6. Kết cấu của luận văn
2.5.3 Nguyên nhân
Thứ nhất: Hạn chế về nguồn cung cấp thông tin và cơ chế trao đổi thông tin
Thông tin còn mang tính sơ cấp, nguồn thông tin hỗ trợ cho công tác xếp hạng chủ yếu vẫn dựa vào nguồn tài liệu khách hàng cung cấp cũng như phỏng vấn trực tiếp, trong khi việc thu thập dữ liệu tin cậy còn mang tính thụ động, không được cập nhật kịp thời, chưa tham khảo nhiều các nguồn dữ liệu có độ tin cậy cao hơn… Ngoài Trung tâm thông tin tín dụng (CIC), thực tế cũng chưa có Tổ chức xếp hạng uy tín nào, chưa có cơ sở pháp lý chặt chẽ nào cho cơ chế trao đổi thông tin giữa các tổ chức tín dụng với nhau, giữa các tổ chức tín dụng với các cơ quan quản lý Nhà nước..
Thông tin của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) có sẵn nhưng còn đơn điệu và ít có cải tiến, cập nhật chưa kịp thời. Trung tâm thông tin tín dụng hiện chỉ có được chức năng tổng hợp dư nợ, đánh giá chất lượng tín dụng của khách hàng, thông tin có độ tin cậy chưa cao. Chưa có đủ nguồn lực để kiểm soát chặt cơ chế báo cáo thông tin của các tổ chức tín dụng. Do đó, các tổ chức tín dụng chưa thể sử dụng kênh thông tin của CIC để phục vụ cho việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp.
Hiện nay trong nước chưa có nhiều tổ chức xếp hạn tín dụng đủ uy tín, đáng tin cậy để có thể cung cấp kết quả để tham khảo.
Thứ hai: Những thay đổi trong cơ cấu tổ chức ảnh hưởng đến công tác XHTD
Tính đến thời điểm hiện tại, hệ thống XHTD nội bộ của PVFC đã chính thức được đưa vào sử dụng hơn 2 năm. Tuy nhiên, hiện nay trình độ cán bộ được phân công đánh giá xếp hạng không đồng đều, hơn nữa việc luân chuyển thường xuyên cán bộ giữa các phòng ban, nghỉ việc cũng như tuyển mới nhân sự cũng ảnh hưởng đến công tác XHTD, Do vậy, quy chế và các bộ cẩm nang xếp hạng được quy định khá chi tiết và cụ thể nhưng một số chưa thực sự được nghiên cứu kỹ và tìm hiểu đúng mức, hiểu rõ nội dung các tiêu chí trong bộ xếp hạng, mục đích cần thiết của hệ thống đối với hoạt động nghiệp vụ cũng như hoạt động của một tổ chức tín dụng phi ngân hàng nói chung.
Thứ ba: Các bộ phận thực hiện hiểu biết về XHTD Doanh nghiệp chưa đầy đủ
PVFC cũng gặp phải những khó khăn nhất định khi đặt ra những mục tiêu phải thực hiện một cách đồng bộ và thống nhất trên toàn hệ thống. Phần mềm cũng như các bộ cẩm nang hướng dẫn xếp hạn tín dụng còn mới đối với cán bộ nghiệp vụ, một số nội dung còn khó hiểu, dẫn đến hiểu không đầy đủ, đặc biệt đối với các cán bộ tín dụng, thẩm định nghiệp vụ chưa có nhiều kinh nghiệm.
Thứ tư: Khung pháp lý liên quan đến XHTD nôi bộ chưa đầy đủ
Một khung pháp lý rất quan trọng là sự ra đời của Quyết dịnh số 493/2005/QĐ- NHNN vè việc “Phân lạo nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung cho Quyết định 493. Quyết định này xuất phát từ hiệp định Basel II được thông qua năm 2004, trong đó yêu cầu các ngân hàng phải duy trì tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu gồm yêu cầu về vốn tự có và các tài sản nên được điều chỉnh theo mức độ rủi ro. Thông tư số 02/213/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2013. Cho đến nay, hệ thống XHTD nội bộ được các tổ chức tín dụng rất quan tâm và ngày càng hoàn thiện theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là xây dựng hệ thống thông tin để phục vụ cho công tác xếp hạng. Những thông tin của bản thân mỗi tổ chức tín dụng không đủ cơ sở để đưa ra hệ thống điểm chuẩn, vì vậy phải dựa vào kinh nghiệm của các TCTD khác. Không thể nhập các chỉ số vào máy là ra kết quả ngay được, nên hầu hết các tổ chức tín dụng vẫn phải duy trì đồng thời hệ thống xếp hạng tự động với việc xem xét trực tiếp của cán bộ tín dụng thực hiện.
