6. Kết cấu của luận văn
1.3 Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại tại Việt Nam
Các chỉ tiêu tài chính được đánh giá dựa theo khung hướng dẫn của NHNN và có điều chỉnh vài hệ số thống kê ngành theo tính toán từ dữ liệu thông tin tín dụng của BIDV
BIDV xây dựng hệ thống XHTD theo nguyên tắc hạn chế tối đa ảnh hưởng chủ quan của các chỉ tiêu tài chính. Các chỉ tiêu phi tài chính được xây dựng nhằm bổ sung cho các chỉ tiêu tài chính. Tùy theo mức độ quan trọng mà giữa các chỉ tiêu và nhóm chỉ tiêu có trọng số khác nhau. Mỗi chỉ tiêu đánh giá có năm khoảng giá trị chuẩn tương ứng là năm mức điểm 20, 40, 60, 80, 100 (Điểm ban đầu). Tùy theo mức độ quan trọng mà giữa các chỉ tiêu và nhóm chỉ tiêu có trọng số khác nhau. Căn cứ tổng điểm đạt được sau khi đã nhân điểm ban đầu với trọng số để xếp loại
Trong đó, bộ chỉ tiêu phi tài chính gồm bốn mươi chỉ tiêu đánh giá thuộc năm nhóm gồm: khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ, trình độ quản lý, quan hệ với các TCTD, các nhân tố bên ngoài và các đặc điểm hoạt động khác.
Bảng 1.3 Điểm trọng số các chỉ tiêu phi tài chính trong chấm điểm XHTD DN của Ngân hàng TMCP đầu tư & phát triển Việt Nam (BIDV)
Chỉ tiêu phi tài chính Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp khác Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ 6% 7% 5% Trình độ quản lý 25% 20% 25%
Quan hệ với ngân hàng 40% 40% 40%
Quan hệ với bên ngoài 17% 17% 18%
Các điểm hoạt động khác 12% 16% 12%
Nguồn: Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam
Bộ chỉ tiêu tài chính gồm: Nhóm chỉ tiêu thanh khoản, nhóm chỉ tiêu hoạt động, nhóm chỉ tiêu cân nợ và nhóm chỉ tiêu thu nhập. Khả năng phân biệt giữa các ngành là rất rõ ràng khi hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ (IRB) của BIDV được thống kê với trên 30 ngành (thuộc nông – lâm – ngư nghiệp, thương mại dịch vụ, xây dựng và công nghiệp). Doanh nghiệp được phân chia thành 3 nhóm: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp khác; phân theo 2 loại là doanh nghiệp đã được kiểm toán báo cáo tài chính và chưa được kiểm toán báo cáo tài chính với tỷ trọng được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1.4 Điểm trọng số các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính trong XHTD DN của BIDV Các chỉ tiêu Báo cáo tài chính được kiểm toán Báo cáo tài chính chưa kiểm toán
Các chỉ tiêu tài chính 35% 30%
Các chỉ tiêu phi tài chính 65% 70%
Nguồn: Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam
Căn cứ vào trọng điểm đạt được đã nhân trọng số như đã trình bày nêu trên, doanh nghiệp đượcXHTD theo mười nhóm giảm dần từ AAA đến D như trình bày trong Bảng 1.5.
Bảng 1.5 Hệ thổng ký hiệu xếp hạng doanh nghiệp của BIDV Điểm hạngXếp Đánh giá xếp hạng doanh nghiệp
95-100 AAA Khả năng trả nợ đặc biệt tốt. 90-94 AA Khả năng trả nợ rất tốt. 85-89 A Khả năng trả nợ tốt.
75-84 BBB
Có khả năng trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên sự thay đổi bất lợi của các yếu tố bên ngoài có thể tác động giảm khả năng trả nợ.
70-74 BB Có ít nguy cơ mất khả năng trả nợ. Đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn có thể tác động giảm khả năng trả nợ. 65-69 B Có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ.
60-64 CCC Đang bị suy giảm khả năng trả nợ. Trong trường hợp có các yếu tố bất lợi xảy ra thì nhiều khả năng sẽ không trả được nợ. 55-59 CC Đang bị suy giảm nhiều khả năng trả nợ
35-54 C Đang thực hiện các thủ tục phá sản hoặc các động thái tương tự nhưng việc trả nợ vẫn được duy trì.
< 35 D Mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra.
Nguồn : Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam
Các chỉ tiêu định tính thì số lượng chỉ tiêu được lượng hóa hoặc mang tính khách quan chưa nhiều, và các chỉ tiêu còn lại phụ thuộc vào phán đoán chủ quan của cán bộ chấm điểm.
