Các toán tử tập mờ bao gồm bù, giao, hợp, tích hợp, các toán tử này được xây dựng qua các hàm tương ứng. Cho X,Y là hai tập mờ trên không gian nền A, có các hàm thành viên tương ứng là μX, μY:
Phép hợp hai tập mờ : X∪Y
+ Theo luật Max: μX∪Y(A) = Max{ μX(A) , μY(A) } (1.45) Hình 1.4a: Phân bố Normal Hình 1.4b: Phân bố Lognormal
+ Theo luật Sum: μX∪Y (A) = Min{ 1, μX(A) + μY(A) } (1.46) + Tổng trực tiếp: μX∪Y (A) = μX(A) + μY(A) - μX(A).μY(A) (1.47)
Phép giao hai tập mờ : X∩Y
+ Theo luật Min μX∪Y (A) = Min{ μX(A) , μY(A) } (1.48) + Theo luật Lukasiewicz μX∪Y(A) = Max{0, μX(A)+μY(A)-1} (1.49) + Theo luật Prod μX∪Y(A) = μX(A).μY(A) (1.50)
Phép bù tập mờ : μ Xc(A) = 1- μX(A) (1.51)
Toán tử tích hợp: nhằm tích hợp nhiều tập hợp mờ thành một tập mờ duy
nhất. Ví dụ: đánh giá kết quả học tập của học sinh ở mỗi học kỳ, mỗi học kỳ học sinh học nhiều môn, mỗi môn được đánh giá bởi 1 điểm số, điểm số này có thể được mờ hóa bởi các tập mờ như giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Một toán tử tích hợp sẽ tích hợp các tập mờ của mỗi môn để có được tập mờ duy nhất đánh giá trung bình cả học kỳ của học sinh. Toán tử tích hợp cho n tập mờ định bởi hàm h sau:
h: [0, 1]n [0,1]
Khi tích hợp n tập mờ A1, A2,…An trên tập tổng X bởi hàm tích hợp h, ta được tập mờ tích hợp A trên X với hàm thành viên định bởi:
μA(x) = h (μA1(x), μA2(x),…, μAn(x)), x ∈ X (1.52) Hàm trung bình tổng quát có dạng thức như sau:
ℎ𝛼 (𝑎1, 𝑎2, … 𝑎𝑛) = (𝑎1 𝛼 + 𝑎𝑛 𝛼
𝑛 )
1
𝛼 , 𝛼 𝜖 𝑅, 𝛼 ≠ 0 (1.53) Hình 1.5: Luật hợp hai tập mờ
1.7 Các nghiên cứu trước đây
Từ khi được Zadeh công bố năm 1965, lý thuyết logic mờ phát triển rất nhanh và đa dạng. Được áp trong hầu hết các ngành kỹ thuật và trong những năm gần đây, một số nghiên cứu ứng dụng lý thuyết logic mờ vào kỹ thuật ra quyết định, giải quyết các bài toán tồn kho, ứng dụng trong giáo dục đào tạo,… đã được tiến hành làm mở rộng thêm phạm vi ứng dụng của lý thuyết này. Riêng lĩnh vực tài chính- ngân hàng, việc ứng dụng kỹ thuật logic mờ còn chưa phổ biến. Hiện tại, ở Việt Nam có một công trình nghiên cứu trong lĩnh vực này là “Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam: sử dụng lý thuyết mờ” của tác giả Võ Hồng Đức và Nguyễn Đình Thiên đã được công bố trên Tạp chí Phát triển Kinh tế (số 269). Đề tài này đã xây dựng được 34 chỉ tiêu tài chính và
tiến hành XHTN doanh nghiệp theo hướng tiếp cận định lượng trên cơ sở lý thuyết logic mờ. Tuy nhiên, đề tài vẫn còn một số điểm chưa phù hợp:
- Chưa xây dựng được chuẩn tính điểm cho từng chỉ tiêu
- Thang đo xếp hạng mang tính cố định, không thể hiện được sự cập nhật phù hợp với các biến động của doanh nghiệp trên thị trường.
Kết luận chương 1:
Chương 1 đã khái quát và hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về XHTN doanh nghiệp và kỹ thuật logic mờ:
- Khái niệm về XHTN.
- Mục đích của xếp hạng tín nhiệm đối với các bên tham gia.
- Quy trình xếp hạng tín nhiệm.
- Hệ thống chỉ tiêu định lượng được sử dụng để làm căn cứ xếp hạng.
- Phương pháp XHTN doanh nghiệp của một số tổ chức tiêu biểu trên thế giới.
