2 Phương pháp xếp hạng điểm số Z của Altman

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Ứng dụng kỹ thuật logic mờ trong xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 29)

Mô hình điểm số Z do Altman xây dựng trong những năm 1946-1965 để cho điểm tín dụng đối với các công ty sản xuất tại Mỹ. Mục tiêu của mô hình này là giúp phân biệt các doanh nghiệp phá sản và doanh nghiệp không phá sản. Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân tích rủi ro tín dụng của doanh nghiệp. Mô hình điểm số Z của Altman có dạng như sau:

 Mô hình 1: Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản suất Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.6X4 + 1.0X5 (1.33) Trong đó:

X1 = Tỷ số “vốn lưu động ròng / tổng tài sản” X2 = Tỷ số “lợi nhuận giữ lại / tổng tài sản”

X3 = Tỷ số “lợi nhuận trước thuế và lãi vay/ tổng tài sản”

X4 = Tỷ số “ giá trị thị trường của vốn cổ phần/giá trị sổ sách của nợ”

Xếp hạng Aaa Aa A Baa Ba B Caa

X5 = Tỷ số “doanh thu / tổng tài sản”

Trị số Z càng cao thì doanh nghiệp có xác suất vỡ nợ càng thấp và ngược lại. Theo mô hình điểm số Z của Altman, bất cứ công ty nào có điểm số Z thấp hơn 1.81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao. Ngược lại, doanh nghiệp nào có điểm số Z lớn hơn 2.99 thì thuộc loại có tình hình tài chính tốt. Còn điểm số Z trong khoảng từ 1.81 tới 2.99 thì thuộc loại có tình hình tài chính nằm trong vùng cảnh báo có khả năng phá sản

 Mô hình 2: Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hoá, ngành sản suất Z’ = 0.717X1 + 0.847X2 + 3.107X3 + 0.42X4 + 0.998X5 (1.34)

Trong đó các biến đều được giữ nguyên với mô hình cũ, ngoại trừ biến X4. X4 trong chỉ số Z sử dụng giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu, còn trong chỉ số Z’, X4 sử dụng giá trị sổ sách.

Nếu Z’ ≥ 2.9 : Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản

Nếu 1.23 < Z’ < 2.9 : Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản

Nếu Z’ ≤ 1.23 : Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản

 Mô hình 3: Đối với các doanh nghiệp khác

Chỉ số Z’’ dưới đây có thể được dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình doanh nghiệp ngoại trừ các định chế tài chính. Biến X4 trong chỉ số Z’’ giống như đối với chỉ số Z’. Điểm khác biệt của mô hình này không sử dụng biến X5 dẫn đến hệ số của các biến khác đều thay đổi so với chỉ số Z’. Công thức tính chỉ số Z’’ được điều chỉnh như sau

Z’’ =6,56 X1 +3,26 X2 +6,72 X3 +1,05 X4 (1.35)

Nếu Z’’ ≥ 2.6 : Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản

Nếu 1.2 <Z’’ < 2.6 : Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản

Nếu Z ’ ≤1.1 : Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao

Nếu như các chỉ số Z trước đây chỉ dừng lại ở việc cảnh báo dấu hiệu phá sản thì năm 1995, Altman, Hartzell và Peck đã tiến hành nghiên cứu trên 700 công ty và để cho ra chỉ số Z” điều chỉnh (còn gọi là mô hình EMS). Điểm nổi bật của chỉ số Z” điều chỉnh có sự tương đồng khá cao với phân loại trái phiếu của S&P.

Z” điều chỉnh = Z’’ + 3,25 = 6,56 X1 + 3,26 X2 + 6,72 X3 + 1,05 X4 + 3,25 (1.36)

Bảng 1.6: Bảng so sánh Z’’điều chỉnh và phân loại của S&P

Z” điều chỉnh S&P Vùng an toàn > 8,15 AAA 7,60 – 8,15 AA+ 7,30 – 7,60 AA 7,00 – 7,30 AA- 6,85 – 7,00 A+ 6,65 – 6,85 A 6,40 – 6,65 A- 6,25 – 6,40 BBB+ 5,85 – 6,25 BBB Vùng cảnh báo, có khả năng vỡ nợ 5,65 – 5,85 BBB- 5,25 – 5,65 BB+ 4,95 – 5,25 BB 4,75 – 4,95 BB- 4,50 – 4,75 B+ 4,15 – 4,50 B Vùng nguy hiểm, khả năng vỡ nợ cao 3,75 – 4,15 B- 3,20 – 3,75 CCC+ 2,50 – 3,20 CCC 1,75 – 2,50 CCC-

< 1,75 D

Nguồn: Altman, Edward.I., 2005. An emerging market credit scoring system for corporate bonds, pp.314.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Ứng dụng kỹ thuật logic mờ trong xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)