Với mục tiêu ngày càng nâng cao hơn nữa công tác ngăn ngừa rủi ro tín dụng, BIDV đã xây dựng chặt chẽ quy trình giám sát và tiếp tục hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ.
1.3.2 XHTD Doanh nghiệp tại Ngân hàng Sacombank
Các doanh nghiệp được chấm điểm bao gồm doanh nghiệp cũ, doanh nghiệp mới quan hệ lần đầu, doanh nghiệp mới đi vào hoạt động hoặc đang trong giai đoạn đầu tư.
Bảng 1.6. Thời hiệu đánh giá và cách lấy số liệu/thông tin Thời điểm
đánh giá Quí 1 Quí 2 Quí 3 Quí 4
Thời điêm đánh giá Trước ngày 10 tháng 4 Trước ngày 10 tháng 7 Trước ngày 10 tháng 10 Trước ngày 10 tháng 1 Số liệu tài chính đánh giá
Báo cáo tài chính của năm trước
Báo cáo tài chính của năm
trước
Báo cáo tài chính của năm
trước
Báo cáo tài chính của năm
trước
Thông tin phi tài chính
Thông tin phi tài chính của thời hiệu đánh
giá, báo cáo nhanh của quý
đánh giá
Thông tin phi tài chính của thời hiệu đánh
giá, báo cáo nhanh của quý
đánh giá
Thông tin phi tài chính của thời hiệu đánh
giá, báo cáo nhanh của quý
đánh giá
Thông tin phi tài chính của thời hiệu đánh
giá, báo cáo nhanh của quý
đánh giá
Nguồn: Cẩm nang XHTD - Sacombank
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho Doanh nghiệp phân loại theo phương pháp định tính và định lượng trong 2 phần: Tài chính và Phi tài chính.
Phần tài chính
Việc đánh giá yếu tố tài chính của Doanh nghiệp dựa trên phương pháp định lượng qua việc phân tích báo cáo tài chính năm gần nhất. Các nhóm chỉ tiêu tài chính được xem xét bao gồm:
- Nhóm chỉ tiêu thanh khoản - Nhóm chỉ tiêu hoạt động - Nhóm chỉ tiêu cân nợ - Nhóm chỉ tiêu thu nhập
Phần phi tài chính
Các yếu tố phi tài chính được đánh giá bằng phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Thông tin phi tài chính được sắp xếp thành 5 nhóm chỉ tiêu sau:
- Khả năng trả nợ của Doanh nghiệp - Trình độ quản lý và môi trường nội bộ - Quan hệ với Ngân hàng
- Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành
- Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của Doanh nghiệp
Các chỉ tiêu trong 05 nhóm chỉ tiêu nêu trên được phân bổ theo các Nhóm màn hình từ Nhóm 01 đến Nhóm 04.
- Nhóm 1: bao gồm các chỉ tiêu nhập - Nhóm 2: bao gồm các chỉ tiêu lựa chọn
- Nhóm 3: bao gồm các chỉ tiêu khai thác từ cơ sở dữ liệu khách hàng
- Nhóm 4: bao gồm các chỉ tiêu khai thác từ Báo cáo tài chính của khách hàng. - Trong đó:
- Nhóm 1 và Nhóm 2 là màn hình nhập liệu của Phòng Khách hàng, Nhóm 3 và Nhóm 4 là màn hình nhập liệu của Phòng Quản lý Nợ.
Số điểm cho mỗi chỉ tiêu được đánh giá từ 20 đến 100 điểm và tỷ trọng cho từng chỉ tiêu thay đổi tuỳ thuộc vào ngành nghề, loại hình và quy mô của doanh nghiệp.