- Tổng quan về logic mờ, hàm thành viên tập mờ và toán tử tập mờ
Những nội dung lý luận trong chương 1 tạo lập cơ sở lý thuyết để vận dụng vào việc xác định bộ chỉ tiêu ở chương 2, “Ứng dụng kỹ thuật logic mờ xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp”.
CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG KỸ THUẬT LOGIC MỜ XẾP HẠNG TÍN NHIỆM DOANH NGHIỆP
2.1 Thực trạng hoạt động xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Việt Nam
Ở nhiều nước trên thế giới, các ngân hàng được hỗ trợ rất nhiều từ các tổ chức xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp và có uy tín thì các NHTM Việt Nam vẫn còn thiếu yếu tố này. Ở Việt Nam hiện có một số tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập như: Trung tâm thông tin tín dụng (CIC), công ty thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam (Vietnamcredit) và trung tâm đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp (CRVC). Bên cạnh đó, mỗi ngân hàng đều có hệ thống XHTN nội bộ của mình. Để tìm hiểu rõ hơn về phương pháp xếp hạng đang được áp dụng tại Việt Nam, đề tài tiến hành lược khảo ba tổ chức tiêu biểu là BIDV, Agribank và CIC như sau:
2.1.1Phương pháp xếp hạng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc thực hiện chấm điểm khách hàng. Trong việc xếp hạng các khoản vay của khách hàng doanh nghiệp, BIDV sử dụng kết hợp các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính để đánh giá. Các chỉ tiêu tài chính được đánh giá dựa theo hướng dẫn của NHNN, các chỉ tiêu phi tài chính được sử dụng bổ sung cho các chỉ tiêu tài chính để tránh ảnh hưởng chủ quan trong quá trình đánh giá và hoạt động XHTN doanh nghiệp được thực hiện theo hướng dẫn chi tiết trong sổ tay hướng dẫn chấm điểm hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV. Mỗi chỉ tiêu sẽ có 5 khoảng giá trị 20-40-60-80-100 và tuỳ theo mức độ quan trọng mà mỗi nhóm chỉ tiêu, chỉ tiêu sẽ có trọng số khác nhau. Tính tổng điểm của các chỉ tiêu đã được nhân trọng số tương ứng sẽ có được điểm của doanh nghiệp được XHTN (BIDV, 2011).
Doanh nghiệp được phân loại theo quy mô dựa trên 3 nhân tố là:
Vốn chủ sở hữu
Số lượng lao động
Doanh thu thuần
Mỗi nhóm quy mô sẽ được chấm điểm theo hệ thống gồm 14 chỉ tiêu tài chính và 5 nhóm chỉ tiêu phi tài chính như sau:
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính của BIDV
Chỉ tiêu Công thức tính
I Chỉ tiêu thanh khoản
1 Khả năng thanh toán hiện
hành = Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn
2 Khả năng thanh toán
nhanh = (Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn 3 Khả năng thanh toán tức
thời = Tiền và các khoản tương đương tiền/ Nợ ngắn hạn
II Chỉ tiêu hoạt động
4 Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần/ Tài sản ngắn hạn bình quân 5 Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho bình quân 6 Vòng quay các khoản phải
thu = Doanh thu thuần/ Các khoản phải thu bình quân 7 Hiệu suất sử dụng tài sản
cố định
= Doanh thu thuần/ Giá trị còn lại của TSCĐ bình quân
III Chỉ tiêu đòn cân nợ
8 Tổng nợ phải trả/ Tổng tài
sản = Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản 9 Nợ dài hạn/ Vốn chủ sở
hữu = Nợ dài hạn/ Vốn chủ sở hữu
IV Chỉ tiêu thu nhập
10 Lợi nhuận gộp/ Doanh thu thuần
= Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ/ Doanh thu thuần
11 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/ Doanh thu
= (Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh - Thu nhập thuần từ hoạt động tài chính + Chi phí cho hoạt
Chỉ tiêu Công thức tính
thuần động tài chính)/ Doanh thu thuần 12 Lợi nhuận sau thuế/ Vốn
chủ sở hữu bình quân = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu bình quân 13 Lợi nhuận sau thuế/ Tổng
tài sản bình quân = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân
14
(Lợi nhuận trước thuế và Chi phí lãi vay)/ Chi phí lãi vay
= (Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay)/ Chi phí lãi vay
Nguồn: Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam
Thông tin phi tài chính sẽ được sắp xếp thành 5 nhóm chỉ tiêu như trong bảng A.1 (phụ lục A)
Nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính có trọng số thay đổi tuỳ thuộc vào báo cáo tài chính như bảng 1.8:
