Những bài học kinh nghiệm cho XHTD DN đối với các TCTD tại Việt Nam

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM (PVFC).PDF (Trang 39)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.4 Những bài học kinh nghiệm cho XHTD DN đối với các TCTD tại Việt Nam

Cơ sở dữ liệu nội bộ IRB theo chuẩn mực Basel II được xem là nền tảng, nguyên tắc cơ bản để các tổ chức tín dụng xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của tổ chức mình ngày càng hoàn thiện hơn. Khuôn khổ xếp hạng dựa trên phương pháp IRB nhằm đề ra những nguyên tắc đánh giá rủi ro tín dụng về mặt kinh tế, đề xuất những quy định nhằm nâng cao quản lý rủi ro tín dụng, phòng ngừa gian lận

Các tổ chức tín dụng trong nước có thể tham khảo kết quả xếp hạng của các tổ chức quốc tế trong quá trình thực hiện xếp hạng, làm cơ sở để so sánh, rút kinh nghiệm, đối chiếu và cải tiến hệ thống xếp hạn tín dụng nội bộ của tổ chức cho phù hợp với yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước và thông lệ quốc tế.

Kinh nghiệm từ các tổ chức xếp hạng quốc tế cho thấy họ đều sử dụng phương pháp chuyên gia, đánh giá một cách toàn diện về nền kinh tế, quốc gia, ngành và doanh nghiệp. Với chỉ tiêu phi tài chính được hỗ trợ tối đa, chỉ tiêu tài chính được tính toán lại khi đã điều chỉnh để có thể so sánh với các doanh nghiệp trong ngành. Chú trọng xem xét các nhóm tỷ số và thiên về đánh giá dòng tiền thực chất mà doanh nghiệp tạo ra với dòng tiền mà doanh nghiệp phải chi trả. Kết quả xếp hạng tín dụng của Fitch, Moody’s, và S&P đưa ra đều được đánh giá rất cao, đáng tin cậy. Tuy nhiên mỗi hệ thống xếp hạng vẫn có một số khuyết điểm nhất định. Nếu như phương pháp định lượng cần sự hỗ trợ của các nhân tố mềm thì phương pháp chuyên gia, tự thân đã chứa đựng rủi ro do yếu tố chủ quan.

Một bài học khác được rút ra cho công tác xếp hạng của Tổ chức tín dụng tại Việt Nam là ngày càng hoàn thiện cơ sở dữ liệu nội bộ, hệ thống xếp hạng tín dụng phải đầy đủ các chỉ tiêu: quy mô doanh nghiệp, môi trường ngành, tình hình tài chính, nguồn nhân lực, đội ngủ quản lý và nhiều yếu tố tác động khác như chính sách vĩ mô của nền kinh tế, chính sách tài khóa... Các chỉ tiêu định tính được lượng hóa tối đa nhằm hạn chế tính chủ quan khi xếp hạng, giúp tăng mức độ phù hợp và chính xác cho kết quả xếp hạng.

Xếp hạn tín dụng là một trong những công cụ quan trọng để quản trị rủi ro, sử dụng kết quả xếp hạng của tổ chức tín dụng ra quyết định cho vay, quyết định đầu tư, mức lãi suất, điều kiện cho vay. Do vậy cần có sự phân quyền, tách biệt giữa cán bộ trực tiếp xếp hạng hay xét duyệt kết quả với cán bộ trình duyệt hồ sơ cấp tín dụng, giúp hạn chế tính chủ quan khi xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp.

Kết luận các vấn đề nghiên cứu của chương 1:

Đề tài trình bày những cơ sở lý luận, cũng như các hướng dẫn liên quan đến XHTD. Một số mô hình xếp hạng tín dụng uy tín của các tổ chức xếp hạng quốc tế, các ngân hàng thương mại trong nước, là cơ sở để đúc kết kinh nghiệm, nhằm hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp hiện đang áp dụng tại PVFC.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG XHTD DOANH NGHIỆP TẠI TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH

CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM (PVFC)

2.1. Tình hình hoạt động của Tổng công ty tài chính CP Dầu khí Việt Nam 2.2.1. Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM (PVFC).PDF (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)