1 Phương pháp xếp hạng của Moody’s

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Ứng dụng kỹ thuật logic mờ trong xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 26)

Moody's xếp hạng các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ dựa trên 6 nhân tố chính, trong đó bao gồm 16 nhân tố phụ. Tỷ trọng các nhân tố phụ được các chuyên gia của Moody's xây dựng và điều chỉnh để có thể đánh giá được tốt nhất các doanh nghiệp trong danh mục của Moody's.

Bảng 1.1: Các nhân tố xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp ngành bán lẻ của Moodys Nhân tố xếp hạng Tỷ trọng nhân tố Nhân tố phụ Tỷ trọng nhân tố phụ Doanh nghiệp và biến động dòng tiền 13% Tính biến động của sản phẩm bán lẻ 6%

Sự đa dạng hoá khu vực hoạt động 4%

Tính thời vụ của dòng tiền hoạt động kinh

doanh 3%

Vị thế trong

ngành bán lẻ 26.5%

Doanh thu 10%

Thị phần theo phân khúc và khả năng cạnh tranh 10% Khả năng sinh lời và chi phí quản lý 6.5% Đầu vào/ đầu ra

sản phẩm 12%

Chất lượng kinh doanh 5%

Chuỗi cung ứng 7%

Các đối thủ mới 7.5% Đầu tư vào chất lượng cửa hàng 3%

Rào cản gia nhập ngành 4.5% Chính sách tài chính 8% Chính sách tài chính 8% Các chỉ tiêu tài chính 33% Nợ/EBITDA 8.0 % RCF/Nợ 8.0 % EBITDA/Lãi vay 7.0 % FCF/Nợ 3.0 % CFO/Nợ 7.0 % Tổng 100% 100%

Phương pháp tính điểm của Moody's qua 5 bước như sau:

 Bước 1: Từng nhân tố phụ sẽ sẽ được đánh giá theo các hạng mức từ Aaa đến Caa bằng cách so sánh giá trị từng nhân tố phụ của công ty với giá trị chuẩn mà Moody's đưa ra. Nhân tố đó nằm ở hạng mức nào thì sẽ ghi số 1 vào ô tương ứng với nó.

Bảng 1.2: Giá trị tham chiếu của nhân tố doanh thu Nhân tố phụ

(tỷ USD) Aaa Aa A Baa Ba B Caa

Doanh thu >200 75 - 200 25-75 7.5-25 1–7.5 0.375 - 1 < 0.375

Nguồn: Global Retail Industry Moody’s

Ví dụ một doanh nghiệp có doanh thu là 250 tỷ USD thì dựa vào bảng 1.2 doanh nghiệp đó được ghi số 1 vào cột Aaa tương ứng với dòng nhân tố phụ là doanh thu. Thực hiện tương tự cho các nhân tố khác ta thu được kết quả như bảng 1.3 dưới đây:

Bảng 1.3: Bảng chấm điểm các nhân tố xếp hạng

Nhân tố phụ Tỷ

trọng Aaa Aa A Baa Ba B Caa Tính biến động của sản

phẩm bán lẻ 6% 1

Sự đa dạng hoá khu vực

hoạt động 4% 1

Tính thời vụ của dòng tiền

hoạt động kinh doanh 3% 1

Doanh thu 10% 1

Thị phần theo phân khúc

và khả năng cạnh tranh 10% 1 Khả năng sinh lời và chi

phí quản lý 6.5% 1

Chuỗi cung ứng 7% 1 Đầu tư vào chất lượng cửa

hàng 3% 1 Rào cản gia nhập ngành 4.5% 1 Chính sách tài chính 8% 1 Nợ/EBITDA 8,0 % 1 RCF/Nợ 8,0 % 1 EBITDA/Lãi vay 7,0 % 1 FCF/Nợ 3,0 % 1 CFO/Nợ 7,0 % 1 Tổng 100% 0.48 0.3 0.04 0.11 0.05 0.03 0

 Bước 2: Nhân các ô chứa số 1 này với tỷ trọng nhân tố phụ và tính tổng theo từng mức xếp hạng Aaa – Caa như bảng 1.3

 Bước 3: Điều chỉnh theo trọng số ứng với từng hạng mức

Các nhân tố phụ nằm trong mức từ Ba trở xuống thì trọng số của hạng mức sẽ càng cao (1.5, 2.8, 3). Sự điều chỉnh mang tính thận trọng này làm cho sự sụt giảm trong nhân tố này không thể bù đắp được bởi sự gia tăng của nhân tố khác, nhằm phân biệt tốt hơn nhóm đầu tư và không đầu tư

 Bước 4: Điều chỉnh điểm số ở bước 3 thành tỷ lệ phần trăm trên tổng điểm của các hạng mức

 Bước 5: Nhân % điểm số ở bước 4 với giá trị điều chỉnh thang đo để điều chỉnh sang thang đo của Moody's, chúng ta có tổng điểm là 4.4 như trong bảng 1.4. So với bảng 1.5 thì doanh nghiệp này được xếp hạng Aa

Bảng 1.4: Bảng tổng hợp điểm số của doanh nghiệp sau khi điều chỉnh

Aaa Aa A Baa Ba B Caa

Tổng điểm được đánh giá

(bước 2) 0.48 0.3 0.04 0.11 0.05 0.03 0

Trọng số điều chỉnh 1.0 1.0 1.0 1.0 1.5 2.8 3.0 Tổng điểm có trọng số điều

chỉnh (bước 3) 0.48 0.30 0.04 0.11 0.08 0.08 0 Điểm số tính theo tỷ lệ % so

với tổng điểm (bước 4) 0.44 0.27 0.04 0.10 0.07 0.08 0 Giá trị điều chỉnh thang đo 1 3 6 9 12 15 18 Điểm số cuối cùng (bước 5) 0.44 0.82 0.22 0.92 0.83 1.17 0

Bảng 1.5: Thang điểm trong ngành bán lẻ của Moodys

Nguồn: Global Retail Industry Moody’s

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Ứng dụng kỹ thuật logic mờ trong xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)