Bảng 2.2: Trọng số các chỉ tiêu xếp hạng của BIDV
Chỉ tiêu BCTC được kiểm toán BCTC chưa được kiểm toán
Các chỉ tiêu tài chính 35% 30%
Các chỉ tiêu phi tài chính 65% 70%
Nguồn: Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam
Các nhóm chỉ tiêu tài chính có trọng số khác nhau như bảng 2.3: Bảng 2.3: Trọng số các chỉ tiêu tài chính của BIDV
Chỉ tiêu Trọng số
Chỉ tiêu thanh khoản 23%
Chỉ tiêu hoạt động 27%
Chỉ tiêu đòn cân nợ 25%
Chỉ tiêu thu nhập 25%
Nguồn: Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam
ba nhóm là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, và doanh nghiệp khác như bảng 2.4:
Bảng 2.4: Trọng số chỉ tiêu phi tài chính theo loại hình doanh nghiệp của BIDV
Chỉ tiêu phi tài chính DN Nhà nước DN có vốn đầu
tư nước ngoài DN khác
Khả năng trả nợ từ lưu
chuyển tiền tệ 6% 7% 5%
Trình độ quản lý 25% 20% 28%
Quan hệ với Ngân
hàng 40% 40% 37%
Các yếu tố bên ngoài 17% 17% 11%
Các đặc điểm hoạt
động 12% 16% 10%
Nguồn: Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam
Sau khi có được tổng điểm đã tính trọng số, doanh nghiệp sẽ được XHTN căn cứ theo bảng xếp hạng gồm 10 mức dưới đây:
Bảng 2.5: Các mức xếp hạng tín nhiệm của BIDV
Loại Điểm Cấp tín dụng Nhóm
nợ
AAA 95-100 Khả năng trả nợ đặc biệt tốt
1 AA 90-94 Khả năng trả nợ rất tốt
A 85-89 Khả năng trả nợ tốt
BBB 75-84
Có khả năng trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên sự thay đổi bất lợi của các yếu tố bên ngoài có thể tác động giảm khả năng trả nợ.
2 BB 70-74
Có ít nguy cơ mất khả năng trả nợ. Đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn có thể tác động giảm khả năng trả nợ.
B 65-69 Có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ.
3 CCC 60-64
Đang bị suy giảm khả năng trả nợ. Trong trường hợp có các yếu tố bất lợi xảy ra thì nhiều khả năng sẽ không trả được nợ.
CC 55-59 Đang bị suy giảm nhiều khả năng trả nợ.
C 35-54 Đang thực hiện các thủ tục phá sản hoặc các động thái tương tự nhưng việc trả nợ vẫn được duy trì. 4 D <35 Mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra. 5
Nguồn: Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam
2.1.2 Phương pháp xếp hạng của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (AGRIBANK)
Khách hàng doanh nghiệp của Agribank được chấm điểm bằng phương pháp đánh giá các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính.
Bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính được xây dựng trên cơ sở 33 ngành đã được xác định sẵn phù hợp với đặc thù hoạt động và cơ cấu tín dụng của Ngân hàng. Ứng với mỗi ngành có một bộ chỉ tiêu chấm điểm khách hàng doanh nghiệp.
Mỗi bộ chỉ tiêu gồm 60 chỉ tiêu: 14 chỉ tiêu tài chính và 46 chỉ tiêu phi tài chính (Agribank, 2011)
Thang điểm tài chính: 100 Thang điểm phi tài chính: 100
(2.1) Điểm của khách hàng = Điểm các chỉ tiêu tài chính năm x Trọng số phần tài chính năm + Điểm các chỉ tiêu tài chính quí x Trọng số phần tài chính quí + Điểm các chỉ tiêu phi tài chính x Trọng số phần phi tài chính
Trọng số của nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính phụ thuộc vào báo cáo tài chính quý và báo cáo tài chính năm của khách hàng có được kiểm toán hay không được kiểm toán. Cụ thể như trong bảng 2.6
Bảng 2.6: Trọng số của nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của Agribank
Chỉ tiêu
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Quý I Quý II Quý III Quý IV
Có kiểm toán Không kiểm toán Có kiểm toán Không kiểm toán Có kiểm toán Không kiểm toán Có kiểm toán Không kiểm toán Các chỉ tiêu TC năm 35% 30% 28% 23% 23% 18% 35% 30% Các chỉ tiêu tài chính quý 0% 0% 10% 10% 15% 15% 0% 0% Các chỉ tiêu phi tài chính 65% 65% 62% 62% 62% 62% 65% 65%
Nguồn: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam
Xác định quy mô
Việc xác định quy mô được hệ thống tự tính và dựa vào 4 thông tin, gồm: - Vốn chủ sở hữu
- Số lượng lao động - Doanh thu thuần - Tổng tài sản
Bộ chỉ tiêu tài chính: gồm 14 chỉ tiêu thuộc 4 nhóm: chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu cân nợ và chỉ tiêu thu nhập (tương tự như của BIDV)
Mỗi chỉ tiêu sẽ có 5 khoảng giá trị (20-40-60-80-100) tương ứng với ngành nghề và quy mô của doanh nghiệp.
