Thực trạng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại PVFC

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM (PVFC).PDF (Trang 43)

6. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại PVFC

2.2.1. Căn cứ xây dựng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại PVFC

Việc chấm điểm XHTD doanh nghiệp tại PVFC được thực hiện theo quyết định số 6755/QĐ-TCDK-HĐQT ngày 21/09/2010. Quy chế xây dựng dựa trên:

Quyết định số 493/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành “Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trng hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dung”.

Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam “về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” ban hành kèm theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Hiện tại, Ngân hàng nhà nước đang yêu cầu các Ngân hàng thương mại phải thường xuyên rà soát điều chỉnh hệ thống XHTD nội bộ để có thể áp dụng phân loại nợ theo Điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, một trong số các yêu cầu đối với hệ thống xếp hạn tín dụng của Ngân hàng thương mại bao gồm :

- Hệ thống xếp hạn tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ của tổ chức tín dụng.

- Chính sách quản lý rủi ro tín dụng, mô hình giám sát rủi ro tín dụng, phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng có hiệu quả, trong đó bao gồm cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng, hợp đồng tín dụng, các tài sản bảo đảm, khả năng thu hồi nợ và quản lý nợ của tổ chức tín dụng.

- Hàng năm, tổ chức tín dụng phải đánh giá lại hệ thống xếp hạn tín dụng nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro cho phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của pháp luật.

Như vậy, nhằm có thể đáp ứng theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ, và nâng cao hơn nữa hiệu quả quản trị rủi ro thì PVFC phải thường xuyên xem xét điều chỉnh hệ thống xếp hạn tín dụng của mình để có thể sàng lọc và phân loại khách hàng chính xác hơn.

Ngoài ra còn có các yêu cầu về quản lý tín dụng, các văn bản khác có liên quan đến nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ đầu tư và thực tiễn chỉ đạo công tác tín dụng của PVFC.

2.2.2. Mục đích của XHTD doanh nghiệp tại PVFC

Lựa chọn và thực hiện chính sách khách hàng

Từ kết quả xếp hạng tín dụng của khách hàng được sử dụng như một căn cứ quan trọng để đưa ra quyêt định cấp tín dụng. Đây là quá trình xem xét đánh giá rủi ro tín dụng từ các khách hàng vay nợ, để từ đó xác định hạn mức tín dụng, lãi suất, thời hạn vay,ưu đãi điều kiện vay, biện pháp đảm bảo tiền vay .

Các mức xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp là cơ sở để PVFC xây dựng các quy trình xếp hạng tín dụng thống nhất và chặt chẽ, hoàn chỉnh, thực hiện chính sách khách hàng một cách nhanh chóng, rõ ràng, đồng bộ, tiện lợi và hiệu quả trên toàn hệ thống của PVFC.

Nhằm quản lý tín dụng toàn hệ thống và kiểm soát rủi ro tín dụng

Xếp hạng tín dụng của khách hàng tại PVFC sẽ giúp đánh giá chất lượng của toàn bộ danh mục tín dụng; xác định hợp lý, chính xác tổn thất tín dụng theo từng lĩnh vực, ngành kinh tế, hoặc dòng sản phẩm cho vay. Đây là điều kiện quan trọng để nhằm hướng tới các khách hàng tốt, có quan hệ tốt, khách hàng tiềm năng với PVFC, các khách hàng này có ít rủi ro khi cấp tín dụng.

Mục tiêu của PVFC là thu lợi nhuận tối đa và không ngừng nâng cao lợi ích của cổ đông, giảm thiểu tới mức thấp nhất về rủi ro tín dụng.

Kết quả xếp hạng góp phần đo lường mức độ rủi ro của danh mục tín dụng tại các đơn vị một cách hợp lý, là cơ sở để kiểm soát rủi ro tín dụng đạt hiệu quả cao.

Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Việc phân loại nợ và xếp hạng danh mục tín dụng được thực hiện cho tất cả khách hành doanh nghiệp và không được thông báo công khai cho khách hàng về cấp độ rủi ro

trong mọi trường hợp, đồng thời phải thực hiện đánh giá XHTD thường xuyên, định kỳ, cũng như đánh giá lại khi có những biến động bất thường về khả năng tài chính, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Hệ thống XHTD và chính sách dự phòng rủi ro được đánh giá lại hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của pháp luật hiện hành. PVFC phân chia vào một trong năm nhóm nợ.

 Nhóm nợ 1: Nợ đủ tiêu chuẩn gồm các khoản nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.

 Nợ nhóm 2: Nợ cần chú ý bao gồm các khoản nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

 Nợ nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn bao gồm các khoản nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này có khả năng tổn thất một phần.

 Nợ nhóm 4: Nợ nghi ngờ bao gồm các khoản nợ được đánh giá là có khả năng tổn thất cao.

 Nợ nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn bao gồm các khoản nợ được đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mát vốn.

2.2.3. Đối tượng XHTD doanh nghiệp

XHTD doanh nghiệp tiếp cận đến các yếu tố rủi ro tín dụng, đến tất cả các khách hàng là tổ chức kinh tế phát sinh quan hệ tín dụng hoặc doanh nghiệp mà PVFC đầu tư trái phiếu, gồm cả doanh nghiệp cũ và mới, cho dự án đầu tư. Dựa vào kết quả xếp hạng doanh nghiệp thu được để đưa ra quyết định, chính sách tín dụng và giới hạn cho vay phù hip, mức lãi suất hợp lý, và trích lập dự phòng rủi ro khi cần thiết

Để đánh giá và xếp hạng chính xác khách hàng, hệ thống phân chia các khách hàng doanh nghiệp của PVFC theo 34 nhóm ngành kinh tế chính, 04 loại quy mô (lớn, trung bình, nhỏ và siêu nhỏ) và 3 loại hình doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, hệ thống vẫn phân biệt theo ngành nghề sản xuất kinh doanh, tuy nhiên chỉ phân chia thành 2 nhóm chính là DN sản xuất và DN thương mại. Dựa trên đặc điểm

của từng nhóm ngành, từng quy mô và từng loại hình Doanh nghiệp, PVFC xây dựng bộ giá trị chuẩn giành cho đặc thù của từng loại hình DN.

2.2.4. Nội dung xếp hạng tín doanh nghiệp

PVFC sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của từng khách hàng trên cơ sở bộ giá trị chuẩn đối với mỗi loại khách hàng hay ngành kinh tế khác nhau. Trong đó, nhóm khách hàng là doanh nghiệp được xây dựng bộ chỉ tiêu phức hợp dựa trên các tiêu chí về quy mô (lớn, trung bình, nhỏ, siêu nhỏ), về số năm hoạt động (DN hoạt động dưới 2 năm, báo cáo tài chính chưa có số đầu kỳ và DN hoạt động có báo cáo tài chính 2 năm trở lên), và về ngành kinh tế (34 ngành), riêng khách hàng doanh nghiệp thành lập để thực hiện dự án khi xếp hạng chỉ chia theo 10 ngành kinh tế.

Bộ giá trị chuẩn dùng để xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp gồm 3 bộ chỉ tiêu.

 Bộ chỉ tiêu xác đinh quy mô: quy mô của khách hàng được đánh giá dựa trên việc chấm điểm các chỉ tiêu về vốn chủ sở hữu, số lượng lao động, doanh thu thuần hay tổng tài sản.

 Bộ chỉ tiêu đánh giá các yếu tố tài chính gồm nhóm chỉ tiêu hoạt động, nhóm chỉ tiêu thanh khoản, nhóm chỉ tiêu cân nợ và nhóm chỉ tiêu thu nhập. Việc đánh giá các yếu tố tài chính của khách hàng doanh nghiệp dựa trên phương pháp định lượng qua việc phân tích báo cáo tài chính. Số lượng chỉ tiêu tài chính tham gia chấm điểm tùy thuộc vào từng loại quy mô doanh nghiệp.