Điểm của phần tài chính chiếm từ 30 - 35% tổng điểm xếp hạng (30% đối với báo cáo tài chính không được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính được kiểm toán nhưng không có ý kiến chấp nhận toàn phần và 35% đối với báo cáo tài chính có kiểm toán có ý kiến chấp nhận toàn phần), và phần phi tài chính chiếm 65% tổng điểm xếp hạng. Tổng điểm kết hợp của hai yếu tố định tính và định lượng sẽ xác định mức phân loại của khoản cho vay theo bảng dưới đây:
Bảng 1.7. Bảng phân loại của khoản cho vay Tổng số điểm
Từ Đến
Xếp
hạng Phân loại nợ Đánh giá doanh nghiệp
>90 < 100 AAA Đủ tiêu chuẩn Xuất sắc >80 < 90 AA Đủ tiêu chuẩn Rất tốt
>70 <75 BBB Cần chú ý Tương đối tốt
>65 <70 BB Cần chú ý Trung bình
>60 <65 B Cần chú ý Trung bình
>56 <60 CCC Dưới tiêu chuẩn Dưới chuẩn
>53 <56 CC Dưới tiêu chuẩn Khả năng không thu hồi cao >45 <53 C Nghi ngờ Khả năng không thu hồi rất cao
20 <45 D Có khả năng mất vốn Khả năng mất vốn
Nguồn: Cẩm nang XHTD - Sacombank Tổng hợp điểm của khách hàng:
Điểm của KH = Điểm các chỉ tiêu tài chính * Trọng số phần tài chính Và
Điểm các chỉ tiêu phi tài chính * Trọng số phần phi tài chính
Chú ý: Trường hợp Báo cáo tài chính của khách hàng không đươc kiếm toán hoăc được kiếm toán nhưng không cỏ ý kiến chấp nhân toàn phần thì điếm của khách hàng sẽ bị trừ 5% điếm tài chính.
Thông tin tài chính
Ý kiến kiểm toán:
Khi xác định số liệu tài chính của doanh nghiệp có được kiểm toán hay không, thực hiện:
- Trường hợp báo cáo tài chính thuế không được kiểm toán, Cán bộ tín dụng không chọn “Số liệu tài chính được kiểm toán”.
- Trường hợp báo cáo tài chính đã được kiểm toán, Cán bộ tín dụng chọn “Số liệu tài chính được kiểm toán”
Việc điền thông tin tài chính dựa vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp cung cấp, bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Thông tin tài chính sẽ được đánh giá thông qua một bộ chỉ tiêu gồm 14 chỉ tiêu tài chính (xem phụ lục số 01). Các chỉ tiêu này được phần mềm tự động xác định thông qua các báo cáo tài chính.
* Các loại ý kiến kiểm toán (xem phụ lục số 02)
1.3.3. XHTD Doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
Hệ thống XHTD nội bộ được xây dựng và hiện đang áp dụng cho Ngân hàng thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) được tư vấn theo hệ thống xếp hạng tín dụng của công ty kiểm toán quốc tế Ernst & Young, bao gồm 3 thành phần:
- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho doanh nghiệp
- Hệ thống xếp hạng tín dụng cho hộ kinh doanh
- Hệ thống xếp hạng tín dụng cho cá nhân
Hệ thống XHTD nội bộ của ACB sử dụng báo cáo tài chính tròn năm. Việc đánh giá các yếu tố tài chính của doanh nghiệp được xếp hạng dựa trên phương pháp định lượng qua việc phân tích báo cáo tài chính trong năm gần nhất. Các nhóm chỉ tiêu tài chính được xem xét bao gồm:
Bảng 1.8. Các chỉ tiêu tài chính chấm điểm Doanh nghiệp của ACB
Nhóm chỉ tiêu thanh khoản
Khả năng thanh toán hiện hành Khả năng thanh toán nhanh Khả năng thanh toán tức thời
Nhóm chỉ tiêu hoạt động
Vòng quay vốn lưu động Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay các khoản phải thu Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Nhóm chỉ tiêu cân nợ Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản
Nợ dài hạn/Vốn CSH
Nhóm chỉ tiêu thu nhập Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/DT thuần
Các yếu tố phi tài chính được đánh giá kết hợp bằng phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Số điểm cho mỗi chỉ tiêu được đánh giá từ 20 đến 100 điểm và tỷ trọng cho từng chỉ tiêu được thay đổi tùy thuộc vào ngành nghề và quy mô doanh nghiệp của khách hàng.
