Ứng dụng kỹ thuật logic mờ xếp hạng cho 650 doanh nghiệp niêm yết trên 2 sàn HoSe và HNX với thang đo được đề xuất như trong bảng (2.3), thu được kết quả như sau:
Bảng 3.2: Kết quả xếp hạng toàn thị trường STT Hạng Số lượng Tỷ trọng (%) 1 AAA 0 0.0% 2 AA+ 1 0.2% 3 AA 1 0.2% 4 AA- 4 0.6% 5 A+ 15 2.3% 6 A 33 5.1% 7 A- 43 6.6% 8 BBB+ 68 10.5% 9 BBB 69 10.6% 10 BBB- 54 8.3% 11 BB+ 74 11.4% 12 BB 62 9.5% 13 BB- 51 7.8% 14 B+ 43 6.6% 15 B 36 5.5% 16 B- 34 5.2% 17 CCC+ 22 3.4% 18 CCC 19 2.9% 19 CCC- 14 2.2% 20 CC 6 0.9% 21 C 1 0.2% 22 D 0 0.0% Tổng 650 100%
Nguồn: theo tính toán và thống kê của nghiên cứu
Hạng của các doanh nghiệp có dạng phân bố Normal được thể hiện trong hình (3.3) bên dưới, trong đó số đông doanh nghiệp được xếp hạng từ B- đến A chiếm 87.2% toàn thị trường, tập trung ở khoảng giữa của hình chuông và số lượng công ty nằm
ở mép trái, có hạng từ A+ đến AAA, chiếm 3.2%, còn lại là các doanh nghiệp được xếp từ D đến CCC+ có tỷ trọng là 9.5%. Kết quả xếp hạng này phù hợp với bối cảnh trong năm 2012 các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do kinh tế-xã hội trong nước tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết. Suy thoái trong khu vực đồng euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng tại các nước thuộc khu vực này vẫn đang tiếp diễn. Hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể.
Tuy nhiên, để có thể đánh giá một cách khách quan và sâu hơn về tính hợp lý của kết quả xếp hạng theo phương pháp logic mờ, nghiên cứu này đã tiến hành thống kê kết quả XHTN doanh nghiệp theo ngành, và hai ngành tiêu biểu được chọn để phân tích là “Thực phẩm - Đồ uống - Thuốc lá”, ngành có nhiều triển vọng nhất trên thị trường, và “Bất động sản”, là lĩnh vực gặp nhiều khó khăn nhất trong những năm gần đây. Kết quả phân tích được trình bày trong mục (3.1.3) và (3.1.4) dưới đây
3.1.3 Kết quả xếp hạng của doanh nghiệp ngành thực phẩm–đồ uống–thuốc lá
Theo Tổ chức giám sát kinh doanh quốc tế (BMI), Việt Nam là thị trường năng động với tỷ lệ tăng trưởng chi tiêu của người tiêu dùng đạt 8% (giai đoạn 2011 - 2020), mức tiêu thụ cao nhất ASEAN. Theo ước tính của BMI, ngành thực phẩm và đồ uống của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kép, đạt 9,43%. Trong đó, doanh thu ngành thực phẩm đóng hộp là 5,17%, bánh kẹo là 4,65%, đồ uống có gas tăng 6,9%. Song song với sự tăng trưởng của ngành, mức tiêu thụ thực phẩm bình quân đầu người của Việt Nam cũng tăng 4,3%/năm, đạt khoảng 5,8 triệu đồng/năm (316 USD/năm). Với sự gia tăng đáng kể nhu cầu tiêu dùng thực phẩm và đồ uống đã đưa ngành thực phẩm và đồ uống trở thành ngành có tiềm năng lớn, đặc biệt là tại các thành phố và thị trấn, nơi có mức sống ngày càng được cải thiện.