 Bộ chỉ tiêu đánh giá các yếu tố phi tài chính gồm khả năng trả nợ của doanh nghiệp, trình độ quản lý và môi trường nội bộ/Khả năng quản trị điều hành của chủ doanh nghiệp, quan hệ với PVFC, các nhân tố ảnh hưởng đến ngành và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Số lượng, giá trị chuẩn và trọng số các chỉ tiêu trên sẽ khác nhau tùy thuộc vào mỗi ngành, lĩnh vực.

2.2.5. Nguyên tắc chấm điểm tín dụng

Hệ thống XHTD là công cụ quan trọng để tăng cường tính khách quan, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng. Mô hình tính điểm tín dụng là phương pháp

lượng hóa mức độ rủi ro thông qua đánh giá thang điểm, các chỉ tiêu đánh giá trong những mô hình chấm điểm được áp dụng khác nhau đối với từng loại khách hàng.

PVFC sử dụng mô hình chấm điểm tín dụng khác nhau áp dụng riêng đối với tổ chức tài chính, doanh nghiệp và cá nhân. Đề tài nghiên cứu này chỉ đề cập đến các mô hình XHTD cho doanh nghiệp.

Cán bộ chấm điểm sẽ thu được điểm ban đầu và điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng. Một chỉ tiêu tài chính hoặc phi tài chính sẽ có 5 khoảng giá trị chuẩn tương ứng với 5 mức điểm là 20, 40, 60, 80, 100 (điểm ban đầu). Như vậy đối với mỗi chỉ tiêu, điểm ban đầu của khách hàng đạt được nằm trong khoảng giá trị chuẩn nào trong 5 khoảng giá trị chuẩn đã được xác định.

Điểm tổng hợp để xếp hạng tín dụng khách hàng sẽ là tích số giữa điểm ban đầu nhân với trọng số, đồng thời có tính dến các nhân tố ảnh hưởng là: loại hình sở hữu và báo cáo tài chính (quý, năm) của khách hàng có được kiểm toán hay không được kiểm toán.

Các bước chấm điểm xếp hạng tín dụng:

Bước 1: Phân loại doanh nghiệp theo các tiêu chí về quy mô, hình thức sở hữu, ngành nghề kinh doanh chính.

Bước 2: Trên cơ sở ngành nghề và quy mô, sử dụng các Bảng trong Cẩm nang xếp hạng tín dụng tương ứng với ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp để chấm điểm tài chính. Các chỉ tiêu tài chính được đánh giá dựa theo khung hướng dẫn của Cẩm nang xếp hạng tín dụng của PVFC và có điều chỉnh các hệ số thống kê ngành cho phù hợp với thông tin tín dụng của PVFC

Bước 3: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính theo hướng dẫn của Cẩm nang xếp hạng tín dụng. Tổng điểm phi tài chính được tổng hợp lại.

Bước 4:Xác định tổng điểm cuối cùng để xếp hạng doanh nghiệp. Trong chấm điểm XHTD doanh nghiệp, mô hình chấm điểm còn xác định mức độ tin cậy của số liệu theo tiêu chí có hay không có kiểm toán báo cáo tài chính. Những doanh nghiệp nếu có báo cáo tài chính đã kiểm toán thì sẽ được cộng thêm điểm vào tổng điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính đã nhân trọng số.

Bước 5: Đối chiếu kết quả chấm điểm XHTD với thực trạng của doanh nghiệp để thực hiệ n điều chỉnh kết quả xếp hạng theo nguyên tắc:

Chỉ có thể hạ bậc, không được tăng bậc.

Đối với những khách hàng có bất kỳ một khoản nợ trong hệ thống các tổ chức tín dụng tại thời điểm chấm điểm bị quá hạn trên 90 ngày thì bắt buộc phải hạ tối thiểu 1 bậc nhưng phải đảm bảo khách hàng chỉ thuộc 1 trong 3 nhóm cuối (Từ CC trở xuống D).

