6. Kết cấu đề tài:
1.5.3 Chuẩn mực quốc tế về KSCL dịch vụ đảm bảo ISQC1
Sau khi được thành lập, IAASB đã tái cấu trúc lại hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Trong hệ thống chuẩn mực hiện hành, có chuẩn mực kiểm soát chất lượng quốc tế số 1 (ISQC 1 - International Standard on Quality Control) có hiệu lực từ ngày 15/06/2005). ISQC 1 có tên là “Kiểm soát chất lượng doanh nghiệp thực hiện kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính, dịch vụ đảm bảo và các dịch vụ liên quan khác”. Mục đích của ISQC 1 là thiết lập những tiêu chuẩn và đưa ra những hướng dẫn về trách nhiệm của công ty về hệ thống KSCL kiểm toán và soát xét thông tin tài chính, các dịch vụ đảm bảo và dịch vụ liên quan khác. ISQC 1 được áp dụng trong toàn bộ công ty. Chuẩn mực cũng quy định rằng: nội dung, thời gian và phạm vi của thủ tục và chính sách phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động và quy mô của công ty.
Nội dung chính của ISQC 1 là yêu cầu các công ty thiết lập một hệ thống kiểm soát chất lượng trong toàn công ty để cung cấp dịch vụ nhằm đảm bảo rằng:
Công ty và nhân viên tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp, các quy định và yêu cầu của pháp luật.
Các báo cáo do công ty hoặc Đại diện chủ phần hùn phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán phát hành là phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Chuẩn mực đã đưa ra 6 yếu tố liên quan đến hệ thống KSCL của công ty bao gồm:
Trách nhiệm của Ban lãnh đạo công ty về chất lượng trong công ty
Những chính sách và thủ tục nên được thiết lập để cải thiện văn hóa nội bộ của công ty dựa trên mục tiêu chất lượng là sự cần thiết trong quá trình thực hiện.
24
Như vậy, người đứng đầu công ty hoặc Hội đồng Quản Trị chịu trách nhiệm trong việc lập các thủ tục và chính sách về hệ thống KSCL của công ty.
Ban lãnh đạo công ty phải nhận thức được rằng chất lượng là một vấn đề rất quan trọng. Ban lãnh đạo công ty phải đảm bảo rằng:
- Lợi nhuận không thể quan trọng hơn chất lượng.
- Luôn đánh giá việc thực hiện KSCL để thể hiện cam kết rằng chất lượng là quan trọng hơn cả, và
- Có đủ nguồn lực để thực hiện việc phát triển, lập hồ sơ và hỗ trợ các chính sách và thủ tục KSCL.
Trách nhiệm điều hành hệ thống KSCL chỉ được giao cho người có đủ kinh nghiệm, có khả năng thích hợp và có thẩm quyền cần thiết để thực thi thích đáng các chính sách và thủ tục.
Các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp
Công ty phải thiết lập các chính sách và thủ tục để đảm bảo hợp lý rằng công ty đã tuân thủ những yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp liên quan. Những yêu cầu về đạo đức liên quan đến kiểm toán và xem xét những thông tin tài chính lịch sử, và dịch vụ đảm bảo và dịch vụ liên quan khác, bao gồm: tính độc lập, chính trực, khách quan, năng lực chuyên môn, bí mật và tư cách nghề nghiệp.
Công ty nên thiết lập những chính sách và thủ tục để cung cấp sự đảm bảo hợp lý rằng toàn bộ nhân viên của công ty tuân thủ theo các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt là yêu cầu về tính độc lập. Công ty cần thiết lập các chính sách và thủ tục yêu cầu:
Đại diện chủ phần hùn phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán truyền đạt đến tất cả nhân viên trong công ty về những thông tin liên quan về khách hàng bao gồm phạm vi thực hiện dịch vụ để họ có thể đánh giá sự ảnh hưởng tổng thể dịch vụ đến tính độc lập.
Các tình huống và các mối quan hệ làm phát sinh nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc lập phải được Đại diện chủ phần hùn phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán và nhân viên thông báo ngay cho công ty để có thể tiến hành các biện pháp phù hợp.
