6. Kết cấu của luận văn
3.4.7. Các biện pháp hỗ trợ cần thiết
Nếu chỉ dựa vào các mô hình chấm điểm XHTD để đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng đi vay thì kết quả đạt được có thể vẫn cách xa với thực tế do sự biến động của điêu kiện, thực tế kinh doanh của doanh nghiệp, và không có phương pháp phân tích hay một hệ thông xếp hạng tín dụng tối ưu nào có thể hoàn toàn thay thế được kinh nghiệm cũng như các đánh giá chuyên môn của cán bộ tín dụng, vì vậy, PVFC vẫn cần phải có sự phôi hợp chặt chẽ giữa yếu tố con người và công nghệ thông tin trong xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhằm quản trị rủi ro tín dụng một cách có hiệu quả.
Bên cạnh các giải pháp trên, đê tài nghiên cứu này cũng đê xuất các biện pháp hỗ trợ cần thiết giúp phát huy hiệu quả cho hệ thống XHTD doanh nghiệp của PVFC, bao gồm :
- Tăng cường công tác kiểm tra khách hàng, thu thập thông tin kịp thời vê các biến động của khách hàng nhằm điều chỉnh chính sách tín dụng một cách hợp lý. Đôn đốc và khuyến khích các doanh nghiệp tuân thủ pháp luật về kế toán và kiểm toán, tuân thủ các chuẩn mực kế toán và chuẩn mực kiểm toán quôc tế nhằm sử dụng mô hình dự báo nguy cơ vỡ nợ đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ và kỹ năng phân tích đánh giá của chuyên môn. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy không có phương pháp và công cụ phân tích nào có thể hoàn toàn thay thế được kỹ năng và kinh nghiệm của đội ngũ chuyên gia phân tích tín dụng.
Nâng cao nhận thức của các cấp quản trị về vai trò của công cụ XHTD đôi với phòng ngừa rủi ro và thiết lập danh mục cho vay hiệu quả. Vận dụng công cụ XHTD kết hợp với các biện pháp khác như tài sản đảm bảo an toàn, trích lập dự phòng rủi ro.