Phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của S&P

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM (PVFC).PDF (Trang 29)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.3 Phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của S&P

Standard & Poor’s được biết đến với tư cách là một cơ quan đánh giá tín dụng, chuyên cung cấp các xếp hạng tín dụng về các món nợ của tập đoàn nhà nước và tư nhân. S&P đã được ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) chứng nhận là một trong những tập đoàn đánh giá xếp hạng tín dụng được thừa nhận ở bậc quốc gia.

Cũng như phương pháp xếp hạng Fitch, phương pháp xếp hạng của S&P bao gồm cả phân tích định tính và định lượng. S&P cũng tập trung nhiều vào phân tích dòng tiền và khả năng thanh toán trong quá khứ. Trước đây, phân tích khả năng sinh lợi là một trong các bước phân tích rủi ro tài chính doanh nghiệp. Nhưng theo tiêu chuẩn XHTD doanh nghiệp 2008, S&P nhấn mạnh khả năng sinh lợi như một phần của bước đánh giá rủi ro kinh doanh và năng lực cạnh tranh. Trong quy trình xếp hạng, S&P không phân loại theo tính chất của dữ liệu mà phân loại theo rủi ro gồm rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.

 Rủi ro kinh doanh bao gồm rủi ro quốc gia, rủi ro ngành, vị thế cạnh tranh, khả năng sinh lợi, sự so sánh nhóm tương đồng. S&P nhấn mạnh nhân tố chính trong rủi ro

kinh doanh là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Các vấn đề phân tích trong rủi ro kinh doanh hay trong phân tích định tính của Fitch, Moody’s, S&P và hầu hết là giống nhau.

 Rủi ro tài chính gồm phân tích chính sách tài chính, chính sách và thông tin kế toán, khả năng đáp ứng của dòng tiền, cấu trúc vốn, khả năng thanh toán ngắn hạn. Để đánh giá khả năng trả nợ, S&P đưa ra một số tỷ số chính để phân tích:

Trong đó:

Khấu hao = Khấu hao Tài sản hữu hình (D) + Khấu hao Tài sản vô hình (A) EBITDA: Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao

Kết luận: Fitch, Moody’s, cũng như S&P là các tổ chức tín dụng có uy tín và lâu đời tại Mỹ, đi tiên phong trong lĩnh vực xếp hạng tín dụng trên thế giới. Các tổ chức này hiện đang hoạt động mạnh trên thị trường tài chính lớn và cả những thị trường mới nổi trên toàn cầu. Các đánh giá của 3 tổ chức này nhìn chung là giống nhau và họ chỉ khác nhau về ký hiệu điểm từ AAA, AA+, AA … còn Moody’s sử dụng các ký hiệu điểm Aaa, Aa1, Baa1, Baa2 …

Tuy nhiên, sau sự cố Goldman Sachs bị tố cáo vì hành vi gian lận … thì bộ ba tổ chức xếp hạng uy tín này cũng bị nghi vấn là xếp hạng không công bằng trong việc đánh giá tín dụng, niềm tin vào các hãng xếp hạng bị lung lay.

1.3 Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại tại Việt Nam 1.3.1. XHTD Doanh nghiệp của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV)

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM (PVFC).PDF (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)