25
Thu thập và tích lũy những thông tin liên quan đến Đại diện chủ phần hùn phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán và nhân viên để đảm bảo rằng Đại diện chủ phần hùn phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán và nhân viên đều tuân thủ tính độc lập. Công ty có thể duy trì và cập nhật những báo cáo liên quan đến tính độc lập, có những biện pháp thích hợp khi tính độc lập bị đe dọa.
Công ty cần có những chính sách và thủ tục thích hợp để thông báo những thông tin liên quan đến Đại diện chủ phần hùn phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán và nhân viên khi tính độc lập bị vi phạm. Công ty và Đại diện chủ phần hùn phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán cần có những biện pháp phù hợp để loại trừ sự vi phạm về tính độc lập hoặc giảm chúng xuống mức chấp nhận được, nếu không cần phải rút khỏi hợp đồng kiểm toán.
Hằng năm, công ty nên xác nhận bằng văn bản của toàn thể nhân viên về sự tuân thủ tính độc lập. Chuẩn mực cũng đề cập đến trường hợp tính độc lập bị vi phạm do sự quen thuộc (có thể một KTV kiểm toán cho một khách hàng trong một thời gian dài). Khi đó, công ty nên thiết lập những chính sách và thủ tục sau:
- Thiết lập những tiêu chuẩn đối với các biện pháp đảm bảo nhằm giảm thiểu nguy cơ về sự quen thuộc xuống mức chấp nhận được khi sử dụng cùng một nhân viên có kinh nghiệm công tác lâu năm về dịch vụ đảm bảo.
- Trường hợp kiểm toán BCTC của các công ty niêm yết, công ty nên luân chuyển KTV và áp dụng những yêu cầu nghiêm ngặt theo quy định của chuẩn mực và yêu cầu đạo đức của quốc gia.
Chấp nhận và duy trì quan hệ khách hàng và các hợp đồng kiểm toán Công ty nên thiết lập chính sách và thủ tục để chấp nhận và duy trì quan hệ khách hàng và các hợp đồng kiểm toán, và đảm bảo rằng công ty chỉ thực hiện và tiếp tục mối quan hệ với khách hàng khi mà:
- Công ty có xem xét đến tính chính trực của khách hàng và không có thông tin kết luận rằng khách hàng thiếu tính chính trực.
- Xem xét năng lực chuyên môn và nguồn lực để thực hiện hợp đồng. - Sự tuân thủ các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp
26
Công ty nên thu thập những thông tin cần thiết trong từng hợp đồng trước khi chấp nhận khách hàng mới và quyết định tiếp tục với khách hàng cũ.
Nguồn nhân lực
Công ty nên thiết lập những chính sách và thủ tục để cung cấp sự đảm bảo hợp lý rằng công ty có đầy đủ nhân lực có khả năng, năng lực và sự tận tâm để tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp và yêu cầu pháp lý liên quan để báo cáo kiểm toán được phát hành thích hợp.
Những chính sách và thủ tục giải quyết về vấn đề nhân sự gồm: - Tuyển dụng - Đánh giá thực hiện - Năng lực - Trình độ chuyên môn - Phát triển nghề nghiệp - Thăng tiến - Bồi thường
- Ước tính nhu cầu về nhân sự
Khả năng và năng lực chuyên môn được bổ sung thông qua một số phương pháp sau:
- Tiếp tục phát triển kiến thức chuyên môn - Kinh nghiệm làm việc
- Học hỏi kinh nghiệm từ nhân viên khác
Công ty nên có các chính sách đánh giá về khả năng làm việc của nhân viên và đưa ra những phương thức khen thưởng các nhân viên tuân thủ đạo đức nghề nghiệp. Chính sách đánh giá này tùy thuộc vào quy mô và hoàn cảnh cụ thể của từng công ty. Việc quy định nhân sự của nhóm kiểm toán bao gồm Đại diện chủ phần hùn cho từng hợp đồng kiểm toán nhằm đảm bảo rằng tất cả nhân viên có đủ thời gian cũng như năng lực chuyên môn phù hợp để thực hiện vai trò được giao.
27
Công ty nên thiết kế những chính sách và thủ tục để các hợp đồng kiểm toán được thực hiện có chất lượng cao, bao gồm:
- Vai trò của các chủ phần hùn là liên lạc với những thành viên chủ chốt của khách hàng.