Kết quả từ hệ thống xếp hạng nội bộ ACB có 10 mức xếp hạng từ AAA đến C. Thang điểm cho các mức xếp hạng đăng ký với NHNN theo scoring phân loại nợ và scoring xét duyệt như sau:
Bảng 1.9. Điểm và mức xếp hạng doanh nghiệp tại ACB STT Điểm theo scoring
Phân loại nợ scoring xét duyĐiểm theo ệt Mhức xếp ạng Phân loại nợ
1 Từ 95 - 100 Từ 99 - 100 AAA Đủ tiêu chuẩn
2 Từ 85 - < 95 Từ 95 -< 99 AA Đủ tiêu chuẩn 3 Từ 72 - < 85 Từ 85 -< 95 A Đủ tiêu chuẩn 4 Từ 70 - < 72 Từ 72 -< 85 BBB Cần chú ý 5 Từ 65 - < 70 Từ 68 -< 72 BB Cần chú ý 6 Từ 59 - < 65 Từ 62 -< 68 B Cần chú ý 7 Từ 56 - < 59 Từ 59 -< 62 CCC Dưới tiêu chuẩn 8 Từ 53 - < 56 Từ 56 -< 59 CC Dưới tiêu chuẩn 9 Từ 45 - < 53 Từ 48 -< 56 C Nợ nghi ngờ 10
Từ 20 - < 45 Từ 23 -< 48 D Nợ có khả năng mất vốn
Nguồn: Cẩm nang tín dụng ACB
Mã khách hàng dùng để chấm điểm tín dụng đồng thời cũng là mã trên hệ thống TCBS (phần mềm corebanking). Mã này là duy nhất trên toàn hệ thống, với hệ thống tin học ngân hàng hiện đại được vận hành từ năm 2001 đã giúp ích cho hệ thống xếp hạng và việc quản lý khách hàng rất chặt chẽ.
1.3.4 Những bài học kinh nghiệm cho XHTD DN đối với các TCTD tại Việt Nam
Cơ sở dữ liệu nội bộ IRB theo chuẩn mực Basel II được xem là nền tảng, nguyên tắc cơ bản để các tổ chức tín dụng xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của tổ chức mình ngày càng hoàn thiện hơn. Khuôn khổ xếp hạng dựa trên phương pháp IRB nhằm đề ra những nguyên tắc đánh giá rủi ro tín dụng về mặt kinh tế, đề xuất những quy định nhằm nâng cao quản lý rủi ro tín dụng, phòng ngừa gian lận
Các tổ chức tín dụng trong nước có thể tham khảo kết quả xếp hạng của các tổ chức quốc tế trong quá trình thực hiện xếp hạng, làm cơ sở để so sánh, rút kinh nghiệm, đối chiếu và cải tiến hệ thống xếp hạn tín dụng nội bộ của tổ chức cho phù hợp với yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước và thông lệ quốc tế.
Kinh nghiệm từ các tổ chức xếp hạng quốc tế cho thấy họ đều sử dụng phương pháp chuyên gia, đánh giá một cách toàn diện về nền kinh tế, quốc gia, ngành và doanh nghiệp. Với chỉ tiêu phi tài chính được hỗ trợ tối đa, chỉ tiêu tài chính được tính toán lại khi đã điều chỉnh để có thể so sánh với các doanh nghiệp trong ngành. Chú trọng xem xét các nhóm tỷ số và thiên về đánh giá dòng tiền thực chất mà doanh nghiệp tạo ra với dòng tiền mà doanh nghiệp phải chi trả. Kết quả xếp hạng tín dụng của Fitch, Moody’s, và S&P đưa ra đều được đánh giá rất cao, đáng tin cậy. Tuy nhiên mỗi hệ thống xếp hạng vẫn có một số khuyết điểm nhất định. Nếu như phương pháp định lượng cần sự hỗ trợ của các nhân tố mềm thì phương pháp chuyên gia, tự thân đã chứa đựng rủi ro do yếu tố chủ quan.
Một bài học khác được rút ra cho công tác xếp hạng của Tổ chức tín dụng tại Việt Nam là ngày càng hoàn thiện cơ sở dữ liệu nội bộ, hệ thống xếp hạng tín dụng phải đầy đủ các chỉ tiêu: quy mô doanh nghiệp, môi trường ngành, tình hình tài chính, nguồn nhân lực, đội ngủ quản lý và nhiều yếu tố tác động khác như chính sách vĩ mô của nền kinh tế, chính sách tài khóa... Các chỉ tiêu định tính được lượng hóa tối đa nhằm hạn chế tính chủ quan khi xếp hạng, giúp tăng mức độ phù hợp và chính xác cho kết quả xếp hạng.
Xếp hạn tín dụng là một trong những công cụ quan trọng để quản trị rủi ro, sử dụng kết quả xếp hạng của tổ chức tín dụng ra quyết định cho vay, quyết định đầu tư, mức lãi suất, điều kiện cho vay. Do vậy cần có sự phân quyền, tách biệt giữa cán bộ trực tiếp xếp hạng hay xét duyệt kết quả với cán bộ trình duyệt hồ sơ cấp tín dụng, giúp hạn chế tính chủ quan khi xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp.
Kết luận các vấn đề nghiên cứu của chương 1:
Đề tài trình bày những cơ sở lý luận, cũng như các hướng dẫn liên quan đến XHTD.