Nhưng mặt khác, mặc dù được đánh giá là ngành có nhiều triển vọng trên thị trường nhưng ngành thực phẩm – đồ uống cũng chịu ảnh hưởng từ những điều kiện bất lợi của nền kinh tế trong năm 2012 nên kết quả xếp hạng của 51 doanh nghiệp thuộc
0 1 1 4 15 33 43 68 69 54 74 62 51 43 36 34 22 19 14 6 1 0 0 10 20 30 40 50 60 70
80 Biểu đồ phân bố xếp hạng năm 2012
ngành này chủ yếu tập trung ở mức xếp loại từ BB đến A+, chiếm tỷ trọng 90.2% toàn ngành, mức cao nhất là AA+ duy nhất có một doanh nghiệp đạt được (chiếm 2%) nhưng mức thấp nhất cũng chỉ dừng ở B ( 3.9%) và không có mã chứng khoán nào nằm trong vùng nguy hiểm (từ CCC+ trở xuống). Điều đó cho thấy kết quả xếp hạng phù hợp với tình trạng của ngành thực phẩm - đồ uống – thuốc lá ở năm 2012, trước những khó khăn chung thì các doanh nghiệp này vẫn hoạt động hiệu quả, ổn định và có triển vọng tốt.
Hình 3.4: Phân bố xếp hạng của doanh nghiệp ngành thực phẩm-đồ uống-thuốc lá
3.1.4 Kết quả xếp hạng của doanh nghiệp ngành bất động sản
Năm 2012 là một năm có nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành bất động sản, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế, phải vay vốn từ ngân hàng hoặc dựa vào nguồn vốn huy động từ khách hàng để triển khai dự án, khi thị trường trầm lắng sẽ bị thua lỗ, không có khả năng trả nợ ngân hàng. Thị trường bất động sản đóng băng không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản mà còn ảnh hưởng dây chuyền đến hoạt động của các doanh nghiệp ngành xây dựng (xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng, tư vấn xây dựng,...).
0 1 0 0 5 5 6 10 5 3 7 5 2 0 2 0 0 0 0 0 0 0 0 2 4 6 8 10
12 Biểu đồ phân bố xếp hạng ngành Thực phẩm - Đồ uống -
Theo thống kê chính thức của Bộ Xây dựng, đã có 17.000 doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh bất động sản bị thua lỗ, tổng số các doanh nghiệp phải dừng hoạt động hoặc giải thể lên đến 2.637 doanh nghiệp, trong đó có 527 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. So với năm 2011, tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh bất động sản dừng hoạt động, giải thể tăng 24,1%.
Bức tranh ảm đạm nêu trên được phản ánh qua kết quả xếp hạng của nghiên cứu này một cách hợp lý như hình (3.5) dưới đây: Trong 60 mã chứng khoán được khảo sát của ngành thì đám đông tập trung chủ yếu ở khu vực từ CC đến BB, chiếm 88.3% toàn ngành, các doanh nghiệp được xếp từ BB+ đến A- chỉ có tỷ trọng 10% và mức xếp hạng thấp nhất là C (1.7%). Nhìn vào kết quả này ta có thể thấy tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu đầu tư vào ngành bất động sản ở giai đoạn này khi mà số lượng doanh nghiệp trong ngành có nguy cơ phá sản rất cao (từ BB trở xuống chiếm 90%)
Hình 3.5: Phân bố xếp hạng của doanh nghiệp ngành bất động sản
So với các phương pháp XHTN doanh nghiệp được trình bày ở mục (1.5) thì điểm khác biệt và cũng là ưu điểm của phương pháp xếp hạng bằng kỹ thuật logic mờ trong nghiên cứu này là:
0 0 0 0 0 0 1 1 2 0 2 8 4 8 8 10 6 4 2 3 1 0 0 2 4 6 8 10 12
- Các chuẩn để đánh giá, phân loại không là những con số “tĩnh” (cố định), mà nó thay đổi theo tình hình “sức khỏe” các doanh nghiệp trên thị trường. Nó sẽ tự động điều chỉnh theo biến động của môi trường hoạt động và nền kinh tế.
- Các doanh nghiệp được chấm điểm và xếp hạng một cách khách quan trên cơ sở so sánh với nhau và với mặt bằng chung của thị trường bằng phương pháp định lượng.
