dễ bị bỏ qua như vậy báo cáo kiểm toán phát hành sẽ chứa đựng những sai sót trọng yếu. Trong khoảng thời gian từ 2011 đến nay là khoảng thời gian khó khăn đối với các doanh nghiệp vì lạm phát tăng, đẩy lãi suất cho vay lên cao, cùng với các chính sách cắt giảm, hạn chế đầu tư công, sức mua của thị trường giảm sút làm cho cầu nền kinh tế giảm, doanh thu của các doanh nghiệp sụt giảm trong khi chi phí đặc biệt là chi phí lãi vay tăng cao, sức ép này càng lớn nhất là đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán vì lợi nhuận kế hoạch của các doanh nghiệp này rất lớn, để hài lòng nhà đầu tư, giữ giá cổ phiếu các doanh nghiệp này sẵn sàng sử dụng các thủ thuật kế toán để đánh bóng báo cáo tài chính, đạt được lợi nhuận mong muốn nhằm tránh sức ép

54

từ cổ đông, do đó việc tiếp tục duy trì đối với các khách hàng này cần phải được sự đánh giá, phân tích đầy đủ của các Công ty kiểm toán để tránh xảy ra rủi ro như một số trường hợp điển hình trong thời gian qua.

4. Có trường hợp nào Công ty Anh/chị phải giảm giá phí kiểm toán so với Công ty kiểm toán tiền nhiệm để chấp nhận được khách hàng hay không?

Đồ thị 2.4: Mô tả việc giảm phí kiểm toán để chấp nhận khách hàng

Đây là hiện tượng hiện nay xảy ra phổ biến tại thị trường kiểm toán Việt Nam, các công ty sẵn sàng chào phí kiểm toán thấp hơn để dành được khách hàng. Áp lực cạnh tranh gay gắt khiến cho các Công ty kiểm toán phải hạ giá phí để giữ được khách hàng, hoặc hạ phí kiểm toán so với Công ty kiểm toán tiền nhiệm để lấy được hợp đồng, chỉ có những hãng kiểm toán lớn của nước ngoài giá phí của họ gắn liền với chất lượng và danh tiếng nên họ thường không hạ giá phí để giữ khách hàng, mà khách hàng khi chọn các công ty kiểm toán lớn của nước ngoài thì họ cần giá trị của báo cáo kiểm toán được các công ty đó phát hành nên phải chấp nhận mức phí cao hơn so với cùng dịch vụ được các công ty kiểm toán trong nước cung cấp. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân đẩy thị trường kiểm toán Việt Nam phát triển với thực trạng cạnh tranh không lành mạnh, ở đó các Công ty kiểm toán hạ giá phí để lôi kéo khách hàng về mình, giá phí thấp nhưng khối lượng công việc không giảm dẫn đến chất lượng dịch vụ cung cấp không đảm bảo, vô hình chung báo cáo kiểm toán được tạo ra không khách quan và phản ánh đúng tình hình tài chính ở đơn vị được kiểm toán. Hoạt động kiểm toán là một hoạt động đặc thù mà ở đó sản phẩm tạo ra giữa các công ty không có sự khác biệt, do đó để nâng cao tính cạnh tranh của thị trường không thể dựa vào việc giảm giá phí mà phải nâng cao

Có 80% Không

55

chất lượng dịch vụ cung cấp, có như vậy thị trường phát triển mới lành mạnh và giá trị của báo cáo kiểm toán trên thị trường được nhiều người sử dụng và nhà đầu tư công nhận.

5. Theo Anh/ chị hiện nay khi lựa chọn Công ty kiểm toán, khách hàng quan tâm đến giá phí hay chất lượng dịch vụ kiểm toán mà Công ty kiểm toán cung cấp?

Đồ thị 2.5: Mô tả quan tâm của khách hàng khi lựa chọn Công ty kiểm toán Không chỉ riêng hoạt động kiểm toán mà tất cả các ngành nghề hoạt động trên thị trường muốn thu hút được khách hàng, muốn được khách hàng tin dùng và sử dụng dịch vụ của mình ngoài việc cung cấp một chất lượng dịch vụ tốt hài lòng người tiêu dùng thì còn phải đưa ra một mức giá hợp lý. Qua những khảo sát và phân tích trên chúng ta có thể tự hỏi rằng với giá phí kiểm toán hiện nay khá thấp so với công sức bỏ ra thì chất lượng kiểm toán liệu có bị ảnh hưởng hay không. Các công ty kiểm toán cạnh tranh nhau bằng cách đẩy giá phí kiểm toán xuống khiến giá phí ngày càng giảm, để đảm bảo doanh thu các công ty giành giật khách hàng khiến cho tính độc lập và chất lượng kiểm toán ngày càng đi xuống và giá phí thì càng giảm sau. Và khi giá phí giảm, số lượng khách hàng tăng khiến cho khối lượng công việc của KTV và trợ lý KTV tăng lên làm cho rủi ro kiểm toán ngày càng cao, khi đó khách hàng đã chọn một dịch vụ kiểm toán với giá phí thấp và chất lượng thấp đi kèm.

Nhận xét:

Chấp nhận và duy trì khách hàng là một thủ tục rất quan trọng, nó giúp cho các công ty kiểm toán tránh được rủi ro kinh doanh do việc chấp nhận những khách hàng tiềm ẩn những rủi ro cao làm ảnh hưởng đến uy tín cũng như gây ra

0 10 20 30

Giá phí Chất lượng dịch vụ Cả giá phí và chất lượng dịch vụ

56

những thiệt hại cho Công ty kiểm toán. Để hạn chế và khắc phục rủi ro do việc chấp nhận và duy trì khách hàng các công ty kiểm toán cần phải xây dựng các thủ tục để đánh giá mức am hiểu của công ty về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, năng lực phục vụ khách hàng của công ty kiểm toán, tính chính trực của Ban Giám đốc của khách hàng, đồng thời cũng phải thực hiện đánh giá đối với các khách hàng cũ để đảm bảo không vi phạm các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp về tính độc lập. Các công ty kiểm toán cũng cần nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm phục vụ khách hàng để tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, cạnh tranh theo kiểu cá lớn nuốt cá bé, đua nhau giảm giá phí kiểm toán để chèo kéo khách hàng, gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và giảm giá trị kiểm toán mang lại.

b. Thực trạng kiểm soát chất lƣợng hoạt động tại các Công ty Kiểm toán

Kết quả khảo sát liên quan đến rủi thực trạng kiểm soát chất lượng hoạt động tại các Công ty Kiểm toán:

1. Công ty các Anh/chị có ban hành Quy chế kiểm soát chất lượng hoạt động của công ty hay không?

Một phần của tài liệu Các giải pháp khắc phục rủi ro trong hoạt động của các công ty kiểm toán Việt Nam hiện nay (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)