Mặc khác, trong điều kiện kinh tế khó khăn kéo dài như hiện nay thì việc các chỉ tiêu tài chính, các thông tin về tài sản doanh nghiệp, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp sẽ biến động, thay đổi liên tục, khiến cho các tổ chức tín dụng khó mà cập nhật kịp thời, đầy đủ.
Thứ năm: Nguyên nhân khác
Chấm điểm xếp hạng tín dụng khi đánh giá các chỉ tiêu phi tài chính mang tính chủ quan, cảm tính của cán bộ tín dụng làm ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả xếp hạng.
Hiện tại, kết quả xếp hạng tín dụng được phân quyền và gần như chỉ qua một cấp xét duyệt, cấp này sẽ tự chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc. Việc phân quyền như vậy có ưu điểm là rất linh hoạt, quyết định rất nhanh chóng trong kinh doanh và đáp ứng tốt yêu cầu về thời gian, tiến độ giải ngân cho khách hàng doanh nghiệp khi có nhu cầu vay vốn. Tuy nhiên cũng sẽ tồn tại một số hạn chế nhất định khi kiểm soát rủi ro tín dụng cũng như sai sót trong quyết định cấp tín dụng.
Kết luận nghiên cứu của chương 2:
Như vậy, đề tài đã trình bày một cách chi tiết hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiện đang áp dụng tại PVFC, thực hiện các cuộc rà soát và kiểm chứng đối chiếu thực tế tại các đơn vị trên toàn hệ thống PVFC để cho thấy những mặt đã đạt được cũng như những hạn chế cần khắc phục. Các nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những tồn tại nêu trên, từ đó xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ PVFC ngày càng hoàn thiện và tốt hơn.
CHƯƠNG 3
HOÀN THIỆN XHTD DOANH NGHIỆP TẠI TỔNG CÔNG TY
TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM
Trong hoạt động kinh doanh tài chính ngân hàng thì việc các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại đương đầu với rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi, và thừa nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên là điều khách quan hợp lý, yêu cầu đặt ra đối với nhà quản trị rủi ro là làm thế nào để có thể hạn chế rủi ro ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhân được. Trong thông lệ quốc tế, tổn thất 1% trên tổng dư nợ bình quân hàng năm được xem là một Tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại có trình độ quản lý tốt và tỷ lệ tổn thất này hoàn toàn không tác động xấu. Tại Việt Nam, để quản trị rủi ro tín dụng đạt hiệu quả cao nhất, các TCTD cần vân dụng một cách có hiệu quả các mô hình lượng hoá rủi ro tín dụng như mô hình chất lượng, mô hình điểm số Z của Altman, và mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng. Các mô hình này được xem như là những công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc ra quyết định đúng đắn trước khi cấp tín dụng. Bên cạnh đó cũng cần những biện pháp hỗ trợ như thiết lâp quỹ dự phòng rủi ro, phân cấp giới hạn tín dụng, đào tạo đội ngũ chuyên môn, kiểm tra giám sát hoạt động tín dụng sẽ giúp cho hệ thống các TCTD tại Việt nam phát triển vững mạnh hơn trên con đường hội nhâp vào thị trường tài chính khu vực và thế giới.
Mỗi TCTD, Ngân hàng thương mại đều có những kinh nghiệm, điều kiện kinh doanh riêng biệt nên hệ thống xếp hạng tín dụng sẽ có những đặc trưng khác nhau về tiêu chí đánh giá, số mức xếp hạng. Rất khó để có thể xác lập một chuẩn XHTD cho tất cả các tổ chức tín dụng. Do vậy, các tổ chức tín dụng sẽ phải tự xây dựng hệ thống XDTD nội bộ phù hợp với đặc thù riêng và có tham khảo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, tham khảo kinh nghiệm của các Ngân hàng thương mại và các tổ chức xếp hạng trong nước cũng như trên thế giới.
Yêu cầu đặt ra đối với hệ thống XHTD nội bộ là phải cho phép thay đổi linh hoạt phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Ngoài ra, cùng với tiến trình hoàn
thiện mô hình XHTD thì cũng cần phải chú ý đến vai trò kinh nghiệm và chuyên môn của chính các cán bộ tác nghiệp.
Hệ thống XHTD nội bộ của PVFC đã phản ánh được tương đối chất lượng tín dụng theo thông lệ quốc tế. Kết quả XHTD khách hàng là một trong những căn cứ để PVFC đưa ra quyết định tín dụng, đưa ra các giải pháp xử lý và kiểm soát nợ xấu. Tuy nhiên, hệ thống này cầnn được xem xét điều chỉnh cho phù hợp hơn với điều kiện môi trường kinh doanh đã và đang biến động nhanh chóng hiện nay.