Tuy nhiên, việc các tổ chức, mà cụ thể là các ngân hàng, áp dụng phương pháp logic mờ xếp hạng tín nhiệm cho các doanh nghiệp tại Việt Nam còn gặp một số trở ngại cần giải quyết, được trình bày trong mục (3.2) dưới đây
3.2 Giải pháp ứng dụng kỹ thuật logic mờ để xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Việt Nam
3.2.1 Những khó khăn khi áp dụng kỹ thuật logic mờ XHTN doanh nghiệp
Ứng dụng các hệ thống XHTN nội bộ theo chuẩn Basel II dựa trên phân tích các mô hình kinh tế lượng và xác suất thống kê đang được áp dụng tại các ngân hàng thương mại ở nước ngoài và là hướng sắp tới cho các ngân hàng tại Việt Nam. Trước xu hướng đó, ứng dụng kỹ thuật logic mờ trên nền tảng phương pháp định lượng và xác suất thống kê được xem là phù hợp, tuy nhiên, việc áp dụng kỹ thuật này còn gặp một số khó khăn như sau:
- Việc tuân thủ đúng các chuẩn mực kế toán theo quy định pháp luật của các doanh nghiệp vẫn chưa cao dẫn đến giảm độ tin cậy của các báo cáo tài chính. Điều này đã tạo không ít khó khăn cho các NHTM trong việc sử dụng số liệu từ các báo cáo tài chính để phân tích trong xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, đặc biệt khi sử dụng phương pháp logic mờ sẽ hoàn toàn dựa vào các chỉ tiêu định lượng để đánh giá.
- Hiện nay các NHTM Việt Nam chưa có một hệ thống cơ sở dữ liệu riêng, đáng tin cậy, và đầy đủ phục vụ cho công tác xếp hạng. Điều này làm ảnh hưởng đến việc ứng dụng các công cụ định lượng trong xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp.
- Chưa có khung pháp lý quy định về xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, dẫn đến không có sự thống nhất, tương đồng giữa các ngân hàng trong việc xếp hạng khách hàng. Các ngân hàng thực hiện theo cách riêng của mình, không có quy chuẩn, thang đo thống nhất, dẫn đến rất khó đối chiếu, so sánh kết quả xếp hạng.
- Hiện tại, các chỉ tiêu phi tài chính chiếm tỷ trọng khá lớn trong bộ chỉ tiêu xếp hạng (65%-70%) tại các ngân hàng. Do đó, để định lượng hoá các chỉ tiêu này có ý nghĩa rất quan trọng khi ứng dụng kỹ thuật logic mờ xếp hạng doanh nghiệp.
3.2.2 Giải pháp ứng dụng kỹ thuật logic mờ XHTN doanh nghiệp
Để nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng phương pháp logic mờ trong XHTN doanh nghiệp, đề tài đưa ra một số giải pháp như sau:
- Các ngân hàng cần xây dựng hệ thống thông tin khách hàng đồng bộ, có khả năng lưu trữ dữ liệu đa chiều, theo lịch sử và quan trọng là chất lượng dữ liệu phải tốt, đáng tin cậy. Để đạt được điều đó, ngoài việc tăng cường quản lý của nhà nước về tính minh bạch thông tin doanh nghiệp, công tác nhập dữ liệu của các ngân hàng phải được cập nhật và lưu trữ đầy đủ, chính xác.
- Các cán bộ thực hiện XHTN phải chuyên sâu nghiệp vụ ngân hàng và am hiểu toán kinh tế để ứng dụng các mô hình toán học trong phân tích, quản lý rủi ro.
- Để dễ dàng xử lý, cập nhật và khai thác kết quả xếp hạng, xây dựng phần mềm XHTN doanh nghiệp dựa trên mô hình toán học là kỹ thuật logic mờ.
- Xây dựng một quy chuẩn chung, thang đo thống nhất giữa các ngân hàng để có sơ sở so sánh kết quả xếp hạng, nhằm đảm bảo tính khách quan, tin cậy của công tác XHTN doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, mặc dù nghiên cứu đã đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên, do giới hạn về thời gian thực hiện nên đề tài vẫn còn một số hạn chế như sau: các chỉ tiêu được chọn để làm cơ sở xếp hạng hoàn toàn là chỉ tiêu tài chính, mặc dù vẫn có thể phản ánh được “sức khỏe” của doanh nghiệp nhưng chưa thực sự toàn
diện, và việc đưa ra trọng số của các chỉ tiêu bằng nhau về cơ bản là hợp lý nhưng có thể làm giảm tính quan trọng của một số chỉ tiêu. Ngoài ra, nghiên cứu chỉ tiến hành xếp hạng cho năm 2012 nên chưa có sự đối chiếu, so sánh với các năm khác để có thể thấy được sự thay đổi kết quả xếp hạng qua từng năm theo những biến động của nền kinh tế, từ đó củng cố hơn nữa tính hợp lý của phương pháp logic mờ trong xếp hạng.
