5. Kết cấu đề tài
3.1 Dự báo thị trường giày da Việt Nam đến năm 2015
Theo nghiên cứu từ các nhà phân tích công nghiệp toàn cầu, thị trường giày dép sẽ đạt 195 tỷ USD vào năm 2015, với lượng bán ra vượt 13 tỷ đôi so với năm 2012. Thị trường dự kiến sẽ tăng trở lại khi niềm tin người tiêu dùng được xây dựng trong nền kinh tế hậu khủng hoảng. Doanh thu bán hàng giày dép đã giảm ở những nước phát triển và chậm lại ở những nước mới nổi do thu nhập ở mức thấp hơn, và do đó, chi tiêu ít hơn vào may mặc và giày dép. Với người tiêu dùng tìm kiếm giá rẻ do suy thoái kinh tế, chuyển hướng sang nhập khẩu giá rẻ sẽ tiếp tục chiếm phần lớn nhu cầu trong nước. Ngành công nghiệp sẽ thấy doanh thu tiếp tục giảm và áp lực giá cả sẽ làm cho môi trường thị trường giày ngày càng cạnh tranh.
Người tiêu dùng đang tập trung ngày càng gia tăng giá trị tiền tệ, tìm kiếm đơn giản, đôi giày cứng bền. Các nhà thiết kế giày đang phải chịu áp lực từ sự thay đổi trong tiêu thụ gây ra bởi suy thoái kinh tế. Các nhà sản xuất và nhà bán lẻ buộc phải cạnh tranh về giá cả và giá trị.
Nhu cầu thị trường giày dép đi bên ngoài được tập trung vào loại giày cho phép di chuyển nhanh và dễ dàng. Những sản phẩm nhẹ ngày càng gia tăng, cung cấp nhiều hơn và linh hoạt hơn.
Theo Phó chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam Diệp Thành Kiệt, TPP (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương) sẽ mang lại môi trường kinh doanh minh bạch hơn, nhưng thách thức là khả năng hưởng được lợi thế, nắm bắt cơ hội và nội lực của doanh nghiệp có đủ thích nghi với môi trường mới hay không. Hiện trong ngành da giày, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm 75% kim ngạch xuất khẩu mặc dù chỉ chiếm trên 20% lượng DN. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài, kể cả Mỹ, đã và đang xúc tiến các dự án đầu tư sản xuất sợi, vải, phụ liệu chuẩn bị cho TPP. Khi các nhà máy này đi vào hoạt động, chúng ta không lo thiếu nguyên phụ liệu làm hàng xuất vào TPP để hưởng
thuế suất bằng 0 nhưng vấn đề doanh nghiệp và nhà nước hưởng được lợi gì trong đó. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may, da giày cho rằng, họ sẽ gặp nhiều thách thức khi hiệp định này có hiệu lực. Khó khăn lớn nhất là nguồn nguyên liệu nội địa cung cấp cho dệt may, nhất là mặt hàng sợi chưa đáp ứng được mà phải nhập khẩu.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định, hiện nay, thương mại toàn cầu đã chuyển từ giai đoạn tự do hóa thương mại sang thuận lợi hóa thương mại. Trong đó, giá trị thương mại dựa trên những yếu tố như giá trị gia tăng; sự đan xen và khó tách biệt của công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp để tạo khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó, sự dịch chuyển vốn vẫn chiếm ưu thế hơn dịch vụ hàng hóa theo hướng từ thị trường này chiếm lĩnh thị trường khác... Theo Bà Phạm Chi Lan, với TPP, câu hỏi lớn nhất là chúng ta sẽ có được kết quả như Hiệp định Thương mại song phương (BTA) với Mỹ năm 2002 hay kết quả với WTO năm 2007 không? Cuối năm 2015, cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ hình thành. Khi đó, thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam sẽ rất lớn vì không chỉ tự do hóa hàng hóa, dịch vụ mà còn cả vốn, lao động có kỹ năng. Vì vậy, để góp phần tạo cú hích cho nền kinh tế đất nước khi Hiệp định TPP được ký kết và có hiệu lực, doanh nghiệp cần có chiến lược phù hợp với tình hình mới.
Với tốc độ tăng trưởng dự kiến, kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành năm 2015 là 9,1 tỷ USD; năm 2020 là 14,5 tỷ USD và năm 2025 đạt 21 tỷ USD. Nâng dần tỷ lệ nội địa hoá các loại sản phẩm là một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt trong quá trình xây dựng quy hoạch trong giai đoạn 2020, tầm nhìn 2025, trong đó phấn đấu năm 2015 tỷ lệ nội địa hoá đạt 60-65%, năm 2020 đạt 75-80 % và năm 2025 đạt 80-85%;
Việc xây dựng một số khu - cụm công nghiệp sản xuất da - giày, sản xuất nguyên phụ liệu và xử lý môi trường tập trung trên cơ sở lợi thế về hạ tầng và lao động để chủ động cung cấp nguyên phụ liệu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành và xây dựng mới và phát triển các cơ sở đào tạo, các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ, các trung tâm kiểm định, dịch vụ ngành và các trung tâm Xúc tiến thương mại, trung tâm Thời trang ở
trong nước và nước ngoài là những định hướng có tính lâu dài nhằm phát triển ngành theo hướng ổn định và bền vững.
Trong quy hoạch ngành da - giày Việt Nam đến năm 2015, giày dép vẫn là sản phẩm chủ lực của ngành, song sẽ quan tâm đến việc sản xuất giày dép da thời trang và cặp - túi - ví chất lượng cao phục vụ thị trường mới, thị trường cao cấp và thị trường nội địa. Đối với sản phẩm da thuộc, ngành sẽ tập trung sản xuất da thuộc với công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường. Đầu tư sản xuất da thuộc được gắn liền với việc phát triển đàn gia súc góp phần giảm nhập siêu và chủ động trong sản xuất.
Với quy hoạch theo vùng lãnh thổ, bố trí sản xuất và đầu tư của ngành da - giày trên toàn quốc được xác định thành 4 vùng chủ yếu gồm: vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng Đông Nam Bộ, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung, vùng đồng bằng Sông Cửu Long.