Bộ chỉ tiêu phi tài chính:
Thông tin phi tài chính sẽ được sắp xếp thành 5 nhóm chỉ tiêu sau:
Trình độ quản lý và môi trường nội bộ
Quan hệ với Ngân hàng
Các nhân tố bên ngoài
Các đặc điểm hoạt động khác
Trọng số của các chỉ tiêu phi tài chính được qui định theo hình thức sở hữu doanh nghiệp và tình trạng quan hệ tín dụng của khách hàng với Agribank, đã có quan hệ tín dụng hay là doanh nghiệp mới chưa có quan hệ tín dụng (Bảng A2 và A3, phụ lục A).
Tổng điểm của doanh nghiệp sau khi đã tính trọng số theo công thức (2.1), sẽ dựa theo bảng 2.7 để XHTN doanh nghiệp
Bảng 2.7: Các mức xếp hạng của Agribank
Nguồn: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam
2.1.3 Phương pháp xếp hạng của CIC
Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước (CIC) thực hiện xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp theo hướng dẫn của NHNN, cung cấp thông tin cho NHNN, các TCTD, các doanh nghiệp khi có yêu cầu. CIC có một lượng lớn thông tin tài chính của các doanh nghiệp qua các năm, nên việc phân tích, xếp hạng chủ yếu dựa
Điểm đạt được Xếp hạng Nhóm nợ 90-100 AAA 1 80-<90 AA 73-<80 A 70-<73 BBB 2 63-<70 BB 60-<63 B 3 56-<60 CCC 53-<56 CC 44-<53 C 4 < 44 D 5
vào các chỉ tiêu tài chính. Quy trình XHTN của CIC gồm các bước cơ bản như sau:
Xác định ngành kinh tế
CIC phân loại doanh nghiệp theo 8 ngành kinh tế cơ bản (như bảng A.2 trong phụ lục A), có tính bao quát cả nền kinh tế, mỗi ngành có sự khác biệt về cơ cấu chi phí, chu kỳ kinh doanh, khả năng sinh lời,…
Để xác định doanh nghiệp thuộc ngành nào trong 8 ngành trên, CIC căn cứ vào hoạt động kinh tế được ghi trong ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi ngành nghề có một bộ tiêu chuẩn riêng tương ứng với quy mô doanh nghiệp
Xác định quy mô doanh nghiệp
CIC xác định quy mô doanh nghiệp dựa vào 4 tiêu chí:
Nguồn vốn kinh doanh
Số lượng lao động
Doanh thu thuần
Nộp ngân sách Nhà nước: bao gồm các loại thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách theo quy định của Nhà nước
Dựa vào thang điểm tính điểm cho từng nhân tố (được trình bày ở bảng A.3, phụ lục A), tổng điểm của các nhân tố là điểm xác định quy mô doanh nghiệp. Quy mô doanh nghiệp được phân thành lớn, vừa và nhỏ :
Từ 70-100 điểm: quy mô lớn.
Từ 30-69 điểm: quy mô trung bình (vừa)
Dưới 30 điểm: quy mô nhỏ
Các chỉ tiêu tài chính
Các chỉ tiêu tài chính bao gồm bốn nhóm và mỗi chỉ tiêu có trọng số khác nhau như bảng 2.8 dưới đây:
Bảng 2.8: Bảng chỉ tiêu tài chính, trọng số, thang điểm xếp loại của CIC
Các chỉ tiêu Trọng số Thang điểm xếp hạng
A B C D Sau D Các chỉ tiêu thanh khoản
1. Khả năng thanh toán ngắn hạn 2 5 4 3 2 1
2. Khả năng thanh toán nhanh 1 5 4 3 2 1
Các chỉ tiêu hoạt động
3.Luân chuyển hàng tồn kho 3 5 4 3 2 1