Do đó, để hoàn thiện hơn nữa công tác xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp bằng kỹ thuật logic mờ, một số hướng nghiên cứu tiếp theo được đề nghị như sau:
(i) Sử dụng logic mờ để xếp hạng với bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính (kỹ thuật logic mờ hoàn toàn có thể ứng dụng cho các yếu tố định tính).
(ii) Xây dựng bộ trọng số cho các chỉ tiêu bằng phương pháp khảo sát chuyên gia.
(iii) Khảo sát kết quả xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp qua nhiều năm để thấy được sự thăng/ giảm hay giữ hạng của các doanh nghiệp theo sự thay đổi của môi trường hoạt động và điều kiện kinh tế.
Kết luận chương 3
Trong chương 3, tác giả đã trình bày kết quả xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp bằng kỹ thuật logic mờ cho 650 công ty niêm yết trên 2 sàn Hose và HNX. Đồng thời phân tích tính hợp lý của kết quả xếp hạng với tình hình nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng trong năm 2012 như sau: đa phần các doanh nghiệp tập trung ở vùng từ B- đến A, doanh nghiệp được đánh giá tốt nhất thuộc về ngành thực phẩm – đồ uống – thuốc lá và nhiều rủi ro nhất là công ty trong lĩnh vực bất động sản, điều này phù hợp với bức tranh toàn thị trường năm 2012 với nhiều khó khăn và thách thức. Kết quả này cho thấy sự phù hợp của phương pháp xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp bằng kỹ thuật logic mờ. Đồng thời, đề tài cũng đưa ra một số khó khăn và giải pháp để áp dụng kỹ thuật logic mờ XHTN doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp có vai trò và ý nghĩa đối với các bên tham gia như cơ quan quản lý nhà nước, ngân hàng, doanh nghiệp, nhà đầu tư…Mỗi đối tượng sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm theo những mục đích khác nhau: đối với ngân hàng thì XHTN doanh nghiệp là một công cụ hỗ trợ hiệu quả cho công tác ra quyết định và quản lý tín dụng, bên cạnh đó, nó còn là căn cứ vững chắc giúp các nhà đầu tư quyết định và quản lý danh mục đầu tư của mình…Tóm lại, công tác XHTN doanh nghiệp là thực sự cần thiết và quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh nước ta gia nhập WTO, ngày càng có nhiều dòng vốn đầu tư vào thị trường trong nước.
Hiện nay, mỗi ngân hàng đều xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo “khẩu vị rủi ro” của mình (chưa có một hệ thống quy chuẩn) tuy nhiên vẫn có một điểm chung là chỉ tiêu phi tài chính chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu chỉ tiêu xếp hạng. Điều này dẫn đến kết quả xếp hạng bị chi phối bởi cảm tính của cán bộ tín dụng, có đôi khi dẫn đến tình trạng đánh giá cùng một đối tượng khách hàng, nhưng lại có kết quả khác nhau do thực hiện phân loại nợ theo định tính.
Nhược điểm trên đã được khắc phục trong đề tài: “ Ứng dụng kỹ thuật logic mờ trong xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp” và nghiên cứu này đã đạt được một số kết
quả như sau:
Hệ thống hóa lý thuyết về xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp.
Khảo sát phương pháp xếp hạng của một số tổ chức tiêu biểu trong nước và trên thế giới.
Xây dựng bộ chỉ tiêu xếp hạng gồm 26 chỉ tiêu phản ánh tổng thể “sức khỏe” của doanh nghiệp qua các khía cạnh: quản lý nợ, quản lý tài sản, hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lợi, giá trị thị trường và triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp.
Ứng dụng kỹ thuật logic mờ xếp hạng cho 650 doanh nghiệp niêm yết trên 2 sàn Hose và HNX với các bước cơ bản như sau: bộ dữ liệu của các doanh nghiệp sau khi xử lý outliers được mờ hóa bằng cách xác định dạng phân bố cho 26 chỉ tiêu với
sự hỗ trợ của phần mềm mô phỏng, đồng thời đưa ra các quy tắc mờ để tiến hành giải mờ nhằm tìm ra điểm số của các doanh nghiệp trên toàn thị trường.
Phân bố điểm tuân theo phân phối Normal: NORM(50.8, 7.83) và được kiểm