Đối với những trường hợp cán bộ tín dụng đánh giá kết quả xếp hạng chưa phù hợp với năng lực/mức độ rủi ro thực tế của doanh nghiệp (Khả năng tài chính của khách hàng yếu kém, kinh doanh thua lỗ, hệ thống quản lý kém, ngành nghề kinh doanh chính đang gặp nhiều khó khăn, gia hạn nợ nhiều lần và khả năng trả nợ thấp) nhưng không thuộc loại có nợ quá hạn trên 90 ngày thì có thể hạ tối thiểu 1 bậc, nhưng phải nêu rõ lý do hạ bậc.

2.2.6. Sử dụng kết quả xếp hạng

Kết quả xếp hạn tín dụng được sử dụng cho các mục đích xác định giới hạn tín dụng; quyết định từ chối hay đồng ý cấp tín dụng, mức lãi suất cho vay, và xác định yêu cầu về tài sản đảm bảo; Đánh giá hiện trạng khách hàng trong quá trình theo dõi vốn vay; Quản lý danh mục tín dụng và trích dự phòng rủi ro. Mục tiêu của PVFC là xây dựng một hệ thống XHTD linh hoạt, có khả năng điều chỉnh và bổ sung nhằm đảm bảo tính thực tế cao. Do đó, việc đánh giá và hiệu chỉnh hệ thống sẽ được tiến hành định kỳ. Các kết quả chấm điểm XHTD sẽ được lưu giữ đầy đủ cùng hồ sơ tín dụng của khách hàng kể cả đối với các khách hàng bị từ chối.

Căn cứ vào tổng số điểm đạt được, khách hàng sẽ được phân vào một trong 10 mức xếp hạng từ AAA → D:

Bảng 2.3. Các mức xếp hạng trong hệ thống XHTD nội bộ PVFC

STT Hạng DN Điểm tương đương Ý nghĩa và mức độ rủi ro

1 AAA Từ 90 đến 100 Đây là mức xếp hạng cao nhất.Khả năng hoàn trả khoản vay của KH được xếp hạng này là đặc biệt tốt

2 AA Từ 80 đến dưới 90

KH có năng lực trả nợkhông kém nhiều so với KH được xếp hạng cao nhất.Khả năng hoàn trả nợ của KH được xếp hạng này là rất tốt.

3 A Từ 73 đến 80

KH có thể có nhiều khả năng chịu tác động tiê cục của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế hơn khách hàng được xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn được đánh giá là tốt.

4 BBB Từ 68 đến dưới 73

KH có các chỉ số cho thấy hoàn toàn có khả năng hoàn trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên, các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi các yếu tố bên ngoài có nhiều khả năng hơn trong việc làm suy giảm khả năng trả nợ của KH.

5 BB Từ 63 đến dưới 68

KH có ít nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các nhóm từ B đến D. Tuy nhiên, các KH này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc các ảnh hưởng từ các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế bất lợi, các ảnh hưởng này có khả năng dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ của KH

6 B Từ 60 đến dưới 63

KH có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các KH nhóm BB. Tuy nhiên, iện thời KH vẫn có khả năng hoàn trả khoản vay. Các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế ảnh hưởng đến khả năng hoặc thiện chí trả nợ của KH.

7 CCC Từ 56 đến dưới 60

KH đang bị suy giảm khả năng trả nợ, khả năng trả nợ phụ thuộc vào độ thuận lợi của các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế. Trong trường hợp có các yếu tố bất lợi

STT Hạng DN Điểm tương đương Ý nghĩa và mức độ rủi ro

xảy ra, nhiều khả năng Khách hàng không được trả nợ.

8 CC Từ 53 đến dưới 56 Khách hàng xsuy giảm nhiều khả năng trả nợ. ếp hạng này hiện thời đang bị

9 C Từ 45 đến dưới 53

Khách hàng đã thực hiện các thủ tục xin phá sản hoặc có các động thái tương tự nhưng việc trả nợ của KH vấn đang được duy trì.

10 D Dưới 45

Khách hàng xếp hạng D trong trường hợp đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra; không xếp hạng D cho KH mà việc mất khả năng trả nợ mới chỉ là dự kiến. Nguồn: Cẩm nang XHTD - PVFC Tổng hợp điểm

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM (PVFC).PDF (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)