- Chủ phần hùn phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán phải có năng lực thích hợp, uy tín và có thời gian để thực hiện vai trò của mình.
- Trách nhiệm của Đại diện chủ phần hùn phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán là soát xét và tham khảo ý kiến của các thành viên khác trong Ban Giám đốc
Công ty nên phân công cho những nhân viên phù hợp với khả năng, năng lực và có thời gian thực hiện hợp đồng theo chuẩn mực nghề nghiệp, quy định và những yêu cầu của pháp luật có liên quan để báo cáo kiểm toán được phát hành phù hợp. Công ty thiết kế những chính sách để đánh giá khả năng và năng lực của nhân viên. Khả năng và năng lực được xem xét đánh giá bao gồm những vấn đề sau:
- Sự hiểu biết và kinh nghiệm chuyên môn.
- Sự am hiểu về chuẩn mực chuyên môn và quy định và những yêu cầu của pháp luật.
- Kỹ thuật chuyên môn
- Sự am hiểu về chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng của công ty
Thực hiện hợp đồng
Công ty nên thiết lập những chính sách và thủ tục để cung cấp sự đảm bảo hợp lý rằng hợp đồng được thực hiện đã tuân thủ những chuẩn mực, quy định và những yêu cầu pháp luật và báo cáo kiểm toán được phát hành thích hợp.
Giám sát
Công ty phải thiết kế những chính sách và thủ tục về soát xét chất lượng hợp đồng kiểm toán trước khi báo cáo được phát hành, bao gồm: Tính chất, thời gian và phạm vi của việc soát xét chất lượng. Tiêu chuẩn thích hợp cho việc soát xét. Yêu cầu về tài liệu làm bằng chứng cho việc soát xét.
28
Trách nhiệm soát xét được thực hiện bởi những nhân viên có kinh nghiệm, bao gồm Đại diện chủ phần hùn phụ trách hợp đồng. Công việc soát xét phải đảm bảo rằng:
- Công việc soát xét được thực hiện theo những chuẩn mực nghề nghiệp và quy định và các yêu cầu pháp luật.
- Những vấn đề quan trọng phát sinh đều được xem xét. - Tham khảo ý kiến tư vấn.
- Xem xét lại nội dung, phạm vi và lịch trình của công việc thực hiện. - Bổ sung những kết luận đạt được và bằng chứng thích hợp.
- Bằng chứng thu thập được phải đầy đủ và thích hợp. - Phải đạt được mục tiêu của công việc.
Các công ty phải thiết lập các chính sách và thủ tục liên quan đến việc đánh giá liên tục, xem xét và giám sát tính phù hợp, thích đáng, hiệu quả hoạt động và sự tuân thủ hệ thống KSCL của công ty. Nhiệm vụ này do Đại diện chủ phần hùn phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán hoặc cán bộ cao cấp khác trong công ty thực hiện.
ISQC 1 yêu cầu các công ty thiết lập các chính sách và thủ tục bao gồm kiểm tra thường kỳ việc chọn lựa các hợp đồng thực hiện, các hợp đồng được chọn để kiểm tra phải bao gồm ít nhất là một hợp đồng cho thành viên Chủ phần hùn phụ trách kiểm toán trong suốt chu kỳ kiểm tra, thường là kéo dài không quá 3 năm. Chuẩn mực cũng cho rằng các công ty nhỏ hơn có thể sử dụng các công ty khác hoặc người ngoài công ty có tiêu chuẩn phù hợp để thực hiện kiểm tra và các thủ tục giám sát khác.
Chuẩn mực còn đưa ra một số yêu cầu cụ thể khác về báo cáo và theo dõi các thủ tục giám sát, bao gồm báo cáo thường niên cho Ban Giám đốc, các chủ phần hùn của công ty và cá nhân liên quan khác.
Chuẩn mực cũng yêu cầu công ty thiết lập các chính sách và thủ tục giải quyết khiếu nại về việc không tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp, quy định và các yêu cầu pháp lý hoặc việc không tuân thủ hệ thống KSCL của công ty.
29